Mì tôm (hay mì gói) là thực phẩm phổ biến và tiện dụng với giới trẻ Việt Nam. Thế nhưng, có một số trường hợp, hễ cứ ăn mì tôm là lại nổi mụn. Vậy, thủ phạm gây mụn có thực sự là mì tôm hay không? Bài viết này sẽ mang đến đáp án cho bạn.
Nội dung bài viết
Vì sao mì tôm được coi là “thủ phạm” gây mụn?
Theo các chuyên gia, mì tôm gây mụn là sự thật. Nguyên nhân của hiện tượng này được lý như sau:
Hàm lượng muối cao
Hàm lượng muối trong một gói mì tôm có thể chiếm một nửa lượng muối cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Vậy nên, nếu ăn hết một gói mì tôm, bạn sẽ dễ bị thừa muối khi ăn thêm các món ăn khác trong ngày hôm đó. Cơ thể dư thừa muối khiến da khô, kích thích tăng tiết dầu nhiều hơn. Lượng dầu dư thừa có thể gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da bị nổi mụn trứng cá.
Giàu chất béo “xấu”
Các phân tích cho thấy, trong mỗi gói mì tôm chứa khoảng 11 – 13g chất béo từ gói dầu đi kèm. Lượng giàu này chiếm gần đủ hàm lượng chất béo cần cho một bữa ăn của người bình thường.
Chất béo bão hòa trong mì ăn liền có thể kích hoạt hoặc thúc đẩy quá trình viêm, rối loạn hệ nội tiết dưới da, từ đó gây ra mụn trứng cá. Nhiều nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có thể làm tăng khả năng bị mụn trứng cá lên 54%.
Mặt khác, các vắt mì thường sử dụng dầu chiên lại nhiều lần. Vậy nên, khi nạp quá nhiều chất béo sẽ kích thích hoạt động chuyển hóa để hấp thu. Quá trình này có thể khiến cơ thể sinh nhiệt nhiều hơn, gây ra tình trạng “nóng trong” và nổi mụn.
Ít đạm và chất xơ
Trong mì tôm, thành phần chất đạm và chất xơ ít rất ít. Trong khi đó, chất đạm là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo và phục hồi các tổn thương, chất xơ giúp điều hòa tiêu hóa, tăng làm sạch đường ruột, đào thải độc tố trong cơ thể.
Vậy nên, việc ăn mì tôm kéo dài có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân đối dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết. Vì vậy, ăn mì tôm liên tục trong thời gian dài không chỉ gây mụn mà còn khiến các tế bào tổn thương trong cơ thể khó phục hồi hơn.
Để hạn chế ảnh hưởng của mì tôm đến làn da, bạn cần giảm tần suất sử dụng, kết hợp thêm chất đạm và chất xơ khi ăn, hạn chế dùng các gói gia vị kèm theo và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Tìm hiểu chi tiết: Chế độ ăn uống khoa học cho làn da mụn
Các thực phẩm tốt cho da mụn
Theo các chuyên gia, mụn hình thành là do 80% tác động từ bên trong cơ thể. Và, tác động này được quyết định trực tiếp bởi chế độ ăn và chất lượng thực phẩm bạn nạp vào mỗi ngày. Vậy nên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng mụn thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.
Dưới đây là một số thực phẩm được gợi ý cho làn da bị mụn:
Củ nghệ
Nghệ vàng không chỉ là một thực phẩm mà còn là một thảo dược được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực làm đẹp. Theo các chuyên gia, trong củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin giúp chống oxy hóa, tăng cường khả năng phục hồi của làn da bị mụn.
Cách sử dụng đơn giản và phổ biến nhất của củ nghệ là bôi trực tiếp lên da. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chế thành tinh nghệ uống hàng ngày hoặc dùng chúng như một loại gia vị kết hợp cùng những món ăn.
Các loại quả mọng
Đặc điểm của các loại quả mọng là nhiều nước, giúp bù nước hiệu quả cho cơ thể và làn da khô. Quan trọng hơn, quả mọng thường rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da và ngăn hình thành các vết thâm do mụn để lại.
Một thành phần đáng chú ý khác trong quả mọng là vitamin C giúp hình thành phòng tuyến bảo vệ da, tăng cường miễn dịch tự nhiên cho làn da khỏe mạnh. Một số loại quả mọng phổ biến như: dâu tây, mâm xôi, việt quất, nho, câu kỷ tử, quả lý chua, dâu tằm,….
Hỏi đáp: Ăn nhiều nhãn có lên mụn không?
Quả đu đủ
Đu đủ là một loại quả phổ biến tại các nước nhiệt đới. Theo nghiên cứu, enzyme Papain trong quả đu đủ có khả năng tẩy tế bào chết, giúp thông thoáng lỗ chân lông, làm mờ sẹo, dưỡng ẩm và ngăn ngừa mụn. Ngoài ra thành phần vitamin trong quả đu đủ giúp cải thiện đồ đàn hồi, làm mờ nếp nhăn và giúp da săn chắc.
Ngoài cách ăn như các loại hoa quả thông thường, bạn có thể sử dụng đu đủ để chế biến các món nấu hoặc món nộm đều được.
Các loại cá béo
Đặc trưng của các loại cá béo là giàu Omega – 3 có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa ngăn chặn mụn trứng cá tiến triển nặng hơn đồng thời phục hồi các tổn thương trên da. Các loại cá béo thường gặp như: cá mòi, cá thu, cá trích, cá hồi, cá cơm,…
Khoai lang
Nghiên cứu cho thấy, trong khoai lang chứa nhiều retinol – một dạng tiền chất của vitamin A có khả năng cải thiện hoạt động của tuyến dầu dưới da, tăng tái tạo và giúp da lành nhanh hơn, hạn chế sẹo thâm sau mụn. Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể kết hợp khoai tây cùng các thực phẩm khác trong chế biến món ăn.
Ăn mì tôm nhiều và kéo dài có thể làm khởi phát hoặc tăng nặng tình trạng mụn trứng cá. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng mì tôm nếu nếu không thật sự cần thiết. Dù sao, thực phẩm tươi sống vẫn luôn là lựa chọn tốt và thân thiện nhất cho làn da. Nếu bạn muốn tìm cách cải thiện mụn và các vết thâm, hãy đọc tiếp bài viết sau nhé:Top 5 cách trị thâm mụn chuẩn khoa học
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/an-mi-goi-phai-nho-3-dieu-sau-de-khong-bi-noi-mun-24005/
- https://suckhoedoisong.vn/co-tot-khong-khi-an-mi-tom-lien-tuc-nhieu-ngay-169196281.htm