Chậm kinh có thể đến từ nhiều lý do như thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và điều này khiến nhiều chị em cảm thấy lo lắng, băn khoăn. Trong bài viết này, hãy cùng Oeneva giải đáp thắc mắc bị chậm kinh nên ăn gì và cách chế biến hơn 17 món ăn bổ dưỡng, thơm ngon.
Nội dung bài viết
- 1. Gà kho nghệ
- 2. Trứng tráng ngải cứu
- 3. Gà hầm ngải cứu
- 4. Bò kho gừng
- 5. Gan lợn xào đậu que
- 6. Thịt bò xào dứa ớt chuông
- 7. Tôm hấp dứa
- 8. Cải bó xôi xào tỏi
- 9. Khoai tây nướng lá mùi tây
- 10. Nộm đu đủ tôm khô
- 11. Canh rau dền nấu thịt bằm
- 12. Cà rốt xào trứng
- 13. Canh bông cải xanh sườn non
- 14. Sinh tố chuối
- 15. Sinh tố cà rốt
- 16. Sữa chua yến mạch
- 17. Bơ dầm sữa chua
- Dầu hoa anh thảo Oeneva Tuệ Linh – điều hòa kinh nguyệt
1. Gà kho nghệ
Tác dụng: Củ nghệ đã được ông cha ta sử dụng từ lâu đời trong phòng chống và điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như ung thư, đái tháo đường, viêm khớp… Theo Women’s Web sử dụng nghệ còn giúp điều hòa kinh nguyệt nhờ tính ấm của nguyên liệu này có tác dụng chống co thắt, làm tử cung mở rộng và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Nguyên liệu: thịt gà 500g, nghệ tươi 2 củ, gừng 1 củ, bột nghệ 1 thìa, hạt nêm, muối, hạt tiêu, dầu ăn.
Cách chế biến:
- Thịt gà rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút để khử bớt mùi hôi, chặt khúc vừa ăn.
- Nghệ gọt bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng lát nhỏ. Gừng cạo vỏ, cắt nhỏ.
- Bột nghệ hòa tan trong nước.
- Ướp thịt gà cùng dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm, gừng, nghệ tươi, bột nghệ đã pha và để trong 30 phút.
- Cho dầu ăn vào nồi, xào thịt gà đến khi thịt săn lại thì thêm nước lọc xâm xấp mặt thịt.
- Kho đến khi nước trong nồi sệt lại, thịt gà chín mềm thì nêm nếm lại cho vừa khẩu vị và tắt bếp.
2. Trứng tráng ngải cứu
Tác dụng: Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Science Direct, ngải cứu là thảo mộc đã được sử dụng nhiều trong y học với khả năng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, thúc đẩy tuần hoàn.
Nguyên liệu: trứng gà 4 quả, ngải cứu 50g, hành tím 2 củ, dầu ăn, hạt nêm, muối, tiêu.
Cách chế biến:
- Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ. Ngải cứu nhặt bỏ rễ, lá úa, rửa sạch, cắt nhỏ.
- Đập trứng gà vào bát, trộn cùng hành tím và ngải cứu, nêm nếm hạt nêm, muối, hạt tiêu.
- Đun nóng dầu ăn, cho hỗn hợp trứng vào, dàn đều mặt chảo. Chiên đến khi trứng chín đều hai mặt thì tắt bếp.
☛ Thắc mắc: Mặt lên nhiều mụn ăn trứng gà có bị gì không?
3. Gà hầm ngải cứu
Nguyên liệu: gà ta 1 con, ngải cứu 400g, mật ong 2 thìa canh, bia 1 lon, dầu ăn, hạt nêm, muối.
Cách chế biến:
- Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước.
- Gà sát với muối để khử mùi hôi rồi rửa sạch.
- Trộn hỗn hợp gồm 1 thìa mật ong, 1 thìa muỗi, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa dầu ăn, thoa hỗn hợp khắp bề mặt gà từ ngoài vào trong, ướp trong 30 phút.
- Chuẩn bị 1 cái nồi, để 1 lớp lá ngải cứu ở đáy nồi và 1 ít lá ngải cứu trong bụng gà. Đặt gà vào nồi rồi tiếp tục phủ 1 lớp lá ngải cứu lên trên, thêm ½ lon bia rồi bắt đầu hầm gà.
- Bật lửa lớn đến khi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, hầm khoảng 20 phút thì lật ngược gà cho thấm gia vị, để tiếp 20 phút nữa để gà chín mềm.
4. Bò kho gừng
Tác dụng: Gừng là loại gia vị phổ biến được sử dụng để phòng ngừa nhiều bệnh viêm nhiễm. Theo Thư viên y khoa Hoa Kỳ PubMed, gừng có tác dụng giảm đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên liệu: thịt bò 600g, gói gia vị bò kho 1 gói, gừng 35g, tỏi 15g, hành tím, dầu ăn, mắm, hạt tiêu, muối.
Cách chế biến:
- Ngâm thịt bò trong nước muối loãng, rửa sạch, cắt thành những lát dày 0.5cm.
- Gừng bỏ vỏ, đập dập rồi thái sợi. Tỏi và hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
- Cho thịt bò vào bát, thêm 80g gia vị bò kho, gừng rồi ướp 30 phút.
- Làm nóng nồi, thêm dầu ăn rồi phi thơm hành tỏi, cho thịt bò đã ướp vào đảo đều.
- Thêm 100ml nước vào nồi, rim thịt bò khoảng 30 phút đến khi thịt chín mềm.
5. Gan lợn xào đậu que
Tác dụng: Gan lợn chứa vitamin B, A và hàm lượng lớn sắt hỗ trợ quá trình hình thành các tế bào hồng cầu, từ đó cải thiện tình trạng chậm kinh nguyệt.
Nguyên liệu: gan lợn 200g, đậu que 150g, hành tím 3 củ, dầu hào, hạt nêm, muối.
Cách chế biến:
- Gan rửa sạch, ngâm nước muối và giấm để khử mùi tanh. Để ráo rồi thái lát mỏng.
- Đậu que rửa sạch, tước xơ, cắt độ dài theo sở thích. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch.
- Ướp gan lợn với nửa thìa hạt nêm, nửa thìa nước mắm, nửa thìa hạt tiêu, 1 phần hành tím băm nhỏ rồi để 15 phút cho thấm gia vị.
- Đậu que trần đến khi vừa chín tới để khi xào rau vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt.
- Cho chảo lên bếp, phi thơm hành rồi xào gan đến khi chín thì cho ra đĩa.
- Xào đậu qua bằng chảo cũ đến khi đậu chuyển màu xanh thì đổ hết gan vào xào đến khi chín, nêm nếm lại gia vị rồi thưởng thức.
6. Thịt bò xào dứa ớt chuông
Tác dụng: Trong dứa có chứa lượng lớn enzym bromelain có khả năng làm mềm niêm mạc tử cung, đẩy nhanh quá trình bong tróc niêm mạc và hỗ trợ tình trạng chậm kinh (nguồn website: marham.pk).
Nguyên liệu: thịt bò 350g, dứa 1 quả, cà chua 2 quả, hành tây ½ củ, ớt chuông ½ quả, tỏi băm, hành lá, dầu ăn, hạt nêm, muối.
Cách chế biến:
- Thịt bò thái lát mỏng. Ớt chuông thái miếng vuông vừa ăn. Dứa gọt vỏ, thái mỏng. Hành tây lột bỏ vỏ, cắt miếng vuông. Cà chua bổ cau. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm vào phi thơm. Cho thịt bò vào chảo, nêm nếm gia vị, đến khi bò gần chín thì cho ra bát.
- Cho chảo trở lại bếp, thêm chút dầu ăn, xào dứa đến khi chín thì cho ớt chuông và hành tây vào đảo cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Tiếp đến cho thịt bò vào chảo cùng rau củ, để lửa lớn đồng thời đảo nhanh tay, cho cà chua vào xào chín.
- Rắc hành lá vào món ăn, cho ra đĩa rồi thưởng thức.
7. Tôm hấp dứa
Nguyên liệu: tôm tươi 300g, dứa 1 quả, muối.
Cách chế biến:
- Dứa cắt bỏ phần đầu, khoét 1 vòng tròn trong ruột, lấy phần ruột mềm đi xay nhuyễn.
- Tôm rửa với nước, dùng kéo cắt bỏ phần đầu, chân tôm và chỉ đen ở lưng rồi ngâm trong nước muối loãng 2 phút.
- Cho tôm và dứa đã xay nhuyễn vào vỏ dứa, hấp trong nồi khoảng 30 phút đến khi tôm chín.
8. Cải bó xôi xào tỏi
Tác dụng: Cải bó xôi có chứa nhiều magie, vitamin B6 và vitamin E được cho là có tác dụng chống lại chứng đau bụng kinh, đầu bụng, chuột rút trong ngày đèn đỏ, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Nguyên liệu: cải bó xôi 400g, tỏi 6 tép, dầu ăn, hạt nêm, muối, hạt tiêu.
Cách chế biến:
- Cải bó xôi rửa sạch, nhặt bỏ lá già rồi rửa sạch bằng nước. Tỏi bóc vỏ, đập dập.
- Trần sơ cải bó xôi trong khoảng 2 phút rồi ngâm nước đá 30 giây rồi vớt ra để ráo.
- Làm nóng chảo, thêm vào một chút dầu ăn rồi phi thơm tỏi.
- Tiếp theo cho cải bó xôi vào, đảo đều, nêm nếm với gia vị rồi xào tiếp trên lửa lớn khoảng 3 phút.
- Cho rau ra đĩa và thưởng thức.
☛ Đọc thêm: Đau bụng kinh có nên ăn đồ ngọt không?
9. Khoai tây nướng lá mùi tây
Tác dụng: Mùi tây là loại thực phẩm hữu hiệu trong việc điều hòa kinh nguyệt. Với lượng vitamin C dồi dào, lá mùi tây có khả năng kích thích co bóp tử cung, điều trị tình trạng chậm kinh.
Nguyên liệu: khoai tây 500g, lá mùi tây tươi, dầu ô liu hoặc dầu ăn, tỏi băm, muối, tiêu.
Cách chế biến:
- Rửa sạch khoai tây, cắt thành những miếng có kích thước bằng nhau.
- Trộn khoai với mùi tây băm nhỏ, tỏi băm, hạt tiêu, muối và dầu ô liu.
- Nướng khoai tây trong lò nướng khoảng 20 phút ở 170 độ. Lật mặt rồi nướng tiếp khoảng 10 phút đến khi khoai chín.
10. Nộm đu đủ tôm khô
Tác dụng: Đu đủ xanh được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chậm kinh nhờ khả năng thúc đẩy các cơn co thắt tử cung (nguồn website: marham.pk).
Nguyên liệu: đu đủ xanh 1 quả, tôm khô 100g, chanh, rau răm, ớt, nước mắm, đường.
Cách chế biến:
- Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt rồi bào sợi. Ngâm đu đủ đã bào trong nước lạnh khoảng 10 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Rau răm rửa sạch, cắt làm 2 hoặc 3.
- Tôm khô ngâm trong nước 10 phút rồi cho cả tôm và nước ngâm vào nồi đun sôi, đến khi tôm chín thì vớt ra rổ để ráo.
- Chiên tôm với lửa nhỏ đến khi tôm chín vàng, có mùi thơm.
- Pha hỗn hợp nước nộm gồm 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh, 1 quả ớt tươi, khuấy đều.
- Trộn nước nộm cùng đu đủ, tôm khô, rau răm, gia giảm gia vị cho vừa miệng rồi thưởng thức.
11. Canh rau dền nấu thịt bằm
Tác dụng: Rau dền được nhiều chị em sử dụng trước và sau chu kỳ kinh nguyệt để thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Nguyên liệu: rau dền 400g, thịt băm 200g, hành lá, dầu ăn, muối, hạt tiêu, hạt nêm.
Cách chế biến:
- Nhặt phần rễ rau dền và lá già, ngâm nước muối loãng 10 phút rồi để ráo. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho thịt băm vào bát ướp cùng 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, ½ thìa hạt tiêu, ướp 15 phút.
- Cho vào nồi một ít dầu ăn rồi xào thịt băm đến khi thịt săn lại.
- Đổ thêm 1 lít nước, đun đến khi sôi thì cho rau dền vào nấu thêm 3 phút.
- Nêm nếm lại với gia vị cho vừa ăn sau đó tắt bếp. Trang trí món ăn với hành lá.
12. Cà rốt xào trứng
Tác dụng: Cà rốt có chứa hợp chất beta carotene là tiền chất của vitamin A giúp bạn giảm đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt và thúc đẩy kinh nguyệt đến sớm hơn.
Nguyên liệu: cà rốt 1 củ, trứng gà hoặc trứng vịt 2 quả, dầu ăn, muối, nước tương, hạt nêm, hạt tiêu.
Cách chế biến:
- Cà rốt rửa sạch, thái sợi nhỏ.
- Đập trứng vào bát, thêm nước tương, muối, hạt tiêu.
- Đun nóng chảo, thêm dầu ăn rồi chiên trứng đến khi trứng chín. Đảo sơ để trứng tách thành từng miếng rồi cho trứng ra đĩa.
- Xào cà rốt bằng chảo cũ đến khi cà rốt chín thì cho trứng vào xào cùng, nếm nếm gia vị rồi cho ra đĩa rồi thưởng thức.
13. Canh bông cải xanh sườn non
Tác dụng: Bông cải xanh chứa sulforaphane có kích thích các enzym đào thải độc tố trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra, với hàm lượng lớn vitamin C và K, bông cải xanh được cho là rất tốt cho chu kỳ kinh nguyệt, giúp cải thiện cân bằng nội tiết
Nguyên liệu: sườn non 500g, bông cải xanh 1 cây, cà rốt 1 củ, khoai tây 1 củ, hành lá, ngò rí, tiêu, hạt nêm, muối.
Cách chế biến:
- Bông cải xanh cắt thành miếng vừa ăn, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút.
- Hành lá và ngò rí rửa sạch, cắt nhỏ. Cà rốt rửa sạch, tỉa hoa cho đẹp mắt. Khoai tây nạo vỏ, cắt miếng vừa ăn.
- Lấy phần đầu hành lá cho vào cối cùng nửa thìa hạt tiêu, dùng chày giã nhuyễn.
- Luộc sơ sườn non rồi xả qua với nước lạnh để khử mùi hôi.
- Cho sườn vào nồi cùng 800ml nước lọc, thêm 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm rồi hầm trong 30 – 40 phút. Bạn nên thường xuyên vớt bọt để nước canh được trong hơn.
- Sau khi hầm sườn khoảng 30 – 40 phút, cho cà rốt và khoai tây vào nồi cùng đầu hành giã nhuyễn. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
- Cho bông cải xanh vào nồi canh, đun tiếp đến khi bông cải chín thì cho hành lá, ngò rí rồi tắt bếp.
14. Sinh tố chuối
Tác dụng: Chuối là lựa chọn yêu thích của chị em nhờ khả năng cân bằng nội tiết, giảm đau bụng kinh, điều trị chậm kinh. Nhờ hàm lượng lớn kali, magie và chất xơ, ăn chuối còn giúp điều hòa đường ruột và ngăn ngừa tiêu chảy.
Nguyên liệu: chuối chín 2 quả, sữa tươi không đường 100ml, sữa đặc, đá viên.
Cách chế biến:
- Chuối bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ.
- Cho chuối, sữa đặc, sữa tươi không đường, đá viên vào máy xay và xay nhuyễn.
15. Sinh tố cà rốt
Nguyên liệu: cà rốt 1 củ, sữa tươi không đường 100ml, sữa đặc, đá viên.
Cách chế biến:
- Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ ngoài rồi cắt thành những khoanh mỏng.
- Xay nhuyễn cà rốt, sữa đặc, sữa tươi không đường, đá viên.
- Cho sinh tố ra cốc rồi thưởng thức.
16. Sữa chua yến mạch
Nguyên liệu: yến mạch ăn liền 3 thìa, sữa chua không đường 1 hộp.
Cách chế biến:
- Cho yến mạch và sữa chua vào bát, trộn đều.
- Để 5 phút cho yến mạch nở mềm rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể để sữa chua yến mạch vào ngăn mát thêm 15 phút để hương vị thơm ngon hơn.
17. Bơ dầm sữa chua
Nguyên liệu: bơ tươi 1 quả, sữa chua 1 hộp, sữa đặc, đá vụn hoặc đá viên.
Cách chế biến:
- Bơ bóc vỏ, bỏ hạt, cắt bơ thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Trộn bơ cùng sữa chua, sữa đặc và đá lạnh rồi thưởng thức.
☛ Tham khảo thêm: Các loại nước ép bổ dưỡng cho chị em trong kỳ đèn đỏ
Dầu hoa anh thảo Oeneva Tuệ Linh – điều hòa kinh nguyệt
Chậm kinh là vấn đề khiến nhiều chị em băn khoăn và lo lắng, thấu hiểu vấn đề này, Công ty TNHH Dược phẩm Tuệ Linh đã cho ra mắt dầu hoa anh thảo Oeneva với nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho chị em phụ nữ.
Sản phẩm chứa dầu hoa anh thảo Oenothera biennis, dầu hạt lanh, vitamin E, alpha lipoic acid, mang đến tác dụng vượt trội gồm có:
- Điều hòa kinh nguyệt và nội tiết tố.
- Làm da sáng đẹp và mịn màng hơn.
- Giảm mụn, nám, tàn nhang, tăng cường đàn hồi da.
- Giảm tích mỡ ở vòng 2, giúp ngực nở nang.
- Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa, giảm các triệu chứng rối loạn nội tiết như tóc khô sơ, yếu sinh lý…
Sản phẩm có thể sử dụng cho người từ 12 tuổi trở nên, đặc biệt là nữ giới từ 15 – 40 tuổi.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc gọi điện tới tổng đài 1800 1190 để được các dược sĩ của Oeneva tư vấn.