Nhiều người cho rằng đồ nếp có tính nóng, có thể khiến các vết thương hoặc mụn nhọt bị mưng mủ và lâu lành hơn. Vậy sự thật ra sao? Bị mụn có nên ăn nếp không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Oeneva.com để có câu trả lời nhé!
Đồ nếp là gì?
Đồ nếp là tên gọi chung của các món được chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, bánh tét, bánh nếp, bánh trôi,…
Nhiều người quan niệm rằng ăn đồ nếp sẽ giúp no lâu. Tuy nhiên thực tế không hẳn vậy. Theo chuyên gia, trong 100g gạo nếp có 344 kcal, trong khi đó lượng gạo tẻ tương đương sẽ có 350 kcal. Nhưng do đặc tính gạo nếp khi nấu chín sẽ dẻo và dính nên bị nén xuống, còn cơm tẻ sẽ tơi và ít dính hơn. Do đó, nếu cho 2 loại cơm nếp và tẻ ra bát với lượng đầy ngang nhau thì thực tế cơm nếp sẽ nhiều hơn. Và đương nhiên ăn lượng nhiều hơn sẽ no lâu hơn.
Ngoài ra, trong gạo nếp có chứa các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin E, protein, sắt, canxi, kali, phốt pho, chất xơ và một số chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, khi dùng để chế biến xôi và một số món ăn khác chúng còn được kết hợp với thịt, các loại đậu,… Điều này khiến đồ nếp càng trở nên thơm ngon, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy mà chúng được rất nhiều người ưa chuộng.
Thế nhưng theo chuyên gia ta không nên ăn đồ nếp quá thường xuyên. Cụ thể, trong gạo nếp có chứa amylopectin, giúp tăng độ dẻo, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến đầy hơi, trướng bụng.
Bị mụn có nên ăn nếp không?
Theo quan điểm Đông y, nếp có tính ôn ấm, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị nóng trong. Do vậy những người có thể chất thiên nhiệt, đàm nhiệt hoặc đang mắc phải các chứng bệnh như sốt, ho có đờm, vàng da, trướng bụng,… không nên sử dụng.
Vậy bị mụn có nên ăn nếp không? Việc ăn đồ nếp có thể khiến cơ thể bị sinh nhiệt, tạo điều kiện cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tình trạng mụn thêm nghiêm trọng. Ngoài ra, chúng cũng khiến những tổn thương da do mụn lâu lành hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm, dẫn tới hình thành sẹo thâm, sẹo xấu. Như vậy, khi bị mụn ta nên hạn chế ăn đồ nếp.
Đọc thêm: Bị mụn có nên ăn bánh mì hay không?
Bị mụn nên ăn gì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng có khả năng tác động nhất định đến làn da, đặc biệt là da mụn. Do vậy, khi bị mụn bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, đồng thời tránh xa các thực phẩm có thể khiến da bị kích ứng, thúc đẩy phản ứng viêm.
Những thực phẩm nên ăn bao gồm:
Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi rất giàu omega-3 – acid béo có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da, từ đó hỗ trợ giảm mụn.
Rau xanh: Rau xanh rất giàu chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, đồng thời hỗ trợ kiểm soát đường huyết, từ đó giúp giảm viêm và giảm mụn.
Quả mọng: Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi, nho… là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Thường xuyên bổ sung các loại trái cây này sẽ giúp củng cố hàng rào bảo vệ da, kích thích phục hồi tổn thương, đem lại làn da khỏe mạnh, hồng hào hơn.
Sữa chua: Sữa chua rất giàu probiotic, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, probiotic cũng được chứng minh có thể hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
Song song với đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng một số thực phẩm như:
Thịt đỏ: Thịt đỏ có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể nên khi ăn vào có thể khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra lượng protein quá cao trong các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt trâu,… sẽ làm tăng nguy cơ để lại sẹo.
Thức ăn nhanh: Các loại thức ăn nhanh thường được nêm nếm nhiều muối, phụ gia và sử dụng nhiều dầu mỡ trong quá trình chế biến. Theo nghiên cứu, chúng không chỉ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mà còn khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Đồ ăn cay nóng: Các món ăn cay có thể gây nóng trong, khiến tiết nhiều mồ hôi và dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Ngoài ra, chúng cũng cũng góp phần kích thích phản ứng viêm, làm mụn xuất hiện nhiều hơn.
Đọc thêm: Bị mụn có ăn tôm được không?
Đồ ngọt: Ta cũng cần tránh xa các loại bánh kẹo, nước ngọt nếu đang bị mụn bởi chúng có thể làm lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng. Điều này làm nồng độ insulin tăng lên, khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn, tăng nguy cơ nổi mụn.
Rượu bia, cà phê: Rượu bia, cà phê có thể khiến gan – thận phải hoạt động nhiều hơn, đồng thời làm ảnh hưởng đến nội tiết bên trong cơ thể, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Bên cạnh việc tránh ăn đồ nếp, bổ sung dinh dưỡng khoa học, để cải thiện tình trạng mụn trên da bạn cũng cần kết hợp xây dựng lối sống lành mạnh, vệ sinh – chăm sóc da đúng cách. Tham khảo thêm: Tuyệt chiêu chăm sóc da mụn nhạy cảm.