Quy trình chăm sóc da bị mụn tương đối phức tạp. Bởi các sản phẩm nếu không dùng đúng cách sẽ không phát huy tối đa tác dụng và có nguy cơ làm tổn thương làn da nhạy cảm. Nếu bạn đang băn khoăn nên bôi trị mụn trước hay serum trước thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.
Nội dung bài viết
Nên bôi trị mụn trước hay serum trước?
Đây có lẽ là câu hỏi làm đau đầu nhiều cô nàng sở hữu làn da mụn kém sắc. Đáp án là nên bôi kem trị mụn trước khi sử dụng serum. Bởi kem trị mụn cần tiếp xúc với da để dễ dàng thấm sâu vào bên trong, phát huy tối đa tác dụng của mình như: kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, nhanh chóng làm khô nhân mụn, đẩy nhân mụn trồi lên. Sau đó, bạn thoa serum cũng như các sản phẩm chăm sóc da khác để dưỡng ẩm và tăng cường bảo vệ làn da nhạy cảm.
Nếu bạn thao tác ngược lại là bôi serum trước khi dùng kem trị mụn, kem trị mụn có thể bị cản trở không thấm được hoàn toàn vào da. Điều này khiến hiệu quả trị mụn kém đi.
Hướng dẫn các bước chăm sóc da mụn đúng cách
Làn da trị mụn thường nhạy cảm, dễ tổn thương. Vì vậy, quy trình chăm sóc da cần thực hiện cẩn thận và thường bao gồm các bước cơ bản dưới đây:
1. Làm sạch da mặt
Việc đầu tiên cần phải làm là vệ sinh tay bằng nước rửa tay chuyên dụng. Bởi tay chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn có thể khiến da bị nhiễm trùng và mụn lây lan nhanh hơn.
Sau đó, bạn tẩy trang kỹ để loại bỏ hoàn toàn lớp trang điểm và kem chống nắng trên da. Cuối cùng, lấy lượng nước rửa mặt vừa đủ, tạo bọt và thoa đều lên da mặt, lấy đi vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn, làm thông thoáng lỗ chân lông.
Bạn nên chọn các sản phẩm làm sạch da lành tính có độ pH khoảng 5 – 6 và thực hiện các thao tác thật nhẹ nhàng để không làm vỡ các nốt mụn hoặc gây tổn thương da.
2. Cân bằng da bằng nước hoa hồng
Nước hoa hồng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp độ ẩm và cân bằng độ pH cho da. Ngoài ra, nước hoa hồng còn góp phần loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, bã nhờn còn sót lại nằm sâu trong lỗ chân lông, giúp da mềm mịn và hấp thu dưỡng chất ở những bước sau tốt hơn.
3. Dùng kem trị mụn
Bạn lấy lượng kem trị mụn vừa đủ và thoa một lớp mỏng lên vùng da bị mụn, không nên thoa quá dày khiến lỗ chân lông bị tắc làm phản tác dụng.
4. Thoa serum và kem dưỡng da
Bạn thoa serum trước, sau đó đến kem dưỡng. Bước này giúp da đủ độ ẩm, mịn màng và nhanh chóng phục hồi sau mụn. Ngoài ra, thoa serum và kem dưỡng da còn ngăn chặn các dưỡng chất trong kem trị mụn bị bốc hơi, tăng hiệu quả trị mụn.
☛ Tham khảo: Top 10 serum chống lão hóa da đáng thử nhất!
5. Sử dụng kem chống nắng
Làn da bị mụn rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ dễ thâm sạm và tình trạng mụn cũng trầm trọng hơn. Vì vậy, thoa kem chống nắng mỗi ngày là bước bảo vệ da vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
Bạn nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường và thoa lại sau 2 – 3 tiếng. Ngoài ra, bạn đừng quên bảo vệ da bằng trang phục như mũ nón, ô dù, áo… hạn chế tối đa ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dùng kem chống nắng sai cách có thể làm nổi mụn
Câu hỏi thường gặp khi dùng kem trị mụn?
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của chị em khi dùng kem trị mụn:
Có nên bôi kem trị mụn sau khi nặn mụn?
Bạn nên bôi kem trị mụn sau khi nặn mụn để ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế mụn lan sang vùng da xung quanh và chữa lành những tổn thương sau mụn. Tuy nhiên, bạn nên đợi khoảng 1 – 2 tiếng để da được nghỉ ngơi. Nếu bôi kem trị mụn ngay sau khi nặn mụn, tình trạng nóng rát, khó chịu có thể xảy ra.
Bôi kem trị mụn bị rát ra do đâu?
Những nguyên nhân khiến da bị rát khi bôi kem trị mụn:
- Thuốc đang phát huy tác dụng: Trong trường hợp này, hiện tượng rát da là bình thường và chỉ kéo dài khoảng 5 – 10 phút là tự biến mất.
- Tiếp xúc vết thương hở: Người dùng bôi thuốc ngay sau khi nặn mụn hoặc vùng da tổn thương dẫn đến tình trạng bỏng rát, khó chịu.
- Da bị kích ứng với thuốc: Điều này xảy ra khi sử dụng thuốc trị mụn không phù hợp với loại da hoặc dùng quá liều lượng bác sĩ chỉ định.
Như vậy, rát da khi bôi kem trị mụn có thể là hiện tượng bình thường hoặc bất thường. Bạn nên theo dõi kỹ phản ứng của da trong suốt quá trình dùng thuốc để biết được da đang đáp ứng tốt với thuốc hay xảy ra những phản ứng bất lợi cần khắc phục kịp thời.
Bôi kem trị mụn bị khô da có sao không?
Kem trị mụn chứa một số thành phần như: AHA, Benzoyl peroxide, Retinoids… thường đi kèm tác dụng phụ gây khô da. Đây là hiện tượng bình thường và có thể khắc phục bằng những cách sau:
- Không rửa mặt bằng nước nóng: Nhiệt độ cao của nước phá hủy kết cấu da, khiến da ửng đỏ, ngứa ngáy và bong tróc. Do đó, bạn nên rửa mặt bằng nước mát để bảo vệ da khỏi vấn đề trên.
- Uống đủ nước: Đây là cách cấp ẩm cho da từ bên trong đơn giản mà hiệu quả.
- Không chà xát da quá mạnh: Dùng khăn chà xát mạnh có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da khiến da bị khô hơn. Bạn chỉ nên dùng khăn thấm nhẹ để hút bớt nước mà vẫn giữ được lượng ẩm cần thiết.
- Ngừng hoặc giảm sử dụng các sản phẩm tẩy da chết: Thường xuyên tẩy tế bào chết làm hỏng lớp màng ẩm trên da. Vì vậy, trong thời gian bôi kem trị mụn, bạn nên hạn chế hoặc ngừng dùng các sản phẩm này để da đỡ khô và bong tróc.
☛ Gợi ý: 12 cách chăm sóc da mụn từ bên trong không cần mỹ phẩm
Lời kết
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Nên bôi trị mụn trước hay serum trước?” và xây dựng được quy trình chăm sóc da mụn hợp lý. Chúc bạn nhanh chóng đánh bay những nốt mụn đáng ghét, lấy lại làn da mịn màng, sáng khỏe!