Thiếu hụt hay dư thừa nội tiết tố estrogen khiến cho nhiều chị em phụ nữ đau đầu và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, Oeneva sẽ cùng các bạn tìm hiểu về tình trạng thừa nội tiết tố estrogen và cách giảm nội tiết tố estrogen tự nhiên tại nhà.
Nội dung bài viết
1. Estrogen là gì? Vai trò của estrogen?
Trước khi tìm hiểu về tình trạng thừa nội tiết tố estrogen, các bạn hãy cùng Oeneva tìm hiểu qua về loại hormone này nhé.
1.1. Nội tiết tố estrogen là gì?
Estrogen được biết đến như một hormone sinh dục nữ tham gia điều tiết nhiều hoạt động của cơ thể. Cùng với progesterone, hai hormone này đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản của phụ nữ.
Ở tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu tiết ra estrogen trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng đột ngột ở giữa chu kỳ kích hoạt sự giải phóng của nang trứng. Sau đó, khi rụng trứng diễn ra, estrogen giảm xuống. Estrogen đi qua các mạch máu, tiếp xúc với nhiều tế bào trong các mô của cơ thể để đưa ra những thông điệp hoặc chỉ dẫn.
1.2. Vai trò của nội tiết tố estrogen
Estrogen đảm nhận nhiều vai trò trong quá trình hình thành, phát triển và duy trì sức khỏe của nữ giới. Cụ thể gồm có:
- Kích thích sự phát triển của nang trứng.
- Làm dày thành âm đạo và đảm bảo độ acid âm đạo nhằm tránh nhiễm khuẩn, tăng tiết dịch nhầy bôi trơn âm đạo.
- Estrogen giúp phát triển độ dày, thành cơ trong ống dẫn trứng, giúp tinh trùng và trứng dễ dàng gặp nhau.
- Tăng cường và duy trì lớp chất nhầy lót tử cung, tăng kích thước nội mạc tử cung cũng như tăng cường lưu lượng máu, hàm lượng protein và hoạt động của enzyme.
- Phát triển vú trong thời niên thiếu, màu sắc của núm vú và giúp ngừng tiết sữa khi trẻ dừng bú mẹ.
- Làm cho xương nữ giới nhỏ hơn và ngắn hơn, xương chậu rộng hơn, vai hẹp hơn.
- Tăng tích trữ chất béo quanh hông và đùi tạo đường cong trên cơ thể phụ nữ.
- Làm cho thanh quản nhỏ và dây thanh âm ngắn hơn, khiến nữ giới có giọng nói cao hơn nam giới.
2. Thế nào là dư thừa estrogen
Estrogen được phân nào 3 loại gồm: Estrone (E1), Estradiol (E2) và Estriol (E3). Trong đó, estradiol (E2) đóng vai trò quan trọng trong quá trình xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe của nữ giới. Nồng độ hormone này có thể thay đổi theo chu kỳ sinh lý của nữ giới độ tuổi trưởng thành, theo đó một số mức bình thường của E2 gồm:
- Ở pha nang noãn (những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt), nồng độ E2 ở mức 11.3 – 232.3 pg/mL
- Ở thời gian rụng trứng (giai đoạn giúp phụ nữ mang thai), nồng độ E2 nằm trong khoảng 41.1 – 397.4 pg/mL
- Ở pha hoàng thể (giai đoạn cuối chu kỳ kinh nguyệt), nồng độ E2 nằm ở mức 22.3 – 340.3 pg/mL
Khi chỉ số xét nghiệm của bạn cao hơn hoặc thấp hơn những chỉ số trên thì đều là dấu hiệu bất thường của buồng trứng và cơ quan sinh sản khác. Đặc biệt, khi dư thừa estrogen còn là tiền đề gây nên một số bệnh lý có hại cho sức khỏe phụ nữ như:
- Bệnh tuyến giáp
- Bệnh u vú lành tính
- Bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng
- Đột quỵ, đau tim, xuất hiện cục máu đông…
☛ Xem thêm: Rối loạn nội tiết nên đi khám ở đâu?
3. Nguyên nhân gây tình trạng thừa nội tiết tố estrogen
Các nguyên nhân dẫn đến dư thừa nội tiết tố estrogen có thể kể đến như:
- Mất cân bằng các hormone sinh dục: Khi cơ thể giảm sản xuất hormone sinh dục như progesterone hoặc testosterone có thể làm tăng cường sản xuất estrogen.
- Do sử dụng thuốc: Người bệnh sử một một số liệu phát thay thế estrogen để điều trị những triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh có thể đối mặt với những tình trạng dư thừa estrogen. Một số thuốc làm tăng nồng độ hormone này gồm biện pháp tránh thai nội tiết tố, thuốc kháng sinh, thuốc từ thảo dược tự nhiên có khả năng tăng tiết estrogen, thuốc điều trị rối loạn tâm thần như phenothiazine.
- Do một số bệnh lý: Một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe thường đi kèm với dư thừa estrogen có béo phì, khối u buồng trứng, các bệnh lý về gan…
4. Cách giảm nội tiết tố estrogen tự nhiên
Dưới đây là một số biện pháp làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ.
4.1. Các vấn đề ăn uống giúp giảm estrogen
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nồng độ estrogen. Do đó, nếu cơ thể bạn đang đối mặt với tình trạng dư thừa estrogen thì có thể thay đổi chế độ ăn uống theo các gợi ý sau:
4.1.1. Chế độ ăn uống giàu chất xơ
Các nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn giàu chất xơ với nhiều ngũ cốc nguyên hạt, rau củ tươi, trái cây… có thể làm giảm nồng độ estrogen và bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh ung thư liên quan đến estrogen. Khi tăng cường chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày, cơ thể bạn sẽ giảm sự hấp thụ cholesterol (tiền thân của estrogen trong cơ thể) và giảm sự hấp thu estrogen ở ruột kết, tăng cường bài tiết hormone qua phân.
4.1.2. Hạn chế ăn thịt đỏ
Chế độ ăn uống với nhiều thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn… là một trong số những nguyên nhân khiến estrogen tăng cao và gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì do cơ thể sẽ tự động hấp thu và chuyển đổi các mô mỡ dư thừa (chứa cholesterol) thành estrogen.
Một số thực phẩm nên hạn chế để giảm nồng độ estrogen có:
- Thịt đỏ: Các loại thịt bò, thịt chó, thịt dê, thịt cừu…
- Thực phẩm chế biến sẵn: Xúc xích, thịt xông khói, thịt đông lạnh…
Ngoài ra, hạn chế một số đồ ngọt nhân tạo như bánh ngọt, nước có ga hay bột ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng… cũng có thể giúp bạn kiểm soát nồng độ estrogen.
4.1.3. Xây dựng chế độ ăn chay
Thói quen ăn chay, dần loại bỏ thịt động vật trong bữa ăn hằng ngày, thay vào đó là tập trung vào những thực phẩm tự nhiên là một cách đơn giản để cân bằng nồng độ estrogen. Một nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra phụ nữ ăn chay hoặc bán chay có mức estrogen thấp hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Một số loại thực phẩm, rau xanh, trái cây tươi có thể kể đến như dâu tây, việt quất, táo, chuối, khoai tây, khoai lang, cà rốt, hành tây…
4.2. Giảm mỡ thừa trong cơ thể
Giảm mỡ thừa là một trong số những phương án giúp bạn cân bằng nồng độ estrogen, đặc biệt với những người bị thừa cân. Khi cơ thể bạn có nhiều chất béo dư thừa sẽ làm các mô mỡ tăng lượng aromatase, aromatase sẽ biến thành testosterone và thành estrogen, khiến estrogen tăng cao.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Vì sao rối loạn nội tiết gây béo phì? Cải thiện bằng cách nào?
Do đó, việc giảm cân, loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể chính là chìa khóa giúp bạn ngăn ngừa ung thư và giảm nồng độ estrogen. Hãy lập một chế độ luyện tập, vận động phù hợp với một số bộ môn như tập yoga, nhảy aerobic, tập gym, chạy bộ và tập luyện ở mức độ vừa phải để cơ thể dần thích nghi.
4.3. Tránh rượu bia và các chất kích thích
Các thức uống như rượu, bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích chứa caffein… có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể nữ giới. Tùy vào tình trạng sử dụng mà các chất này có thể làm thiếu hụt hoặc dư thừa estrogen. Do đó, việc hạn chế rượu bia và các chất kích thích là việc làm cần thiết để bạn ổn định nội tiết tố nữ và đảm bảo sức khỏe của bản thân.
4.4. Cải thiện căng thẳng, stress
Khi cơ thể bạn thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, stress cũng có thể gây nên tình trạng dư thừa estrogen. Các nghiên cứu đã cho thấy, khi đối mặt với căng thẳng, cơ thể chuyển đổi một lượng lớn progesterone thành cortisol, hormone căng thẳng và sản phẩm phụ của quá trình này là estrogen.
Do đó, chị em hãy có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tìm cho bản thân những công việc xả stress yêu thích để giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh với nồng độ hormone cân bằng.
4.5. Thận trọng khi dùng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen có thể gây ra tác dụng phụ là tăng cường sản xuất và tích trữ estrogen trong cơ thể, khiến estrogen dư thừa. Vì vậy, khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào chị em cần hết sức lưu ý:
- Tiến hành thăm khám, kiểm tra nồng độ nội tiết tố nữ để xác định mức độ thừa, thiếu.
- Chỉ sử dụng thuốc khi được kê đơn và có hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Có sự giám sát, theo dõi, kiểm tra thường xuyên của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc.
☛ Xem thêm: Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì tốt nhất?
Lời kết:
Bài viết trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi liên quan đến cách giảm nội tiết tố estrogen. Trong quá trình tự cân bằng hormone tại nhà, chị em nên phối hợp cân đối, hợp lý các phương pháp để đạt được kết quả nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung dầu hoa anh thảo Oeneva TUỆ LINH – để cung cấp các dưỡng chất giúp cân bằng nội tiết từ bên trong, cho làn da sáng mịn, giảm mụn, mờ thâm nám.
Nguồn tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/277177
- https://my.clevelandclinic.org/health/body/22353-estrogen
- https://www.healthline.com/nutrition/foods-to-lower-estrogen#bottom-line
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22363-high-estrogen