Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số yếu tố cụ thể có thể liên quan đến các vị trí mọc mụn trên khuôn mặt. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này cũng như các biện pháp phòng ngừa và cải thiện.
Nội dung bài viết

1. Các vị trí mọc mụn trên mặt và yếu tố ảnh hưởng
Một số vùng trên mặt có thể dễ bị nổi mụn hơn do các yếu tố khác nhau. Hãy cùng xem nguyên nhân nổi mụn tại một số vị trí trên khuôn mặt và giải pháp khắc phục nhé.
1.1. Mụn quanh chân tóc

Mụn quanh chân tóc cũng là một loại mụn trứng cá. Các sản phẩm dầu gội đầu thường có chứa Pomade – một loại gốc dầu khoáng, có tác dụng giữ dầu hoặc bã nhờn trong nang tóc không bị thoát ra ngoài, giảm hình thành gàu. Tuy nhiên, lượng dầu nhờn trong nang tóc có thể gây tắc nghẽn tại chính chân tóc, hình thành mụn.
Do đó, khi bạn thường xuyên thấy mụn nổi dọc theo chân tóc, hãy tìm hiểu xem dầu gội đầu bạn đang dùng có chứa Pomade không, bạn có thể cần giảm tần suất sử dụng hoặc đổi sang một loại khác.
Ngoài Pomade, một số thành phần khác trong các sản phẩm làm mượt tóc cũng có thể gây mụn trứng cá. Các thành phần đó là:
- Cyclopentasiloxane
- Dimethicone
- PVP/ DMAPA
- Acrylates, silicon, panthenol
- Quaternium – 70
- Dầu, bơ cacao…
Giải pháp khắc phục:
- Sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu không kích ứng, không chứa bơ cacao, phẩm màu, hắc ín…
- Thử dùng các loại dầu gội không chứa silicone
- Xả sạch bằng nước sau khi gội đầu.
1.2. Mụn quanh vùng thái dương
Khi các sản phẩm dầu hoặc sáp dưỡng tóc lan da vùng mặt, chủ yếu là đường chân tóc và vùng thái dương, chúng có thể gây bít lỗ chân lông, làm xuất hiện mụn trứng cá. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cần làm sạch các sản phẩm này, hoặc không để chúng tiếp xúc với da mặt.
Giải pháp khắc phục:
- Dùng tay hoặc khăn che mặt khi sử dụng các dạng keo xịt tóc hoặc dầu gội khô.
- Xả sạch bằng nước sau khi gội đầu.
- Sử dụng các sản phẩm có công thức đơn giản, tránh các thành phần trị gàu, làm mượt tóc (nếu có thể).
1.3. Mụn ở trán và mũi (vùng chữ T)

Tâm trạng và giấc ngủ có ảnh hưởng đến mụn trứng cá. Theo các nghiên cứu(1), (2), những người căng thẳng mức độ cao, thức dậy mệt mỏi có khả năng nổi mụn ở vùng chữ T nhiều hơn bình thường.
Để cải thiện stress, bạn có thể thử thiền, nghe nhạc hoặc tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Nhờ vậy, bạn sẽ có một giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
Vi khuẩn, dầu nhờn cũng có thể là một nguyên nhân gây mụn ở vùng này. Bạn nên tránh chạm tay lên trán, mũi và cân nhắc sử dụng các sản phẩm giúp kiềm dầu trong trường hợp cần thiết.
Giải pháp khắc phục:
- Thư giãn, tập thiền, yoga.
- Ngủ đủ giấc.
- Không chạm tay lên mặt.
- Cân nhắc các sản phẩm giúp hạn chế dầu nhờn (acid salicylic).
- Mụn ẩn ở trên trán phải làm sao?
- Tại sao nâng mũi xong bị nổi mụn?
1.4. Mụn trên má

Điện thoại di động thường chứa rất nhiều vi khuẩn, bao gồm cả E. coli hay P. acnes. Khi bạn cầm điện thoại lên mặt, những vi khuẩn đó rất dễ lây sang da, gây nhiều mụn hơn. Vỏ gối, chăn bẩn và thói quen sờ tay lên mặt cũng có thể là nguyên nhân khiến mụn mọc trên má.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần thường xuyên vệ sinh điện thoại thông minh bằng khăn sạch hoặc loại khăn khử trùng. Nếu bạn hay phải gọi điện, hãy cân nhắc sử dụng các loại tai nghe. Bạn cũng cần thay, giặt vỏ gối 2 – 4 lần mỗi tháng.
Giải pháp khắc phục:
- Lau sạch điện thoại thường xuyên.
- Không mang theo điện thoại vào phòng tắm, nhà vệ sinh.
- Thay, giặt vỏ gối hàng tuần.
1.5. Mụn ở cằm và đường viền hàm

Mụn ở cằm và đường viền hàm thường liên quan tới sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là dư thừa Androgen. Lượng hormone tăng cao sẽ kích thích quá mức các tuyến dầu nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Sự gia tăng này thường xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt hoặc bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai.
Sự mất cân bằng hormone cũng liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống, hay nói đúng hơn là sức khoẻ đường ruột. Các loại thực phẩm giàu Carbohydrat hay sữa có thể kích thích đường ruột, làm tăng lượng hormone, dẫn đến xuất hiện mụn ở vùng cằm và đường viền hàm.
Giải pháp khắc phục:
- Xem xét lại chế độ ăn uống.
- Kiểm soát các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
- Đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.
2. Cách điều trị

Mặc dù mụn trứng cá ở từng vị trí có thể do những nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng chung các biện pháp dưới đây để điều trị.
Kem bôi
Một số loại kem bôi tại chỗ có thể làm giảm mụn trứng cá bằng cách chống lại vi khuẩn, viêm nhiễm và dầu thừa – các nguyên nhân bên ngoài gây mụn.
Các loại kem bôi trị mụn không kê đơn thường chứa một số thành phần sau:
- Benzoyl peroxide: Chống lại vi khuẩn P. acnes.
- Retinoids tại chỗ: Giúp giảm lượng dầu thừa trên mặt, thông thoáng lỗ chân lông. Ví dụ: gel Adapalene (Differin 0,1%).
- Acid salicylic: Chủ yếu giúp làm thông thoáng lỗ chân lông.
Kháng sinh
Đối với mụn trứng cá trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một đợt kháng sinh, nhằm chống viêm, kháng khuẩn. Các kháng sinh có thể dùng tại chỗ hoặc theo đường uống. Một số kháng sinh phổ biến là các Macrolide (Clarithromycin, Azithromycin), Tetracycline (Minocyclin, Doxycyclin).
Isotretinoin
Isotretinoin, hay Accutane, là một loại thuốc chuyên dùng để điều trị mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, do các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định và sự giám sát của nhân viên y tế. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà liệu trình Isotretinoin thường kéo dài 4 – 5 tháng.
Thuốc cân bằng nội tiết
Bằng việc giảm hormone Androgen – yếu tố gây tăng sản xuất bã nhờn, thuốc tránh thai kết hợp cũng thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố. Có một số loại thuốc tránh thai đã được chấp thuận để điều trị mụn trứng cá, điển hình là Ortho Tri-cyclen, Estrostep, Yaz…
3. Một số biện pháp phòng ngừa
Để hạn chế tối đa mụn ở tất cả các vị trí trên khuôn mặt, bạn cần chú ý 4 điều sau:
Rửa mặt
Bạn hãy rửa mặt một hoặc hai lần mỗi ngày bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có mùi và nước ấm. Sau khi tập thể dục hoặc đổ mồ hôi, bạn cũng nên làm sạch qua da mặt bằng nước mát để loại bỏ bụi bẩn và cấp ẩm. Các sản phẩm dưỡng da tốt nhất nên không chứa dầu và không gây dị ứng để ngăn ngừa mụn trứng cá một cách hiệu quả.
Hỏi đáp: Nên rửa mặt với nước ấm hay nước mát?
Tránh chạm vào mặt
Bạn cần tránh chạm vào mặt thường xuyên để hạn chế ma sát gây kích ứng da và lây nhiễm vi khuẩn. Bạn cũng nên giặt sạch và đổi vỏ gối, ga trải giường thường xuyên, khoảng 2 – 4 lần mỗi tháng. Đồng thời, hãy giữ tóc cũng như các sản phẩm chăm sóc tóc chứa dầu hoặc sáp cách xa mặt. Bạn có thể rửa lại mặt sau mỗi lần sử dụng chúng.
Hỏi đáp: Đeo khẩu trang có thể bị lên mụn không?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Việc tiêu thụ các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp có thể giúp chống lại mụn trứng cá(3). Việc hạn chế uống sữa, đặc biệt là sữa tách béo, cũng có thể đem lại tác dụng tương tự(4).
☛ Xem thêm: Bị mụn có nên ăn thịt bò không?
Chế độ sinh hoạt khoa học
Các hoạt động thư giãn thường xuyên có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa nổi mụn(5). Để giảm căng thẳng, bạn nên thực hiện một số hoạt động trước khi ngủ như thiền, yoga hay vận động nhẹ nhàng. Hãy cố gắng ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để hạn chế nổi mụn bạn nhé.
4. Oeneva – cải thiện tình trạng mụn từ sâu bên trong
Mọi vị trí mụn trên mặt đều có thể phòng ngừa bằng việc tác động từ sâu bên trong. Để làm được điều đó, bạn có thể bắt đầu với viên uống cân bằng nội tiết Oeneva.

Với thành phần chính dầu hoa anh thảo Oenothera, dầu hạt lanh, vitamin E và alpha lipoic acid (ALA), Oeneva là giải pháp toàn diện và an toàn nhất trên thị trường hiện nay với các tác dụng:
- Cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt.
- Giúp phòng và điều trị mụn trứng cá, thâm mụn.
- Giúp da sáng khỏe, căng sáng mụn màng.
- Tái tạo và trẻ hóa làn da.
- Cải thiện các triệu chứng do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ: tóc khô xơ, yếu sinh lý.
Nhờ vậy, Oeneva đã trở thành sản phẩm không thể thiếu hàng ngày của nhiều chị em phụ nữ từ 15 đến 40 tuổi, giúp chị em giải quyết các vấn đề về mụn trứng cá, lão hóa da, cũng như các vấn đề về sức khỏe, sinh lý.
Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm về sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva cũng như giải đáp thắc mắc về tình trạng mụn trứng cá, thâm, sẹo mụn cũng như các vấn đề sinh lý, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1190 để kết nối với Dược sĩ một cách nhanh chóng nhất.
Để đặt mua sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva, bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
- https://www.medicaljournals.se/acta/content/html/10.2340/00015555-0231
- https://www.medicaljournals.se/acta/content/html/10.2340/00015555-1998
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12472346
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17083856
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/6224928