Rửa mặt bằng nước sạch liệu có đủ? Nhiều người, còn quan tâm tới các phương pháp rửa mặt khác như dùng lá trà xanh, bia hay Rửa mặt bằng nước muối sinh lý là cách chăm sóc da được nhiều người áp dụng. Vậy rửa mặt bằng nước muối sinh lý như thế nào? Da mụn có nên rửa mặt bằng nước muối không? Hãy cùng Oeneva.com tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung bài viết
1. Hướng dẫn rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Cách rửa mặt bằng nước muối sinh lý gần như không có gì phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện theo các bước dưới đây:
1.1. Tẩy trang
Việc tẩy trang trước khi rửa mặt sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và kem chống nắng, lớp trang điểm (nếu có). Điều này sẽ giúp da được làm sạch hiệu quả hơn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông.
Bạn chỉ cần thấm nước hoặc dầu tẩy trang phù hợp vào bông chuyên dụng, nhẹ nhàng lau khắp mặt, lớp trang điểm và bụi bẩn sẽ được loại bỏ nhanh chóng.
1.2. Rửa mặt bằng nước ấm
Sau khi tẩy trang, hãy sử dụng nước ấm để rửa mặt, đừng quên massage nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tạp chất.
Ở bước này, ta cũng có thể sử dụng sữa rửa mặt để tăng hiệu quả làm sạch sâu lỗ chân lông, giúp da thông thoáng hơn.
☛ Tìm hiểu thêm: Có nên rửa mặt bằng nước nóng?
1.3. Rửa mặt với nước muối sinh lý
Thấm nước muối sinh lý ra bông tẩy trang, nhẹ nhàng lau khắp mặt theo hướng từ trong ra ngoài, xuôi theo chiều lỗ chân lông.
Chú ý lau kỹ hơn một chút ở vùng chữ T và những vùng da có nhiều dầu như hai bên cánh mũi.
Bạn cũng có thể sử dụng nhiều nước muối một chút tại những vùng da nhiều mụn. Hãy thay 2 – 3 miếng bông lau mặt, lặp lại thao tác để đảm bảo da được làm sạch tốt nhất.
☛ Có thể bạn quan tâm: Muối có làm trắng da không?
1.4. Rửa mặt lại cùng nước sạch
Sau khi đã lau toàn bộ khuôn mặt với nước muối sinh lý, bạn nên chờ thêm khoảng vài phút để nước muối khô tự nhiên và cho các dưỡng chất có thời gian ngấm vào da.
Tiếp đến hãy rửa mặt lại thật sạch với nước mát, nhẹ nhàng thấm khô nước bằng khăn bông mềm rồi tiếp tục các bước dưỡng da tiếp theo.
Tuyệt đối không nên bỏ qua việc rửa mặt lại với nước sạch. Theo đó, nước muối có tính kiềm, để chúng lưu lại trên da quá lâu sẽ khiến da bị khô. Trường hợp da nhạy cảm còn có thể bị kích ứng, gây bong tróc, ngứa ngáy.
☛ Đọc thêm: Rửa mặt bằng nước sạch nhiều có tốt không?
1.5. Lưu ý khi rửa mặt bằng nước muối sinh lý
Mặc dù nước muối sinh lý được xem là dung dịch lành tính tuy nhiên khi dùng chúng để rửa mặt ta vẫn cần lưu ý:
- Thử phản ứng trước khi dùng: Dù thuộc loại da nào thì bạn cũng nên thử phản ứng trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng cho toàn bộ khuôn mặt.
- Không rửa mặt bằng nước muối sinh lý quá thường xuyên, tránh da bị bào mòn, kích ứng. Chỉ nên thực hiện 1 lần/ngày. Với những người có làn da nhạy cảm có thể giảm xuống còn 1 – 2 lần/tuần.
- Chú ý dưỡng ẩm: Muối vốn có tính kiềm, khi rửa mặt xong, nước trên da bay hơi có thể khiến da khô hơn. Vì vậy sau khi rửa mặt hãy sử dụng toner và kem dưỡng ẩm phù hợp.
- Chống nắng cho da: Nước muối có thể khiến da nhạy cảm hơn với tia tử ngoại. Do đó, ta không nên dùng nước muối sinh lý để rửa mặt vào ban ngày. Đặc biệt đừng quên thoa kem chống nắng và che chắn, bảo vệ da thật kỹ trước ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, nếu sở hữu làn da khô hoặc nhạy cảm, bạn nên pha nước muối sinh lý với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 1 trước khi sử dụng, tránh tình trạng châm chích, khô da.
2. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?
Nước muối sinh lý là dung dịch chứa thành phần chủ yếu natri clorid (NaCl) ở nồng độ 0.9%. Do có tính sát khuẩn nên nước muối sinh lý được ứng dụng chủ yếu vào việc rửa vết thương ngoài da, vệ sinh mũi họng.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, rửa mặt bằng nước muối sinh lý có thể đem lại những lợi ích như:
- Loại bỏ tế bào chết: Nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nên có thể làm sạch da một cách nhẹ nhàng. Đồng thời chúng cũng chứa những thành phần như canxi, magie, vitamin A, E, C, có khả năng lấy đi một phần tế bào chết, giúp da thông thoáng hơn.
- Cân bằng độ ẩm: Rửa mặt bằng nước muối sinh lý sẽ giúp hạn chế tổn thương lớp màng bảo vệ da. Đồng thời chúng là dung dịch đẳng trương nên có thể giúp tăng khả năng giữ nước của làn da, hạn chế tình trạng mất nước qua da.
- Hỗ trợ giảm mụn: Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch da và tính sát khuẩn nên có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mụn, hỗ trợ giảm viêm, từ đó cải thiện và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Dù vậy, rửa mặt bằng nước muối sinh lý tốt hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng da, tần suất sử dụng. Mặt khác, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể về tác dụng của nước muối trong việc làm đẹp da.
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý quá nhiều còn có thể gây khô da, thậm chí phá vỡ cấu trúc da, khiến da mất đi sự cân bằng tự nhiên, trở nên suy yếu, nhạy cảm hơn.
3. Da mụn rửa mặt bằng nước muối sinh lý được không?
Như đã đề cập ở trên, rửa mặt bằng nước muối sinh lý có thể giúp hỗ trợ giảm mụn. Do đó, da mụn có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý nhưng cần đảm bảo sử dụng đúng cách, thao tác thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để tránh da bị tổn thương thêm.
Tuy nhiên, làn da của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy không có gì đảm bảo rằng việc rửa mặt bằng nước muối sẽ phù hợp với tất cả mọi người. Đặc biệt với trường hợp có da nhạy cảm hoặc nhiều mụn viêm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, rửa mặt bằng nước muối sinh lý chỉ là một phần nhỏ của quá trình chăm sóc da, hoàn toàn không có tác dụng chính trong việc trị mụn. Thậm chí nhiều người cũng gặp tình trạng rửa mặt bằng nước muối bị nổi mụn do áp dụng sai cách.
Để cải thiện mụn trứng cá một cách hiệu quả, ta sẽ cần kết hợp với các sản phẩm trị mụn chuyên biệt khác và một chế độ chăm sóc, vệ sinh da đúng cách.
☛ Tham khảo thêm: Bí quyết chăm sóc da mụn nhạy cảm
4. Sau khi nặn mụn có nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý?
Sau khi nặn mụn, không nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt ngay lập tức. Thay vào đó, hãy chờ khoảng 3 giờ để vết thương ổn định rồi mới rửa mặt.
Cụ thể, khi nặn mụn, da của chúng ta bị tổn thương sâu hơn và có thể chảy máu. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra huyết tương để giúp cầm máu và làm lành vết thương.
Nếu rửa mặt ngay sau khi nặn mụn, có thể làm tình trạng chảy máu kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đó, hãy chờ cho vết thương ổn định trước khi tiến hành rửa mặt bằng nước muối sinh lý.
Lời kết:
Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có thể mang lại những lợi ích nhất định cho làn da. Tuy nhiên, chúng sẽ phù hợp với các trường hợp đang bị tổn thương da. Hoàn toàn không phải giải pháp chăm sóc da lâu dài cho tất cả mọi người. Để có được một làn da khỏe đẹp, bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da an toàn, chất lượng.