Một trong những cách bảo vệ da đơn giản và hiệu quả là mặc áo chống nắng. Tuy nhiên, không phải áo chống nắng nào cũng có khả năng cản tia UV như nhau. Bạn có biết màu sắc có thể ảnh hưởng đến điều này. Vậy áo chống nắng nên mặc màu gì để ngăn tia UV tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Màu sắc của áo chống nắng có liên quan đến việc ngăn chặn tia UV?
Màu sắc của vải là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mức độ bảo vệ của quần áo trước bức xạ tia cực tím.
Đúng vậy, trong vật lý, màu sắc liên quan đến tính phản xạ và hấp thụ ánh sáng. Có nghĩa là những gam màu khác nhau sẽ hấp thụ ánh sáng sinh nhiệt. Có màu hấp thụ ánh sáng cũng có màu hấp thụ ít sáng sáng hơn. Một số màu còn có tính phản xạ ngăn cản tia UV.
Vì vậy một số màu sắc nhất định của quần áo (không riêng gì quần áo chống nắng) có thể gây nên một số tác động đến người mặc.
Các nhà khoa học ở Tây Ban Nha báo cáo rằng cùng một loại vải cotton được nhuộm màu xanh đậm hoặc đỏ có khả năng chống tia cực tím tốt hơn so với các màu vàng. Nghiên cứu của họ có thể giúp tạo ra các loại vải có khả năng chống nắng tốt hơn.
Trong những năm gần đây, bên cạnh lựa chọn màu sắc, các nhà sản xuất quần áo đã bắt đầu thêm hóa chất và phụ gia vào quần áo trong quá trình sản xuất để tăng cường hơn nữa yếu tố chống nắng. Để rõ hơn bạn có thể đọc chi tiết ở bên dưới nhé.
Áo chống nắng nên mặc màu gì để ngăn tia UV tốt nhất
Dưới đây là những lời khuyên cho bạn khi chọn màu sắc cho áo chống nắng:
Màu tối ngăn chặn UV tốt hơn màu sáng
Các loại vải màu tối sẽ ấm hơn dưới ánh nắng mặt trời so với loại vải sáng màu hơn nhưng các loại vải sáng màu hơn cho phép nhiều tia UV xuyên qua hơn.
Hội đồng Ung thư Úc cho rằng màu tối hơn sẽ hấp thụ tia UV, giúp ngăn chặn chúng khỏi da của bạn. Đó là lý do tại sao màu xanh đậm, đen và đỏ sẫm là những màu chống nắng tốt nhất so với màu trắng hoặc màu nhạt của cùng loại vải.
Một số gợi ý cho bạn:
- Với gam màu màu xanh lam: Bạn nên ưu tiên chọn màu xanh đậm hơn như xanh nước biển, chàm và coban thay vì màu da trời sáng, màu ngọc lam nhạt và màu xanh dịu.
- Với gam màu đỏ: Nên chọn màu đỏ tía, đỏ sẫm, màu đỏ đô thay vì màu nhạt hơn như: Màu đỏ tươi màu hồng
- Với gam màu vàng xanh: Nên xanh đậm, xanh ô liu, vàng mù tạt, cam đất thay cho vàng bơ, vàng chanh, xanh chanh.
Có thể bạn quan tâm: Da đen có nên mặc màu xám không ?
Màu sắc rực rỡ có khả năng bảo vệ UV cao
Áo chống nắng có màu sắc rực rỡ, sống động cũng tốt hơn loại có màu nhợt nhạt. Ví dụ như màu vàng chanh và màu vàng nhạt, vải màu vàng chanh sẽ bảo vệ tốt hơn.
Và nếu như bạn thích màu sặc sỡ, bạn có thể chọn 1 chiếc áo chống nắng màu đỏ để bảo vệ làn da của mình. Theo như danh sách xếp hạng về tính cản quang thì màu đỏ được cho là màu an toàn nhất.
Bên cạnh màu áo cần quan tâm đến gì nữa
Bên cạnh màu sắc mà chất liệu vải cũng liên quan đến loại vải, cũng như kiểu mẫu hay độ thoáng khí nữa. Cụ thể:
Tìm loại vải chống nắng tốt nhất
Như đã nới bên trên, với áo chống nắng hiện nay có loại vải dành riêng cho dòng này. Các loại vải này cũng có chỉ số UPF như chỉ số SPF trên kem chống nắng, chỉ số UPF được xem là thước đo cho khả năng chống nắng đối với các sản phẩm hàng dệt may. Chỉ số chống nắng cao nhất hiện nay là UPF 50+.
Hãy ưu tiên chọn lựa những chất liệu có khả năng chống được tia UV Polyester, Polyamide, dệt từ các loại sợi như sợi gốm Ceramic Fiber, sợi MicroFiber, hoặc được phủ Nano,v.v…
Một số tiêu chí chọn vải chống nắng như sau:
- Chất liệu vải: Một số loại vải như cotton, lanh, tơ nhân tạo và sợi gai dầu không có khả năng chặn tia UV tốt trừ khi được xử lý bằng hóa chất bổ sung. Tuy nhiên, một số loại vải như len, polyester, nylon và lụa có khả năng cản tia nắng tốt hơn.
- Kiểu dệt: Vải dệt thưa có khả năng bảo vệ kém hơn so với vải dệt chặt. Vải có các loại dệt như dệt kim, dệt gân, dệt chéo, dệt sợi nhỏ, dệt sợi to. Các loại này có mức bảo vệ khác nhau tùy vào độ thưa của các sợi vải. Ví dụ dễ hiểu như một chiếc áo len sợi nhỏ hay sợi tổng hợp có khả năng bảo vệ cao hơn len sợi to hoặc sợi nhỏ dệt thưa. Để xem đường dệt trên một mảnh quần áo chặt đến mức nào, hãy đưa nó ra ánh sáng. Nếu bạn có thể nhìn thấy ánh sáng xuyên qua thì có thể vải dệt quá thưa nên không thể chặn tia nắng một cách hiệu quả.
- Thuốc nhuộm vải: không chỉ lên màu đẹp, không lem, bền màu không dễ phai, ra phẩm mà thuốc nhuộm vải còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Một chiếc áo bền màu cũng đảm bảo được tính chống nắng chống UV qua quá trình sử dụng.
- Chất bổ sung: Nhà sản xuất quần áo có thể thêm hóa chất hấp thụ tia UV trong quá trình sản xuất. Các chất phụ gia giặt, chẳng hạn như chất làm sáng và các hợp chất chống tia cực tím, có thể làm tăng chỉ số UPF của quần áo.
Độ che phủ và tính linh hoạt
Không chỉ đẹp mà còn cần cả thuận tiện trong quá trình sử dụng. Một số tiêu chí như:
- Áo có kèm phần che tay (☛ Tìm hiểu thêm: Da tay bị sạm đen)
- Khóa kéo linh hoạt
- Áo có mũ đội kín cổ
- Áo chống nắng dáng dài có thể chống nắng toàn thân
Không chỉ chống nắng mà còn phải thoáng khí
Không chỉ chống nắng mà còn phải thoáng khí. Điều này giúp đảm bảo sự thoát nhiệt để mặc trong những ngày thời tiết nắng gắt, vừa ngăn chặn được tia uv tác hại đến da. Một số hãng thời trang có dòng sản phẩm vải làm mát – được làm từ polyester với cấu trúc vải đặc biệt, tăng thoát nước cho cơ thể – cũng là một lựa chọn không tồi.
Độ bền
Một điểm nữa phải nói đến là độ bền của áo chống nắng. Cũng giống như chọn mua quần áo, không chỉ màu sắc, kiểu dáng mà mà cũng cần quan tâm đến độ bền của áo. Tuy nhiên với áo chống nắng bạn còn cần lưu ý hơn trong quá trình sử dụng đó là: Không giặt áo chống nắng bằng bột gặt có tính tẩy rửa mạnh sẽ làm mất chất phụ gia chống nắng.
Lựa chọn thương hiệu uy tín
Hãy chọn thương hiệu uy tín để được đảm bảo các yếu tố về chất lượng mà không phải lăn tăn. Thương hiệu uy tín không chỉ được đông đảo người dùng đánh giá tốt. Bạn không cần lo lắng về những tiêu chí kể trên nữa mà chỉ cần chọn kiểu bạn thích thôi.
Lời khuyên để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời
Bên cạnh áo chống nắng bạn hãy làm theo những lời khuyên sau để bảo vệ làn da dưới ánh nắng mặt trời:
Luôn tìm bóng râm
Ánh sáng mặt trời có khả năng gây hại nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào những giờ cao điểm này và hãy tìm bóng râm khi bạn ở ngoài trời.
Nếu bạn phải ra nắng hãy bảo vệ da bằng cách che chắn kín nhất có thể. Cùng đọc tiếp các các bảo vệ làn da ở bên dưới nữa nhé.
☛ Có thể bạn quan tâm: Nắng 5h chiều có đen da không?
Đội mũ rộng vành
Một chiếc mũ chống nắng có vành rộng sẽ bảo vệ mặt lưng và gáy của bạn. Nên chọn một chiếc mũ có chiều rộng vành bao quanh ít nhất 7.5 cm. Nếu phải đứng ngoài nắng hãy nói không với mũ lưỡi trai và mũ lưỡi trai hở chóp.
Đeo kính râm
Mắt cũng rất nhạy cảm với tia nắng. Bạn có thể bảo vệ mắt với kính râm. Để được bảo vệ tối ưu khỏi ánh nắng mặt trời có cường độ mạnh, hãy chọn kính râm được được dán nhãn có khả năng chống tia UV 99–100%. Và phải đảm bảo kính vừa vặn với mắt bạn nữa nhé.
☛ Thông tin thêm: 10 cách chống lão hóa da vùng mắt
Sử dụng kem chống nắng
Bất kỳ vùng da nào không được quần áo bảo vệ đều phải được bôi kem chống nắng. Bác sĩ da liễu khuyên bạn nên sử dụng kem chống nắng được đánh giá có độ SPF ‘cao’ – SPF 30+, hoặc ‘rất cao’ – SPF 50+ khi ra ngoài nắng. Hãy bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc sau khi bơi, lau khô bằng khăn hoặc đổ mồ hôi.
Lời kết
Màu sắc chống nắng có ảnh hưởng đến khả năng chống nắng của áo khoác. Áo chống nắng màu tối có thể chặn tia nắng tốt hơn, nhưng cũng làm cho bạn nóng hơn vì hấp thụ nhiều nhiệt. Áo khoác màu sáng thì ngược lại. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỉ lệ chống nắng giữa các màu sắc không đáng kể (dưới 0,5%). Hơn nữa, áo chống nắng còn có chất bổ sung để chống tia UV. Vì vậy, bạn có thể chọn màu áo chống nắng theo ý thích của bạn.
Bên cạnh việc quan tâm đến áo chống nắng, bạn cũng có thể tham khảo cách làm trắng da tại nhà nữa nhé! Chúc bạn luôn xinh!
Tài liệu tham khảo:
- https://www.skincancer.org/skin-cancer-prevention/sun-protection/sun-protective-clothing/
- https://www.sciencedaily.com/releases/2009/10/091014130708.htm