Curcumin hay tinh chất nghệ đã là một thành phần quen thuộc trong các sản phẩm dưỡng da, trị mụn, mờ thâm sẹo. Vậy trị mụn trực tiếp bằng nghệ tươi có hiệu quả không, và có những cách trị mụn tại nhà bằng nghệ nào? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Nội dung bài viết
1. Cách trị mụn tại nhà bằng nghệ
1.1. Bột nghệ và nước cốt chanh
Chuẩn bị:
- Nghệ: 1 thìa bột nghệ hoặc 10g nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ, giã/ xay nhuyễn.
- Nước cốt chanh: 2 thìa cafe.
- Nước ấm: vừa đủ.
Tiến hành:
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp nghệ – nước cốt chanh, thêm nước ấm để điều chỉnh độ đặc nếu cần.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, lau khô.
- Bước 3: Thoa hỗn hợp lên vùng da mụn, massage nhẹ nhàng.
- Bước 4: Chờ 10 – 15 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch.
☛ Kết hợp khác để: Trị mụn đầu đen bằng bằng chanh
1.2. Nghệ và lòng đỏ trứng gà
Chuẩn bị:
- Nghệ tươi: 15g, rửa sạch, gọt vỏ, giã/ xay nhuyễn.
- Lòng đỏ trứng gà: 1 lòng, đánh tan.
Tiến hành:
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp nghệ và lòng đỏ trứng gà.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, lau khô.
- Bước 3: Thoa một lớp hỗn hợp lên vùng da mụn, thư giãn trong 15 phút.
- Bước 4: Rửa sạch mặt bằng nước ấm.
1.3. Nghệ tươi và nước vo gạo
Chuẩn bị:
- Nghệ tươi: 15g, rửa sạch, gọt vỏ, giã/ xay nhuyễn lấy nước cốt.
- Nước vo gạo: tỷ lệ 1: 1 với nước cốt nghệ tươi.
Tiến hành:
- Bước 1: Hòa nước cốt nghệ tươi với nước vo gạo.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, lau khô.
- Bước 3: Lấy hỗn hợp thoa đều lên vùng da mụn, massage 10 – 15 phút.
- Bước 4: Rửa lại mặt bằng nước sạch.
Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần
1.4. Mặt nạ nghệ tươi – mật ong
Chuẩn bị:
- Nghệ tươi: 15g, rửa sạch, gọt vỏ, giã/ xay nhuyễn.
- Mật ong: 2 thìa canh.
Tiến hành:
- Bước 1: Trộn đều hỗn hợp nghệ tươi – mật ong.
- Bước 2: Rửa sạch mặt, lau khô.
- Bước 3: Đắp hỗn hợp lên mặt, chờ 15 – 20 phút.
- Bước 4: Rửa lại mặt bằng nước sạch.
Phương pháp này yêu cầu bạn phải thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách trị mụn bằng mật ong
1.5. Uống trà nghệ
Chuẩn bị:
- Nghệ: 2 thìa bột nghệ hoặc 15g nghệ tươi rửa sạch, gọt vỏ, giã/ xay nhuyễn.
- Mật ong: 1 – 2 thìa cafe tùy khẩu vị.
- Nước: 300ml.
- Bình thủy tinh/ bình trà.
- Khăn sạch.
Tiến hành:
- Bước 1: Đun sôi nước.
- Bước 2: Cho bột nghệ và nước sôi vào bình trà, ủ trong 15 phút.
- Bước 3: Lọc trà qua khăn sạch.
- Bước 4: Đợi trà nguội rồi thêm mật ong vào và thưởng thức.
Lưu ý: Theo phương pháp, bạn cần uống trà nghệ 3 – 4 lần mỗi tuần, duy trì theo từng đợt 2 – 3 tháng
2. Tác dụng trị mụn trứng cá của nghệ theo khoa học
Ngoài tác dụng làm gia vị, tạo màu cho thức ăn, nghệ cũng được sử dụng như một sản phẩm chăm sóc sắc đẹp. Theo một nghiên cứu năm 2016(1), các sản phẩm từ nghệ, dưới dạng uống hay bôi đều mang lại lợi ích điều trị cho sức khỏe làn da. Các tác dụng nổi bật là kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và trị mụn.
Nghệ được dùng trong điều trị mụn trứng cá, đặc biệt là mụn viêm (mụn mủ, nốt sẩn, nhọt) và sẹo mụn nhờ vào các đặc tính sau đây(2):
Đặc tính kháng khuẩn
Vi khuẩn là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển mụn trứng cá. Trong đó, vi khuẩn điển hình nhất là P. acnes, thường gây mụn trứng cá nặng hoặc trung bình.
Với những trường hợp nặng, bác sĩ thường kê đơn các kháng sinh như Erythromycin hay Clindamycin kết hợp acid azelaic. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng lạm dụng kháng sinh, việc tìm ra các chất kháng khuẩn thay thế là hết sức cần thiết.
Curcumin trong nghệ đã được chứng minh có đặc tính kháng khuẩn(3). Khi kết hợp với acid lauric, curcumin có khả năng chống lại một số loại vi khuẩn, trong đó có cả P. acnes.
Đặc tính chống viêm
Hiện nay, nhiều nghiên cứu sơ bộ(4) đã chỉ ra curcumin trong nghệ cũng có khả năng làm giảm các triệu chứng viêm trong cơ thể. Mặc dù theo kinh nghiệm dân gian, đặc tính chống viêm của nghệ có thể hiệu quả với mụn trứng cá, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu lâm sàng lớn nào đủ lớn để chứng minh điều này.
Khả năng làm giảm chứng tăng sắc tố
Các vết thâm sẹo mụn thường có màu sẫm hơn vùng da xung quanh, đó là do sự tăng sắc tố da ở nơi mụn vừa biến mất. Theo nghiên cứu về hiệu quả kiểm soát chứng tăng sắc tố của một số thành phần tự nhiên năm 2018(5), các loại kem làm từ nghệ giúp giảm chứng tăng sắc tố tới hơn 14% trong vòng 4 tuần.
3. Trị mụn bằng nghệ tại nhà có hiệu quả không?
Theo một Nghiên cứu năm 2019(6), vi khuẩn P.acnes đã xuất hiện đề kháng với một số phương pháp điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh. Điều đó thúc đẩy việc nghiên cứu về hiệu quả của các hoạt chất khác, ví dụ như curcumin, lên các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Cũng trong nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện curcumin có khả năng kháng khuẩn trên chủng P.acnes kháng kháng sinh ở chuột. Liệu trình kết hợp giữa curcumin và acid lauric dạng gel giúp giảm mụn đầu trắng và mụn đầu đen đi đáng kể.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy curcumin trong nghệ là yếu tố tiềm năng để điều trị các bệnh ngoài da do vi khuẩn. Một số nghiên cứu năm 2013 trên da lợn(3) và nghiên cứu năm 2018(7) cũng có kết luận tương tự.
=> Nói chung, Curcumin trong nghệ có khả năng chống lại các vi khuẩn gây mụn. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu đủ lớn để xác định tính an toàn và hiệu quả của các phương pháp trị mụn bằng nghệ tại nhà. Các nghiệm được thực hiện chủ yếu trên đối tượng là động vật.
Hiệu quả của các mẹo trị mụn tại nhà bằng nghệ chủ yếu dựa theo truyền miệng từ kinh nghiệm dân gian.
Do đó, tốt hơn hết bạn nên trị mụn một cách khoa học, nếu bạn yêu thích các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên, bạn có thể sử dụng kem trị mụn hay các sản phẩm chăm sóc da khác có chứa Curcumin để đảm bảo dược tính được phát huy một cách tốt nhất. Các sản phẩm cũng trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn với làn da của bạn, giảm nguy cơ kích ứng so với việc sử dụng hỗn hợp đơn giản bôi trực tiếp lên da.
Đọc thêm: Nghệ có công dụng làm trắng da không?
4. Oeneva – Cân bằng nội tiết, sạch mụn, sáng da
Các biện pháp trị mụn từ thiên nhiên thường không được chuyên gia khuyên dùng vì hiệu quả không như mong đợi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Để trị mụn một cách an toàn, bạn cần kết hợp giữa việc xây dựng quy trình skincare khoa học, thay đổi lối sống, điều trị theo tư vấn của bác sĩ.
Mụn xuất phát từ nguyên nhân cốt lỗi là do rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết khiến da tăng tiết bã nhờn, khi đó lỗ chân lông bị bít tắc và trở thành các dạng mụn viêm hoặc không viêm.
Do đó, việc sử dụng một sản phẩm điều hòa nội tiết là rất cần thiết trong suốt giai đoạn điều trị mụn.
Gamma-Linolenic (GLA) trong dầu hoa anh thảo OENEVA là một acid béo thiết yếu, có tác dụng điều hòa nội tiết tố mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, do đó bổ sung bên ngoài là giải pháp tối ưu để cải thiện các triệu chứng do rối loạn và mất cân bằng nội tiết gây ra như mụn, nám, tóc khô xơ, gãy rụng,… Cùng với đó, GLA khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Prostaglada Serin, có khả năng giảm sưng viêm hiệu quả, từ đó làm giảm tình trạng sưng viêm do mụn trứng cá gây ra.
Oenothera còn có khả năng loại bỏ bã nhờn, cung cấp độ ẩm và hạn chế nguy cơ bít tắc lỗ chân lông, làm giảm mụn trứng cá và ngăn ngừa chúng quay trở lại. Trong dầu hoa anh thảo còn chứa omega-6, có tác dụng chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện tình trạng của móng và tóc, giúp tóc giảm gãy rụng, suôn mượt hơn.
Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm về sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva cũng như giải đáp câu hỏi về tình trạng mụn, thâm, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1190 để nghe Dược sĩ giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất.
Để đặt mua sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva, bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27213821/
- https://www.healthline.com/health/turmeric-for-acne
- https://www.jstage.jst.go.jp/article/cpb/61/4/61_c12-01043/_html/-char/en
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5664031/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5843359/
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6770633/
- https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1011134418301568