Rối loạn nội tiết xảy ra khi nồng độ nội tiết tố tăng cao hoặc giảm xuống dưới mức bình thường. Tình trạng này có thể gây ra hàng loạt những hệ lụy nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vậy, khi bị rối loạn nội tiết, bạn cần uống thuốc và chú ý những gì? Hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay!
Nội dung bài viết
Rối loạn nội tiết uống thuốc gì?
Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng rối loạn nội tiết mà bạn có thể cần uống một hoặc một vài loại thuốc khác nhau. Dưới đây là những thuốc được sử dụng phổ biến.
Thuốc điều hòa kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện: trễ kinh, rong kinh, chậm kinh,… là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi nữ giới bị rối loạn nội tiết. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây tự ti, bất tiện trong sinh hoạt mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Cách điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt (thuốc tránh thai) với thành phần chính gồm: estrogen và progesterone.
Bằng cách bổ sung một lượng hormone phù hợp, nồng độ nội tiết tố được cân bằng ở mức sinh lý. Qua đó, thúc đẩy hoạt động rụng trứng diễn ra đều đặn đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, giảm mụn và bớt lông trên cơ thể.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này không phù hợp với những người đang mong muốn mang thai và có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, buồn nôn, thay đổi vị giác, chán ăn, tăng cân, giữ nước, chảy máu giữa chu kỳ,….
☛ Thắc mắc: Uống thuốc nội tiết có gây ra tác dụng phụ rong kinh không?
Thuốc thay thế hormone (HRT)
Liệu pháp thay thế hormone thường được chỉ định cho các trường hợp rối loạn nội tiết giai đoạn tiền mãn kinh. Có 2 nhóm thuốc HRT thường gặp gồm:
- Thuốc chứa estrogen và progesterone: Giúp điều trị các triệu chứng như: bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, rụng tóc, rong kinh,….
- Thuốc flibanserin và bremelanotide: Dùng cho nữ giới bị khô hạn, giảm ham muốn và khoái cảm khi quan hệ.
Trong quá trình dùng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, thay đổi huyết áp,… Nếu những triệu chứng này khiến bạn khó chịu, hãy thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh kịp thời.
Thuốc kháng androgen
Androgen là một nhóm hormone nam có ở cả nam giới và nữ giới. Trong trường hợp hormone này được tiết ra nhiều hơn bình thường hoặc mất cân bằng nội tiết tố nữ, bạn có thể gặp phải tình trạng dư thừa androgen. Hệ quả là các đặc tính nam trên cơ thể trở nên nổi trội, như: rậm lông, rụng tóc, mặt mọc lông, mụn trứng cá,…
Để điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc kháng androgen, điển hình như cyproterone hoặc flutamide, dianette, eflornithine,… Những thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của các androgen, từ đó giải quyết tình trạng rậm lông, trứng cá, rụng tóc,…
Một số tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này gồm: bốc hỏa, mệt mỏi, loãng xương, hay lo lắng.
Clomiphene và letrozole
Clomiphene và letrozole được chỉ định cho những trường hợp rối loạn nội tiết do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Hội chứng này gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, gián đoạn quá trình rụng trứng dẫn đến tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.
Clomiphene và letrozole được sử dụng như một liệu pháp thúc đẩy quá trình rụng trứng, giúp tăng tỷ lệ thụ thai. Ngoài ra, để tăng hiệu quả điều trị hiếm muộn, vô sinh trong PCOS, các bác sĩ có thể kết hợp chỉ định tiêm Gonadotropin cho người bệnh.
Levothyroxine
Levothyroxine được chỉ định cho những bệnh nhân suy giáp. Bệnh lý này đặc trưng với tình trạng giảm tiết quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Người bị suy giáp thường gặp phải các triệu chứng như: rụng tóc, ngứa da, khô và bong tróc da,…
Levothyroxin sau khi vào cơ thế có thể chuyển hóa thành hormone T3, giúp cân bằng lại nồng độ hormone tuyến giáp, từ đó khắc phục các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng không mong muốn, phổ biến như: đánh trống ngực, sụt cân, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực,….
Metformin
Rối loạn nội tiết có thể là hậu quả do bệnh tiểu đường gây ra. Tình trạng kháng insulin có thể gây ra bất thường về nồng độ androgen trong cơ thể, dẫn đến phát sinh những đặc tính sinh học của nam giới và hoạt động bất thường của buồng trứng.
Metformin là thuốc được chỉ định trong điều trị tiểu đường typ 2. Ngoài tác dụng kiểm soát nồng độ đường máu, các nghiên cứu cho thấy metformin còn giúp làm giảm nồng độ androgen và kích thích trứng rụng đúng chu kỳ.
Sử dụng metformin trong điều trị có thể khiến người bệnh gặp phải một số tác dụng phụ gồm: chán ăn, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, giảm hấp thu vitamin B12,…
☛ Tham khảo thêm: Các bài thuốc chữa rối loạn nội tiết bằng Đông y
Lưu ý trong quá trình điều trị rối loạn nội tiết
Để quá trình điều trị rối loạn nội tiết có hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Tuân thủ chỉ định điều trị
Tuân thủ chỉ định của bác sĩ là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả điều trị. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần đảm bảo thực hiện đúng các yếu tố sau:
- Dùng đúng thuốc: Người bệnh cần mua đúng loại thuốc đã được kê đơn, bao gồm tên thuốc và liều lượng. Trường hợp không thể mua được, hãy liên hệ bác sĩ trước khi lựa chọn loại thuốc có thành phần tương tự.
- Uống đúng liều: Việc tự ý tăng hoặc giảm liều có thể làm tăng tác dụng phụ hay giảm hiệu quả điều trị bệnh. Vậy nên, người bệnh cần uống thuốc đúng liều, tuyệt đối không tự ý thay đổi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Tuân thủ thời gian: Có những loại thuốc chỉ đáp ứng tốt khi được uống trước hoặc sau bữa ăn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần uống thuốc đúng liệu trình để có hiệu quả tốt nhất.
- Thực hiện đúng cách: Bao gồm các vấn đề như: thuốc đó cần được nhai nát, nuốt nguyên viên, không được dùng cùng loại thuốc nào, chỉ uống cùng nước lọc hay có thể uống cùng sữa,… Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của thuốc. Bởi vậy, hãy tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Thiếu hụt hoặc dư thừa dưỡng chất đôi khi cũng gây ra rối loạn nội tiết. Do đó, các chuyên gia luôn dành lời khuyên về dinh dưỡng cho người bệnh của mình. “Chế độ ăn kiêng hormone” thường được gợi ý cho đa số người bệnh.
Theo các bác sĩ, chế độ ăn kiêng hormone có thể giúp tối ưu hóa các loại hormone như: acetylcholine, cortisol, dehydroepiandrosterone, dopamine, estrogen, acid gamma aminobutyric, GH, insulin, melatonin, progesterone, serotonine, testosterone và hormone tuyến giáp.
Chế độ này thường kéo dài 6 tuần và chia làm 3 giai đoạn giúp thúc đẩy quá trình tự cân bằng nội tiết, cụ thể:
Giai đoạn 1: “Giải độc” cơ thể
Trong giai đoạn này người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm:
- Ngũ cốc chứa gluten.
- Sữa và chế phẩm làm từ sữa bò.
- Các loại mỡ động vật.
- Thực phẩm chứa cồn và cafein.
- Đậu phộng.
- Đường và chất làm ngọt nhân tạo.
- Các loại thịt đỏ.
- Trái cây họ cam, quýt.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:
- Ngũ cốc và tinh bột tự nhiên không chứa gluten.
- Các loại rau, trái cây, các loại hạt (trừ những loại đã liệt kê ở mục trên)
- Thịt gia cầm, cá, trứng.
- Các loại sữa thực vật, sữa dê hoặc sữa cừu.
- Các thực phẩm chống viêm tự nhiên như: nghệ, dầu cá,…
Giai đoạn 2: Khôi phục chế độ ăn
Người bệnh bắt đầu nạp lại từ từ các loại thực phẩm và chú ý phản ứng của cơ thể với những thực phẩm này. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm được xếp vào nhóm “cản trở hormone” cần được kiêng, gồm:
- Xi – rô ngô.
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao.
- Các loại thịt động vật được chăn nuôi bằng thức ăn nhân tạo.
- Cà phê hòa tan.
- Nho khô.
- Đậu phộng.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
- Chất làm ngọt nhân tạo.
- Ngũ cốc tinh chế.
- Các loại thịt đã qua xử lý (như xúc xích, lạp xưởng,…)
Giai đoạn 3: Duy trì
Ở giai đoạn này, người bệnh duy trì những thực phẩm không gây phản ứng xấu cho cơ thể (chọn lọc từ giai đoạn 2). Dựa trên những thực phẩm này để xây dựng chế độ ăn hợp lý và cân đối dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài vấn đề thực phẩm, người bệnh cũng cần lưu ý một số khác như:
- Thay đổi luân phiên và đa dạng các loại thực phẩm, tránh ăn liên tục một loại trong thời gian dài.
- Lựa chọn các loại thực phẩm hữu cơ, có nguồn gốc rõ ràng giúp hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất làm chín.
- Sử dụng dụng cụ an toàn để chế biến món ăn, hạn chế dùng đồ nhựa, đồ thủy tinh kém chất lượng hay các loại chảo chống dính,…
☛ Tìm hiểu thêm: Bị rối loạn nội tiết tố nữ nên uống gì để cải thiện?
Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Theo các chuyên gia, thói quen sống ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Một số lưu ý cho bạn gồm:
- Vận động thường xuyên: Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Điều này giúp quá trình trao đổi và chuyển hóa chất diễn ra thuận lợi, góp phần điều tiết hoạt động của các tuyến nội tiết.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Lấy chỉ số BMI làm chuẩn để xác định trọng lượng cơ thể mình đang ở ngưỡng nào, từ đó điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện hợp lý.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Chú trọng làm sạch những vùng nhạy cảm hoặc nhiều dầu trên cơ thể. Điều này giúp giảm thiểu mức độ ảnh hưởng trên da do rối loạn nội tiết gây ra.
- Lựa chọn sản phẩm tự nhiên: Nên ưu tiên những sản phẩm tẩy rửa, chăm sóc da – tóc có nguồn gốc hữu cơ, hạn chế các sản phẩm chứa hóa chất có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến nội tiết của cơ thể.
Chăm sóc đời sống tinh thần
Tâm lý lo lắng, áp lực kéo dài có thể khiến nồng độ cortisol tăng vọt. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng loạt các rối loạn nội tiết và chuyển hóa khác trong cơ thể. Bởi vậy, nếu đang điều trị rối loạn nội tiết, bạn cần tránh căng thẳng.
Theo các chuyên gia, các bài tập hít thở sâu, yoga và thiền định giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt, giảm cảm giác nóng giận, căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trò chuyện cùng người thân, đọc sách hoặc tham gia các trò chơi vận động giải trí để cải thiện tâm trạng của mình.
Viên uống Oeneva – Liệu pháp tự nhiên điều hòa nội tiết!
Liệu pháp tự nhiên là một trong những yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong điều hòa nội tiết. Trong đó, viên uống Oeneva là giải pháp được nhiều chuyên gia ủng hộ.
Theo đó, Oeneva là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Tuệ Linh với thành phần hoàn toàn tự nhiên gồm: dầu hoa anh thảo, dầu hạt lanh, vitamin E và acid alpha lipoic.
Trong đó, thành phần dầu hoa anh thảo được ví như “chìa khóa” giúp cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết cho chị em từ giai đoạn dậy thì đến tiền mãn kinh bởi:
- Chứa hàm lượng lớn acid gamma linolenic (GLA) là một tiền chất thiết yếu của prostaglandin E1 giúp hạn chế triệu chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng, trầm cảm, bốc hỏa, hay lo lắng.
- Trong đó, GLA còn hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên, ức chế các prostaglandin gây đau tức ngực trong chu kỳ.
- Chứa acid linoleic (LA) kết hợp cùng GLA giúp củng cố hàng rào biểu bì, giảm mất nước qua da, duy trì làn da mịn màng, căng mọng.
- Ngoài ra, hàm lượng LA cao còn tạo ra tác dụng chống viêm, giúp ngăn mụn và giảm tình trạng kích ứng da, sạm, nám.
Dầu hoa anh thảo trong Oeneva kết hợp cùng các thành phần khác như vitamin E, dầu hạt lanh và acid alpha lipoic giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát rối loạn nội tiết, khắc phục các triệu chứng liên quan như: đau bụng kinh, bốc hỏa, mụn trứng cá, tàn nhang, tăng tiết dầu,….
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng góp phần kiểm soát tỷ lệ melanin hắc sắc tố, giúp làm sáng da tự nhiên. Đáng chú ý, việc duy trì sử dụng Oeneva theo đúng liệu trình còn ổn định cấu trúc da, hạn chế các dấu hiệu lão hóa như: đồi mồi, vết chân chim, nếp nhăn,…
Giá tham khảo: 290.000/ sản phẩm
Viên uống Oeneva hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết TẠI ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/hormonal-imbalance#treatment
- https://www.baptisthealth.com/services/womens-care/conditions/hormonal-imbalance
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/321486#treatment
- https://www.healthline.com/health/hormone-diet#What-is-The-Hormone-Diet?