Nổi mụn trứng cá ở cằm có thể trở thành một trong những trải nghiệm tồi tệ nhất. Những cục mụn đỏ tấy, sưng to tái đi tái lại khiến chiếc cằm của bạn bị đau nhức, đôi khi là “biến dạng” và đầy những đốm thâm, sẹo. Một lớp trang điểm dày cộp không thể giúp bạn che giấu, thậm chí còn khiến chúng trở nên nặng nề hơn. Vậy, làm sao để thoát khỏi tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Vì sao mụn mọc nhiều ở cằm?
Mụn trứng cá ở cằm thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi vị thành niên hoặc từ 25 tuổi và kéo dài dai dẳng đến giai đoạn tiền mãn kinh nếu không được điều trị phù hợp.
Theo các chuyên gia, mụn xuất hiện ở cằm và quai hàm thường do sự mất cân bằng hormone, cụ thể là sự gia tăng quá mức của hormone androgen.
Androgen là hormone kích thích tuyến dầu sản xuất bã nhờn để giữ ẩm cho da. Vậy nên, khi nồng độ hormone này tăng cao sẽ kéo theo tuyến dầu hoạt động quá mức, gây dư thừa bã nhờn trên da. Bã nhờn dư thừa kết hợp cùng tế bào chết và vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây viêm và hình thành mụn.
Tình trạng này trở nên phức tạp hơn khi có thêm các yếu tố tác động dưới đây:
Rối loạn nội tiết sinh lý:
Nồng độ hormone androgen thường tăng cao vào khoảng 1 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt, do đó, mụn ở cằm thường xuất hiện vào khoảng thời gian này.
Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. (Đọc chi tiết về: Cách trị mụn nội tiết hiệu quả)
Tâm lý căng thẳng kéo dài:
Có thể gây rối loạn nội tiết tố và khiến các tuyến dầu hoạt động mạnh hơn.
Thời gian căng thẳng càng kéo dài thì nguy cơ và mức độ mụn ở cằm của bạn càng nghiêm trọng.
Bệnh phụ khoa:
Tăng sản xuất androgen có thể xảy ra khi chị em mắc các bệnh nội tiết, thường gặp nhất là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Lúc này, mụn ở cằm có thể mọc liên tục mà không theo từng đợt.
Chế độ ăn thiếu khoa học:
Các nghiên cứu cho thấy, sự mất cân bằng hormone androgen thường gặp ở những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, giàu carbohydrate và sữa có bổ sung hormone.
Tác dụng phụ của thuốc:
Điển hình như thuốc tránh thai, vitamin nhóm B, thuốc chống động kinh, glucocorticoid, lithium, isoniazid, azathioprin, quinidin, cyclosporin, etretinat,….
Thực hiện can thiệp nội tiết:
Gồm các biện pháp tránh thai như tiêm thuốc tránh thai, cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai,….
Nguyên nhân khác:
Mụn ở cằm cũng có thể xảy ra do vệ sinh kém khiến dầu thừa, bụi bẩn, cặn trang điểm và vi khuẩn trên da không được làm sạch, dị ứng các sản phẩm chăm sóc da, kháng insulin hay suy giảm chức năng gan, thận.
Hỏi đáp: Đeo khẩu trang có thể bị lên mụn không?
Mụn ở cằm tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Điều này khiến cho không ít chị em rơi vào cảm giác tự ti, thậm chí là trầm cảm ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Phương án tốt nhất để khắc phục tình trạng này là bạn cần tìm gặp bác sĩ da liễu để tìm hiểu rõ vấn đề của mình và có phác đồ điều trị thích hợp.
2. Phương pháp trị mụn ở cằm hiệu quả
Mụn ở cằm và quai hàm là loại mụn đặc trưng do nội tiết. Vậy nên, những cách chữa từ tự nhiên tác động trên bề mặt như: nha đam, lô hội, sữa chua… thường không không có hiệu quả. Thậm chí, nếu bạn quá lạm dụng hoặc dùng sai cách còn có thể khiến da tổn thương, làm mụn nặng nề hơn.
Phác đồ điều trị mụn ở cằm thường cần kết hợp đồng thời nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm điều trị tại chỗ để giảm tổn thương da và điều trị toàn thân nhằm điều hòa nội tiết từ bên trong.
Dưới đây là thông tin chi tiết về từng liệu pháp trị liệu.
2.1. Dùng thuốc điều trị tại chỗ
Thuốc điều trị tại chỗ là một trong những phương pháp điều trị chính cho những người bị mụn trứng cá ở cằm mức độ nhẹ đến trung bình.
Các thuốc thường gặp bao gồm: benzoyl peroxide, axit salicylic, thuốc kháng sinh, retinoid, axit azelaic và các tác nhân sulfone.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dạng phối hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Benzoyl peroxide
Benxoyl peroxide điều trị mụn trứng cá có thể được sử dụng ở nhiều nồng độ khác nhau, dao động từ 2,5 – 10% và dưới nhiều dạng bào chế như: gel – kem bôi da, sữa rửa mặt hay tẩy da chết. Hoạt chất này có tác dụng làm tan mụn, tiêu sừng, chống viêm và kháng khuẩn.
Tuy nhiên, benzoyl peroxide đôi khi bị hạn chế sử dụng bởi có thể gây kích ứng, bỏng rát khi dùng ở nồng độ cao hay trên làn da nhạy cảm.
Những sản phẩm có nồng độ thấp hơn 2,5 – 5%, có gốc nước được nhiều bác sĩ sử dụng hơn bởi khả năng dung nạp tốt và ít gây khó chịu cho người bệnh.
Acid salicylic
Acid salicylic làm tan mụn, chống viêm, kháng khuẩn, tiêu sừng và tẩy tế bào chết. Hoạt chất này được sử dụng chủ yếu ở nồng độ từ 0,5 – 2% dưới dạng các sản phẩm kem bôi tại chỗ hoặc sữa rửa mặt.
Các chuyên gia cho biết, acid salicylic có khả năng dung nạp tốt trên da nhưng hiệu quả trị mụn trứng cá còn khá hạn chế. Bạn có thể sử dụng acid salicylic từ 1 – 3 lần/ ngày nếu không bị kích ứng.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da và sâu trong lỗ chân lông. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể kết hợp cùng benzoyl peroxide hoặc sử dụng các sản phẩm phối hợp sẵn.
Clindamycin và erythromycin là hai loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong trị mụn trứng cá ở cằm. Trong đó:
Clindamycin:
Được sử dụng phổ biến ở dạng dung dịch hoặc gel 1%, ngoài ra hoạt chất này có thể được thêm vào một số sản phẩm kem dưỡng da hoặc kem bôi ngoài da.
Bạn chỉ cần thoa thuốc một lớp mỏng 1 lần/ ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Erythromycin:
Có thể dùng dưới dạng gel, dung dịch, thuốc mỡ hoặc kem bôi. Erythromycin thường kém hiệu quả hơn so với clindamycin vì đã bị vi khuẩn P. acnes kháng thuốc.
Để khắc phục, bác sĩ thường chỉ định các sản phẩm kết hợp erythromycin 3% với acid hyaluronic 5%.
Tần suất dùng thuốc thường là từ 1 – 2 lần/ ngày.
Hiện nay, các chế phẩm kháng sinh tại chỗ không được bác sĩ ưu tiên do tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Bởi vậy, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Retinoid
Retinoid là dẫn xuất của vitamin A, thường được chỉ định cho những trường hợp bị mụn trứng cá mức độ nhẹ đến trung bình. Hoạt chất này có tác dụng làm tan mụn và ngăn chặn lỗ chân lông bị tắc nghẽn ngay từ giai đoạn đầu tiên (microcomedone).
Ngoài ra, retinoid cũng được dùng như hoạt chất chống viêm và giúp duy trì độ thanh thải sau khi ngừng điều trị bằng đường uống
Có 3 loại retinoid được sử dụng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá ở cằm, gồm:
- Tretinoin 0,025 – 0,1% dưới dạng kem, gel hoặc gel microsphere
- Adapalene 0,1% dưới dạng kem, gel hoặc lotion và 0,3% gel
- Tazarotene 0,05%, 0,1% dưới dạng kem, gel hoặc sản phẩm tạo bọt
Ban đầu, bạn chỉ nên bôi 1 lớp mỏng trên da với tần suất 1 lần/ tuần vào buổi tối. Sau đó, tăng dần số lần dùng khi da đã thích nghi với thuốc.
Sử dụng retinoid có thể gây các tác dụng phụ gồm: khô da, bong tróc da, ban đỏ và kích ứng. Để giảm nhẹ tình trạng này, bạn có thể giảm tần suất và lượng thuốc dùng đồng thời kết hợp thêm các sản phẩm tăng độ ẩm cho da.
Ngoài ra, các loại thuốc retinoid tại chỗ khiến da dễ bắt nắng, vậy nên bạn bắt buộc phải dùng kem chống nắng khi điều trị bằng phương pháp này.
Axit azelaic
Axit azelaic là một axit dicarboxylic tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Hoạt chất này còn được sử dụng bổ trợ sau điều trị mụn trứng cá nhờ khả năng khắc phục chứng loạn sắc tố sau viêm.
Bạn có thể thoa một lớp mỏng các sản phẩm chứa axit azelaic 2 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Dapsone
Dapsone là một tác nhân sulfone có tác dụng chống viêm và tiêu diệt P. acnes. Hoạt chất này được sử dụng phổ biến ở hai nồng độ gồm:
- Dạng gel 5% với liều dùng 2 lần/ ngày.
- Dạng gel 7.5% với liều dùng 1 lần/ ngày.
Hiệu quả điều trị bằng thuốc điều trị tại chỗ có thẻ khác nhau ở mỗi người do ảnh hưởng từ các yếu tố, bao gồm: lượng thuốc, diện tích dùng thuốc, thời gian bôi thuốc, tần suất bôi thuốc, cách bôi và độ dày của lớp sừng trên da.
Để hạn chế ảnh hưởng của những yếu tố này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận hướng dẫn cụ thể phù hợp với tình trạng da của mình.
2.2. Sử dụng thuốc uống trị mụn
Điều trị toàn thân bằng thuốc uống thường được áp dụng cho những trường hợp mụn trứng cá ở cằm mức độ vừa đến nặng và không đáp ứng với các phương pháp trị liệu tại chỗ.
Có hai nhóm thuốc uống chính được sử dụng, gồm: thuốc kháng sinh và tretinoin.
Thuốc kháng sinh
Để trị trứng cá ở cằm, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trên da và hạn chế tình trạng viêm, sưng đỏ. Một số nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến gồm:
Nhóm Tetracycline: Bao gồm các hoạt chất như minocycline, doxycycline và tetracycline.
Thuốc chống chỉ định với phụ nữ mang thai và không khuyến khích dùng cho phụ nữ đang cho con bú vì làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến phát triển xương, răng của em bé.
Nhóm Macrolid: Thường gặp nhất là hai hoạt chất erythromycin và azithromycin.
Thuốc có thể gây các tác dụng phụ gồm: rối loạn tiêu hóa và bất thường trong dẫn truyền thần kinh.
Trimethoprim sulfamethoxazole (TMP / SMX): Thường được chỉ định cho những bệnh nhân dị ứng hoặc không đáp ứng với macrolide và tetracycline.
Nhóm thuốc này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc ở vi khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa, khiến da nhạy cảm hơn với ảnh sáng và nghiêm trọng nhất là hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Cephalosporin: Bao gồm các hoạt chất cephalexin và amoxicillin.
Thuốc có thể gây các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như: nôn, buồn nôn, đầy bụng chướng hơi, tiêu hóa kém.
Penicillin: Chỉ được sử dụng khi cần thay thế cho các loại thuốc kháng sinh thông thường, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai hoặc khi bị dị ứng với các loại thuốc khác.
Các tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa.
Chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh đường uống khi có chỉ định của bác sĩ
Isotretinoin
Isotretinoin được FDA chấp thuận trong điều trị mụn trứng cá ở cằm mức độ nghiêm trọng hoặc vừa phải nhưng không đáp ứng với các loại thuốc điều trị khác.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng isotretinoin làm giảm sản xuất bã nhờn, giảm tổn thương da và sẹo thâm sau mụn.
Liều khởi đầu của đa số người bệnh là 0,5mg/ kg/ ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó, tăng lên 1mg/ kg/ ngày cho đến khi đạt liều tích lũy từ 120 – 150 mg/ kg.
Những trường hợp bị mụn rất nặng, liều dùng ban đầu thấp hơn và liều tích lũy cần cao hơn, có thể trên 200 mg /kg để đảm bảo hiệu quả và giảm tỷ lệ tái phát. Sự hấp thu isotretinoin được tăng lên khi thực phẩm béo, do đó, thuốc được khuyến cáo nên dùng trong bữa ăn.
Mặc dù hiệu quả điều trị cao nhưng isotretinoin cũng gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm: bệnh xơ hóa, viêm môi, bệnh mỡ máu, giảm thị lực ban đêm, nhức đầu, nhiễm độc gan, tăng triglycerid máu, khử khoáng xương, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có thể thay đổi tâm lý, khiến người bệnh lo lắng hay thậm chí là trầm cảm.
Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai hàng ngày chứa hai loại hormone estrogen và progestin có khả năng ức chế cơ thể sản xuất hormone androgen và giảm lượng androgen lưu thông trong máu. Điều này giúp tuyến bã nhờn không bị kích thích hoạt động quá mức, hạn chế tình trạng dầu nhờn dư thừa trên da và gây mụn.
Tuy nhiên, khi bạn ngừng dùng thuốc, hormone androgen sẽ được tăng tiết trở lại dẫn đến tăng nguy cơ tái phát mụn ở cằm. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ cho bạn như: nôn, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt, tăng cân,…
2.3. Trị mụn bằng Laser
Trị mụn bằng laser là phương pháp sử dụng ánh sáng ở các bước sóng khác nhau để phá hủy tuyến bã nhờn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn trên da. Một số bước sóng có thể giúp kích thích tái tạo cơ chất cho da, làm se lỗ chân lông và khắc phục các tổn thương sau mụn.
Liệu pháp dùng laser trị mụn ở cằm được cho là an toàn bởi các tia sáng chỉ tác động lên lớp thượng bì và trung bì của phần da mụn mà không gây tổn thương cho da lành.
Phương pháp này có chi phí cao và có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
3. Lưu ý trong quá trình điều trị mụn ở cằm
Để tăng hiệu quả của những cách trị mụn trứng cá ở cằm và giảm nguy cơ tái phát, hãy lắng nghe những lời khuyên được các chuyên gia da liễu khuyến nghị, cụ thể:
1/ Chỉ nên rửa mặt hai lần mỗi ngày vì rửa mặt quá nhiều có thể kích ứng da và khiến mụn nặng thêm.
2/ Tránh sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt, tẩy da chết có khả năng tẩy rửa mạnh. Điều này có thể khiến da tổn thương và làm các nốt mụn trở nên trầm trọng.
3/ Luôn dưỡng ẩm cho da bởi da khô có thể khiến da bị kích ứng, bong tróc và tổn thương gây viêm nặng hơn. Bên cạnh đó, hãy nhớ tránh các sản phẩm dưỡng da có chứa cồn.
4/ Hãy tẩy trang trước khi đi ngủ bởi lớp trang điểm có thể kết hợp cùng bã nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
5/ Không tự ý nặn mụn, để tránh bị tái lại mụn trắng mụn viêm sau khi nặn. Nên tới các cơ sở nặn mụn chuyên nghiệp để tránh được các rủi ro không đáng có.
6/ Kiên định trong điều trị là điều cần thiết bởi có nhiều biện pháp cần vài tuần mới cho thấy hiệu quả rõ rệt. Việc thay đổi cách chữa liên tục không khiến bạn đạt được kết quả nhanh hơn mà còn khiến da của bạn dễ bị kích ứng và tổn thương.
4. Oeneva – Mụn rời xa, da sáng mịn!
Cội nguồn sự hình thành của mụn đa phần là do nền nội tiết bị xáo trộn. Chính vì vậy, bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần có phương pháp cân bằng nội tiết tố từ bên trong, như việc bổ sung dầu hoa anh thảo Oeneva.
Oeneva sở hữu bộ ba thành phần quyền năng gồm: Oenothera (hoa anh thảo) – Dầu hạt lanh – Vitamin E. Trong đó, dầu hoa anh thảo – Oleum Oenotherae Bienni và vitamin E giúp điều hòa nội tiết tố, kiểm soát lượng dầu nhờn tiết trên da. Hoạt chất axit linoleic (LA) và acid γ-linolenic (GLA) trong dầu hoa anh thảo giúp củng cố hàng rào biểu bì, duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da.
Ngoài ra, vitamin E giúp dưỡng ẩm, mờ nếp nhăn, tăng tái tạo và phục hồi tổn thương trên da, mang đến cho bạn làn da láng mịn, khỏe mạnh. Dầu hạt lanh tự nhiên giàu Omega 3 và những axit béo thiết yếu có tác dụng chống viêm, khắc phục tình trạng mụn sưng đỏ.
Xem thêm: Review chi tiết của người dùng Oeneva
Mụn trứng cá ở cằm đặc trưng cho tình trạng mụn nội tiết, xuất phát từ những rối loạn từ bên trong cơ thể. Vậy nên, để kiểm soát hiệu quả loại mụn này, bạn cần thăm khám kỹ và thực hiện điều trị theo hướng dẫn từ các bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không trị mụn theo những phương pháp chưa được nghiên cứu, chứng minh hay những sản phẩm không rõ nguồn gốc để tránh khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5986265/
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/325991#causes
- https://www.healthline.com/health/pimple-on-chin#other-causes
- https://www.medicinenet.com/why_am_i_getting_pimples_on_my_chin/article.htm