Mụn là nỗi ám ảnh lớn với các mẹ sau sinh gây ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và sự tự tin. Đặc biệt, tình trạng mụn ở mẹ bỉm sữa còn dai dẳng, khó điều trị và dễ dàng để lại thâm sẹo nếu không được khắc phục đúng cách. Để gìn giữ nét thẩm mỹ cho các mẹ, chúng ta cần biết về nguyên nhân, cách trị mụn sau sinh cũng như những lưu ý để việc trị mụn hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây mụn ở mẹ sau sinh
Nổi mụn trong thai kỳ và giai đoạn sau khi sinh là hiện tượng hết sức bình thường mà các mẹ gặp phải. Nguyên nhân gây mụn ở đây là gì, hãy cùng Oeneva tìm hiểu ngay sau đây.
1.1. Thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân chủ yếu khiến mụn phát sinh ở mẹ bỉm là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Trong thời gian mang thai và sau khi sinh, nồng độ các hormone trong cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ rệt. Vào thời gian mang thai, hormone progesterone được sản xuất từ nhau thai làm ngăn chặn sự rụng trứng, giúp tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung để bảo đảm dinh dưỡng cho thai nhi.
Sau khi sinh, nồng độ progesterone vẫn duy trì ở nồng độ cao và tham gia vào quá trình tạo sữa của mẹ. (Đọc rõ hơn để hiểu về: Rối loạn nội tiết tố sau sinh)
Vậy nhưng, sự tăng tiết hormone progesterone đồng thời kích thích sản xuất dầu nhờn trên da, gây bít tắc lỗ chân lông, tích tụ bụi bẩn và tạo điều kiện thuận lợi cho mụn hình thành.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có nhiều mụn thì sẽ sinh con trai hay con gái?
1.2. Căng thẳng và stress
Bên cạnh hormone progesterone, một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng mụn của mẹ sau sinh là cortisol, hormone được tiết ra khi bạn căng thẳng, stress làm kích thích da tăng tiết bã nhờn gây mụn.
Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng, đặc biệt là những chị em lần đầu làm mẹ. Stress có thể xuất hiện do những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày như thức khuya chăm sóc con, căng thẳng khi bé quấy khóc, đau tức ngực khi cho con bú…
Tình trạng căng thẳng, stress sau sinh kéo dài không chỉ khiến mọc mụn mà còn có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh ở mẹ bỉm sữa.
1.3. Mất nước sau sinh
Một nguyên nhân khác dẫn tới nổi mụn ở phụ nữ sau sinh là sự thiếu hụt nước của cơ thể.
Lúc này, mất nước khiến cho da khô hơn và kích thích các tế bào tăng biết bã nhờn gây mụn. Để khắc phục nguyên nhân này, các mẹ hãy nhớ uống đủ nước sau khi sinh để bảo vệ làn da nhé.
2. Mụn sau sinh kéo dài bao lâu?
Mụn ở mẹ sau sinh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt là trán, cằm, má là những vị trí có nhiều tuyến tiết bã nhờn.
Trong hầu hết trường hợp, nổi mụn sau sinh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn kéo dài vài ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ bỉm sữa phải đối mặt với mụn trong vài tuần đến vài tháng.
Lý giải cho sự khác biệt về thời gian của việc nổi mụn sau sinh là do nguyên nhân gây mụn phụ thuộc vào tốc độ giảm hormome progesterone về mức bình thường của mẹ.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn cho con bú, nồng độ hormone trong cơ thể cũng thay đổi để nâng cao khả năng bài tiết sữa. Do đó, trong nhiều trường hợp mụn sau sinh có thể kéo dài đến khi bé cai sữa hoàn toàn.
3. Cách trị mụn sau sinh hiệu quả cho mẹ
Nếu các chị em sau sinh đang phải đối mặt với tình trạng mụn hết sức khó chịu thì hãy tham khảo một số biện pháp giúp trị mụn an toàn, hiệu quả sau đây.
3.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Cách trị mụn sau sinh đơn giản và hiệu quả nhất cho mẹ bỉm sữa là điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống, bao gồm:
- Uống đủ mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước, có thể uống các loại nước ép như nước cà rốt, nước dưa dấu, nước cà chua…
- Rửa mặt và tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ. Hãy nhớ rửa mặt bằng nước ấm hoặc nước lạnh để không làm khô da.
- Hạn chế chạm tay lên mặt và nặn mụn bằng tay để tránh để lại thâm sẹo hoặc khiến mụn lan rộng.
- Chỉ dùng tay và khăn mềm để làm sạch da theo chuyển động tròn, tuyệt đối không cọ quá mạnh nhằm tránh gây tổn thương trên da.
- Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu để hạn chế làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da mụn và tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần.
- Duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất với rau quả, trái cây tươi. Sử dụng các nguồn protein nạc và chất béo tốt như quả bơ, các loại hạt. Tránh đường tinh chế và các thức ăn chế biến sẵn.
- Thường xuyên gội đầu nếu da đầu dầu và không để tóc bết dính vào mặt.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng buổi trưa, thoa kem chống nắng mỗi ra đi ra ngoài.
3.2. Thuốc bôi trị mụn
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thuốc trị mụn với thành phần đa dạng khác nhau. Tuy nhiên, việc cho con bú sẽ phần nào làm hạn chế các sản phẩm trị mụn cho mẹ. Các mẹ có thể cân nhắc một số sản phẩm trị mụn sau sinh hiệu quả mà vẫn đảm đảm an toàn cho con như:
Sản phẩm chứa Benzoyl peroxide: Benzac AC 5, Neutrogena On The Spot Acne Treatment, PanOxyl cream 4%, Enzoxid 5, Paula’s Choice Clear Extra Strength 2.5% Benzoyl Peroxide, Antiacne Gel 5%, Vinoyl-10, Acnol 10,…
Sản phẩm chứa Acid salicylic: Salicylic 5%, Obagi Clenziderm MD Pore Therapy, Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid Exfoliant, Murad Rapid Relief Acne Spot Treatment…
Sản phẩm chứa Acid Azelaic: Paula’s Choice 10% Azelaic Acid Booster, The Ordinary Azelaic Acid Suspension 10%, Paula’s Choice Antioxidant Pore Purifier, Skinoren, Derma Forte…
Thuốc kháng sinh: Gồm kháng sinh Cindamycin đường uống như Clindamycin Phosphate Gel USP, T3 Mycin,…
Nhìn chung, các hoạt chất này đều có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tẩy tế bào chết và giúp lỗ chân lông thông thoáng hơn.
Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho các mẹ sau sinh chỉ nên sử dụng thuốc bôi ngoài da trong thời gian cho con bú và cần có chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng. Không nên bôi thuốc ở phần ngực để tránh em bé nuốt phải thuốc khi bú.
Sau giai đoạn cho con bú, các mẹ sau sinh có thể có thêm những lựa chọn trị mụn như dùng retinoid tại chỗ hoặc dùng thuốc trị mụn đường uống.
Xem thêm: Uống thuốc trị mụn ảnh hưởng tới khả năng sinh sản thế nào?
3.3. Dùng các biện pháp thiên nhiên
Để làn da khỏe mạnh, hồng hào nhanh chóng quay trở lại, các mẹ bỉm có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên để trị mụn sau sinh dưới đây.
Trị mụn sau sinh với chuối
Chuối là loại trái cây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp trị mụn sau sinh hiệu quả. Đặc biệt, với những thành phần tốt cho da như vitamin A, B, C, E, kali, kẽm… vỏ chuối có thể làm giảm các vết mụn trên da, giúp da sáng khỏe và mịn màng hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Làm sạch da với nước hoặc sữa rửa mặt để loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn.
- Dùng mặt trong của vỏ chuối massage nhẹ nhàng lên vùng da bị mụn theo chiều kim đồng hồ, duy trì trong thời gian 10 – 15 phút, khi nào vỏ chuối chuyển sang màu đen thì thay vỏ mới.
- Sau khi massage với vỏ chuối, chờ ít nhất 4 – 5 giờ mới rửa lại mặt bằng nước mát.
Trị mụn sau sinh với dầu dừa
Trong dầu dừa có chứa acid caprylic, acid lauric có tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, khử trùng tốt, giúp bạn làm sạch da và chống mụn viêm. Không chỉ vậy, thành phần acid linoleic trong dầu dừa còn giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn, chống oxy hóa và làm mờ các vết thâm trên da.
Cách thực hiện như sau:
- Làm ấm dầu dừa rồi thoa lên vết mụn, massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thẩm thấu.
- Để khoảng 10 phút rồi rửa lại mặt với nước.
- Thực hiện 2 – 3 lần/tuần phương pháp này để nhanh chóng đánh bay mụn.
Có thể bạn quan tâm: Dầu dừa có khả năng làm trắng da không?
Trị mụn sau sinh với chanh tươi
Chanh tươi là thực phẩm quen thuộc với hàm lượng lớn acid citric với tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa mụn. Cùng với đó, vitamin C trong chanh còn là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, giúp da trắng sáng hơn.
Cách thực hiện như sau:
- Vắt lấy 2 thìa nước chanh tươi.
- Dùng tăm bông nhúng vào nước cốt chanh rồi chấm lên vị trí bị mụn, rửa lại sau 5 phút.
- Áp dụng phương pháp này vào buổi tối khoảng 2 lần/tuần và bảo vệ da bằng kem chống nắng mỗi khi đi ra ngoài.
Trị mụn sau sinh với trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng catechin giàu có mang đến công dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, làm da khỏe mạnh từ bên trong. Không chỉ vậy, với hoạt chất EGCG là một loại polyphenol, trà xanh còn giúp cải thiện tình trạng mụn, dầu nhờn trên da, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông gây mụn.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 100 gam lá trà xanh tươi và ½ quả chanh.
- Nấu nước trà xanh cho đến khi nước ngả màu nâu, vắt chanh vào nước trà.
- Làm sạch da rồi xông hơi bằng nước trà xanh trong 15 – 20 phút.
- Dùng bông hoặc khăn mềm lau khô mặt, rồi rửa lại mặt bằng nước.
- Thực hiện 2 lần/tuần để làn da mụn sau sinh sớm được cải thiện.
Tham khảo thêm: Cách làm trắng da cho chị em bỉm sữa
4. Dùng viên uống trị mụn Oeneva
Ngoài các phương pháp trên, việc sử dụng các viên uống trị mụn từ bên trong cũng là lựa chọn của nhiều chị em sau sinh. Oeneva là viên uống dầu hoa anh thảo được nhiều mẹ bỉm lựa chọn với khả năng cân bằng nội tiết tố, bổ sung chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hòa và các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố như da xấu, tóc khô xơ, yếu sinh lý…
Viên uống Oeneva chứa 3 hoạt chất chính gồm: Oenothera, dầu hạt lanh, vitamin E với công dụng:
Oenothera: Là tinh dầu hoa anh thảo được thu hái từ dãy núi An-pơ có tác dụng điều hòa nội tiết tố, chống viêm, khắc phục các tình trạng mụn nội tiết, mụn sưng viêm. Hoạt chất acid linoleic và acid gamma-linoleic trong dầu hoa anh thảo còn giúp giữ ẩm, tái tạo và cải thiện độ mịn màng cho da.
Dầu hạt lanh: Với lượng omega-3 và acid béo dồi dào, thành phần dầu hạt lanh mang đến khả năng chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa da, làm giảm nếp nhăn và mụn trứng cá.
Vitamin E: Thành phần quen thuộc này giúp làn da căng mịn hơn, tăng cường quá trình tái tạo da và hạn chế hình thành sẹo thâm sau mụn.
Hiện nay, viên uống Oeneva đã có mặt tại nhiều nhà thuốc lớn trên toàn quốc, xem TẠI ĐÂY
Bạn cũng có thể đặt mua viên uống Oeneva online TẠI ĐÂY
Bài viết trên đây là những cách trị mụn sau sinh hữu ích dành cho các mẹ bỉm sữa. Trị mụn là một quá trình lâu dài, do đó các mẹ không nên quá lo lắng, hãy luôn giữ tinh thần thoải mái để có sức khỏe tốt và chăm sóc em bé khỏe mạnh nhé.
Ngoài ra, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ ngay đến số hotline 1800 1190 hoặc để lại comment dưới bài viết để được các chuyên gia của Oeneva giải đáp.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/postpartum-acne#takeaway
- https://www.popsugar.com/beauty/postpartum-acne-treatment-tips-47636154
- https://www.verywellhealth.com/postpartum-acne-15971