Trứng gà, trứng vịt từ lâu đã rất quen thuộc trong đời sống của con người. Thực tế chúng rất dễ mua, dễ bảo quản và chế biến nên được rất nhiều người yêu thích, lựa chọn sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, trứng thường được khuyên hạn chế sử dụng khi da bị tổn thương, vậy bị mụn có nên ăn trứng không? Hãy cùng oeneva.com tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. Những lợi ích của việc ăn trứng
Nghiên cứu cho thấy trứng chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, lipid, chất béo, kẽm, canxi,… Theo chuyên gia, ăn trứng có thể đem lại những lợi ích như:
Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Lượng protein dồi dào trong trứng có thể giúp hình thành và củng cố sức mạnh các khối cơ
Cải thiện thị lực: Trứng có chứa vitamin A cùng hai chất chống oxy hóa là zeaxanthin và lutein, có khả năng làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, hỗ trợ cải thiện thị lực.
Giúp hình thành xương, tóc và móng: Vitamin D trong trứng rất tốt cho xương, ngoài ra các vitamin, acid amin và khoáng chất khác trong trứng cũng giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng sinh hóa trong cơ thể, từ đó phòng ngừa loãng xương, đồng thời giúp tóc và móng chắc khỏe hơn.
Bảo vệ, tăng cường chức năng não bộ: Choline, lutein và zeaxanthin trong lòng đỏ trứng có thể cải thiện sức khỏe não bộ và chức năng nhận thức.
Giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL), giảm cholesterol xấu (LDL)
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thành phần omega-3 trong trứng có khả năng làm giảm triglyceride trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hỗ trợ giảm cân: Nghiên cứu cho thấy ăn trứng giúp ta cảm thấy no lâu hơn, từ đó ăn ít đi và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
2. Bị mụn có nên ăn trứng không?
Mặc dù trứng là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều thành phần có lợi cho cơ thể và không phải là nguyên nhân gây mụn nhưng việc ăn nhiều trứng không được khuyến khích với người đang bị mụn.
Cụ thể, ăn quá nhiều trứng sẽ khiến huyết áp tăng, đồng thời thận cũng phải hoạt động nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến đến quá trình bài tiết độc tố, khiến mụn xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, theo quan điểm Đông y, việc ăn trứng khi bị vết thương hở có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương, thậm chí để lại các đốm trắng trên da, gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ta phải cắt bỏ hoàn toàn món trứng trong chế độ ăn. Theo đó, khi bị mụn vẫn có thể ăn trứng nhưng chỉ nên ăn ở mức vừa phải, khoảng 5 quả/tuần.
3. Cách ăn trứng khi bị mụn
Như đã nói ở trên, trứng không phải nguyên nhân chính gây ra mụn, do vậy khi bị mụn ta vẫn có thể bổ sung trứng vào thực đơn nếu biết sử dụng đúng cách.
Không ăn quá nhiều trứng: Theo chuyên gia, ta không nên ăn quá 5 quả trứng/tuần và 2 quả/ngày để giúp tổn thương da được phục hồi hiệu quả nhất
Ưu tiên món hấp, luộc: Cách chế biến món trứng cũng rất quan trọng đối với người bị mụn. Chuyên gia cho biết, để hạn chế tổn thương tối đa cho làn da, ta nên ưu tiên các món trứng hấp, luộc, hạn chế sử dụng các món chiên, xào hoặc chứa nhiều gia vị cay nóng.
Ưu tiên ăn trứng vào buổi sáng: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn trứng vào buổi sáng sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ chúng một cách hiệu quả hơn. Trong khi đó ăn trứng vào buổi tối có thể gây đầy bụng, khó tiêu, làm cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến việc phục hồi tổn thương da và hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
☛ Đọc thêm: Bị mụn có nên ăn bánh mì?
4. Bị mụn không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tránh ăn quá nhiều trứng, khi bị mụn ta cũng cần hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây để tổn thương da mau lành hơn, giảm nguy cơ hình thành sẹo:
Thịt gà: Ăn thịt gà khi đang bị mụn có thể khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời khiến vùng da tổn thương do mụn thêm ngứa ngáy, lâu lành.
Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt chó,… có thể làm tăng sinh collagen quá mức và kích thích sản sinh melanin, dẫn đến hình thành sẹo lồi, sẹo thâm, rất mất thẩm mỹ.
Đồ ăn cay nóng: Các món ăn nêm nếm nhiều gia vị cay nóng có thể kích thích phản ứng viêm, khiến tình trạng viêm nhiễm do mụn trở nên tồi tệ. Ngoài ra, chúng cũng khiến cơ thể bị nóng trong, tiết nhiều mồ hôi hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Có thể bạn muốn biết: Lên mụn nhiều ăn tôm có sao không?
Món ăn nhiều dầu mỡ: Các món chiên xào nhiều dầu mỡ không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mà còn có khả năng thúc đẩy hoạt động của tuyến bã nhờn, khiến viêm nhiễm tăng thêm, đồng thời làm bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
Đồ nếp: Các món đồ nếp như xôi, bánh nếp, bánh chưng,… khi ăn vào có thể khiến cơ thể bị sinh nhiệt, khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông, tăng nguy cơ viêm nhiễm và làm mụn xuất hiện nhiều hơn.
Thực phẩm nhiều đường: Các loại bánh kẹo, nước ngọt có thể làm chỉ số đường huyết tăng lên nhanh chóng, điều này khiến cơ thể sản sinh insulin quá mức, kích thích da tiết bã nhờn nhiều hơn, gây nổi mụn.
Rượu bia, cà phê: Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê sẽ khiến gan – thận rơi vào tình trạng hoạt động quá tải, làm độc tố bên trong cơ thể tích tụ ngày càng nhiều, đồng thời chúng cũng khiến nội tiết tố bị rối loạn, làm mụn xuất hiện nhiều hơn.
Ngoài việc thiết lập chế độ ăn uống giảm mụn, bạn cũng đừng quên thực hiện quy trình chăm sóc da đúng cách. Trước khi bắt đầu quy trình skincare da mụn khoa học, chắc chắn bạn cần đọc bài viết: Top 9 sản phẩm chăm sóc da mụn không thể thiếu.