Việc uống tinh dầu hoa anh thảo đem lại rất nhiều tác động tích cực đến việc làm đẹp, trẻ hóa làn da. Nhiều người muốn sử dụng dầu hoa anh thảo ở dạng trực tiếp bằng đường bôi nên có thắc mắc “dùng tinh dầu hoa anh thảo để bôi mặt có được không?”. Để giải đáp câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu các nghiên cứu khoa học về khả năng trị mụn của dầu hoa anh thảo
Dầu hoa anh thảo là một nguồn giàu axit linoleic và axit gamma-linoleic (GLA), cả hai có thể tạo ra các chất giống như hormone gọi là prostaglandin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm mụn, thâm mụn và bệnh chàm.
Một nghiên cứu của Hàn Quốc được thực hiện vào năm 2014 kết luận rằng GLA làm giảm viêm ở những người bị mụn trứng cá.
Hiệu quả của việc bổ sung axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic trong chế độ ăn uống đối với mụn trứng cá: một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có kiểm soát.
Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá hiệu quả lâm sàng, độ an toàn và những thay đổi mô học gây ra bởi axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống và axit γ-linoleic trong mụn trứng cá.
Một nghiên cứu can thiệp chế độ ăn uống song song, ngẫu nhiên, có kiểm soát kéo dài 10 tuần đã được thực hiện ở 45 người tham gia bị mụn trứng cá nhẹ đến trung bình, được phân bổ cho nhóm axit béo omega-3 (2.000 mg axit eicosapentaenoic và axit docosahexaenoic), một loại axit γ-linoleic. nhóm axit (dầu cây lưu ly chứa 400 mg axit γ-linoleic) hoặc nhóm đối chứng. Sau 10 tuần bổ sung axit béo omega-3 hoặc axit γ-linoleic, các tổn thương mụn viêm và không viêm giảm đáng kể.
Đánh giá chủ quan của bệnh nhân về sự cải thiện cho thấy một kết quả tương tự. Heamatoxylin & eosin nhuộm các tổn thương do mụn đã chứng minh giảm viêm và cường độ nhuộm hóa mô miễn dịch đối với interleukin-8. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo.
Nghiên cứu này lần đầu tiên cho thấy axit béo omega-3 và axit γ-linoleic có thể được sử dụng như phương pháp điều trị bổ trợ cho bệnh nhân mụn trứng cá.
Nguồn: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24553997/
Tác dụng của dầu hoa anh thảo trong việc ngăn ngừa viêm môi khô ở bệnh nhân mụn trứng cá đang được điều trị bằng thuốc uống.
Một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả của việc điều trị mụn trứng cá khi bổ sung dầu hoa anh thảo so sánh với Iso cũng cho kết quả tích cực (Xem chi tiết nguồn nghiên cứu).
Bên cạnh đó, còn một nghiên cứu khác được thực hiện tại Hàn Quốc để kiểm chứng hiệu quả của dầu hoa anh thảo trong việc cải thiện triệu chứng khô môi ở những người đang điều trị mụn bằng thuốc uống. Kết quả cho thấy sau 8 tuần tình trạng khô môi cải thiện đáng kể. (Xem chi tiết thông tin nghiên cứu)
Một nghiên cứu trong năm 2016 tại Türkiye, đã cho thấy rằng sử dụng dầu hoa anh thảo trong 6 tuần, có thể giúp giảm mụn và số lượng mụn, cũng như giảm kích thước và màu sắc của vết thâm do mụn. Nghiên cứu khác cho thấy rằng sử dụng dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm mụn và các vết thâm do mụn nhờ vào tác dụng chống viêm và chống bệnh tật của nó.
Đọc thêm: Nên uống dầu hoa anh thảo trong bao lâu?
Bôi tinh dầu hoa anh thảo lên mặt được không?
Thực tế, từ xa xưa loại dầu hoa anh thảo đã được sử dụng bôi ngoài da để làm dịu tình trạng viêm da. Ngày nay, chúng cũng góp mặt trong các sản phẩm dưỡng da như kem bôi, serum,… Do đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa anh thảo bôi lên mặt như một loại mặt nạ chăm sóc da tuy nhiên cần lưu ý thử phản ứng trước khi sử dụng.
Theo đó, trước khi thử bất cứ sản phẩm lạ nào trên da chúng ta cũng cần thử phản ứng. Đặc biệt, nếu sử dụng dầu hoa anh thảo dạng viên uống để bôi thì bạn càng cần thực hiện bước này. Hãy cắt 1 đầu viên nang mếm, lấy một chút dầu hoa anh thảo và thoa lên vùng da mỏng ở cổ tay. Chờ khoảng 20-30 phút nếu không có hiện tượng kích ứng, bạn có thể thoa lên vùng mặt.
Nhiều chị em cũng sử dụng tinh dầu hoa anh thảo như một loại mặt nạ cấp ẩm hay một lớp nền bảo vệ da trước khi trang điểm, thoa kem chống nắng. Một số khác còn sử dụng chúng chấm lên các nốt mụn và vùng da tổn thương để làm dịu da, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương. Tuy nhiên, những cách làm này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian. Việc sử dụng dầu hoa anh thảo để cải thiện mụn chủ yếu thông qua đường uống, hiện chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả của dầu hoa anh thảo khi dùng ở đường bôi trực tiếp.
Đọc thêm: Tìm hiểu về các công dụng khác của dầu hoa anh thảo
Chinh đã bình luận
Mình bị mụn nội tiết có uống Oeneva được không?
Oeneva Tuệ Linh đã bình luận
Ngọc Ánh đã bình luận
Gần đây mình mới bị dong kinh, mình cũng mới uống Oeneva được 5 ngày thì có nên dùng tiếp ko? Tư vấn giúp mình với
Chuyên viên tư vấn đã bình luận