Tinh dầu hoa anh thảo mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe và làm đẹp. Nhiều chị em khi mua viên uống tinh dầu hoa anh thảo thường thắc mắc rằng sản phẩm nên dùng trong bao lâu để đem lại hiệu quả. Về câu hỏi này, mời các bạn xem giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu nhanh về công dụng của tinh dầu hoa anh thảo
Từ xa xưa, dầu hoa anh thảo đã được người Ấn Độ dùng để trị các rối loạn về da, trong khi đó ở Mỹ chúng được sử dụng để trị các vết thương, vết bầm tím. Ngoài ra, thân và lá của hoa anh thảo còn có thể cải thiện chứng viêm da và các bệnh về đường tiêu hóa, viêm họng,…
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong dầu hoa anh thảo có chứa Gamma linolenic acid (GLA) – một dạng omega-6 tốt cho sức khỏe mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, cần bổ sung từ bên ngoài. Chúng có khả năng tham gia vào quá trình xây dựng, tái cấu trúc tế bào và hormone, hỗ trợ quá trình hấp thụ, trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn.
Một số công dụng nổi trội của dầu hoa anh thảo gồm:
- Điều hòa nội tiết tố: Lượng acid béo dồi dào trong dầu hoa anh thảo, đặc biệt là GLA sẽ giúp hình thành màng tế bào, bổ sung hormone và các chất tương tự hormone cho cơ thể, từ đó điều hòa nội tiết tố, đồng thời làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
- Tăng cường sức khỏe làn da: GLA rất cần thiết cho việc duy trì cấu trúc và chức năng của làn da. Sau khi vào cơ thể, GLA sẽ chuyển hóa thành Prostaglandin Serin, giúp chống lại các rối loạn tự miễn của cơ thể, cải thiện tình trạng chàm, dị ứng trên da. Ngoài ra, chúng còn giúp cấp ẩm, làm mềm da, loại bỏ bụi bẩn trong lỗ chân lông, làm giảm mụn trứng cá,…
- Làm chậm quá trình lão hóa: GLA là chất chống oxy cực mạnh, có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa suy thoái tế bào, từ đó là chậm quá trình lão hóa.
- Hỗ trợ giảm cân: Lượng acid béo dồi dào trong dầu hoa anh thảo sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa mỡ thừa, từ đó hỗ làm giảm và kiểm soát cân nặng.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: GLA có khả năng chống viêm, làm giảm cholesterol trong máu, do đó sử dụng dầu hoa anh thảo đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Ngăn ngừa loãng xương, giảm đau do viêm khớp: Các chất béo bão hòa trong dầu hoa anh thảo có thể chống lại sự mất xương, giảm nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó, khả năng chống viêm mạnh của GLA còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, hỗ trợ cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Bên cạnh đó, dầu hoa anh thảo cũng được đánh giá cao về tiềm năng kiểm soát u xơ, cải thiện triệu chứng bệnh thần kinh đái tháo đường,…
2. Tinh dầu hoa anh thảo nên dùng trong bao lâu?
Khi bổ sung tinh dầu hoa anh thảo, bạn nên uống liên tục trong 1 liệu trình, sau đó ngừng khoảng 1-2 tháng và có thể dùng nhắc lại tùy trường hợp. Thời gian sử dụng kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng. Cụ thể:
- Trường hợp muốn trị mụn, làm đẹp da: Dùng liên tục trong 12 tuần với liều lượng khoảng 1000-2000mg.
- Trường hợp muốn giảm đau bụng kinh: Cần dùng liên tục trong 10 tháng mới thấy hiệu quả rõ rệt. Với trường hợp này, bạn có thể bắt đầu với liều dùng 1000mg/ ngày, trước kì kinh tăng lên 2000ng/ ngày, sau kì kinh tiếp tục dùng 1000mg/ ngày.
- Trường hợp cần cải thiện chứng bốc hỏa tiền mãn kinh: Dùng liên tục 6 tuần thì dừng. Liều dùng khuyến nghị khoảng 1000mg/ngày chia 2 lần.
- Trường hợp muốn cải thiện chứng đau ngực: Sử dụng dầu hoa anh thảo liên tục khoảng 6 tháng với liều lượng 1000-3000mg/ngày.
- Trường hợp muốn tăng khả năng thụ thai: Nên bắt đầu dùng từ khi có kế hoạch mang thai và ngừng sử dụng ngay khi đã thụ thai. Liều dùng khoảng 1000-2000mg/ngày.
☛ Xem thêm: Nên uống dầu hoa anh thảo vào thời điểm nào?
Nói chung để biết trường hợp của mình nên uống tinh dầu hoa anh thảo bao lâu thì ngừng, bạn nên tham khảo tư vấn của nhân viên chăm sóc khách hàng hoặc bác sĩ điều trị trực tiếp.
3. Cần lưu ý gì khi uống tinh dầu hoa anh thảo?
Khi uống tinh dầu hoa anh thảo, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng tinh dầu hoa anh thảo
- Dầu hoa anh thảo có khả năng làm loãng máu, do đó người bệnh rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu không nên dùng. Bên cạnh đó, nếu có dự định phẫu thuật thì cần ngừng uống dầu hoa anh thảo trước khoảng 2 tuần.
- Người dễ bị động kinh, đang sử dụng thuốc điều trị tâm thần phân liệt không nên dùng dầu hoa anh thảo bởi có thể làm gia tăng nguy cơ cơ giật.
- Không dùng dầu hoa anh thảo khi mang thai. Nếu muốn sử dụng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ.
- Dầu hoa anh thảo có thể làm giảm huyết áp, do đó người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp không nên dùng (có thể khiến huyết áp hạ quá mức).
- Không sử dụng dầu hoa anh thảo với liều lượng cao bởi có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau bụng dữ dội, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn,…
- Trong thời gian uống tinh dầu hoa anh thảo, nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần ngừng dùng và báo ngay cho bác sĩ hoặc tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.
Đọc thêm: Hướng dẫn bảo quản dầu hoa anh thảo
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Uống tinh dầu hoa anh thảo kéo dài được không?
Việc sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có vai trò rất quan trọng trong điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn nên dùng dầu hoa anh thảo theo chỉ dẫn của bác sĩ về thời điểm uống, thời gian uống và thời gian ngưng uống. Nói chung, dù dùng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào cũng cần ngưng dùng một thời gian để cơ thể kịp hấp thu các thành phần có lợi và đào thải các chất dư thừa. Thời gian nghỉ giữa mỗi đợt liệu trình thường là 1 – 1,5 tháng.
4.2. Uống tinh dầu hoa anh thảo 3 lần/ngày có được không?
Lưu ý nên uống tinh dầu hoa anh thảo theo hướng dẫn trên bao bì và tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Uống nhiều hơn không mang lại tác dụng lớn hơn. Do đó, để tránh các vấn đề không mong muốn và sự lãng phí, bạn nên tuân thủ đủ liều được khuyến cáo.
4.3. Uống tinh dầu hoa anh thảo với kẽm để giảm mụn được không?
Kẽm và tinh dầu hoa anh thảo đều có tác dụng cải thiện mụn trứng cá, bạn có thể uống hai loại này, tuy nhiên bạn nên tham khảo tư vấn bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung nào.
Xem chi tiết: Kết hợp kẽm và tinh dầu hoa anh thảo được không?