Uống thuốc trị mụn có bị vô sinh không là một trong những thắc mắc của các chị em khi chuẩn bị hoặc đang sử dụng các sản phẩm trị mụn đường uống. Hôm nay, hãy để Oeneva giải đáp câu hỏi này, cũng như giải toả nỗi lo cho nàng nhé.
Nội dung bài viết
1. Các loại thuốc trị mụn phổ biến
Dưới đây là một số loại thuốc trị mụn có tác dụng nhanh, sử dụng được cho nhiều loại mụn, kể cả mụn mủ, mụn viêm, mụn trứng cá mức độ nặng.
1.1. Viên điều hòa nội tiết
Với các loại mụn do nội tiết tố (thường là mụn nang, hình thành sâu dưới da, các biện pháp bôi ngoài da thường không đạt hiệu quả), viên điều hòa nội tiết sẽ tác động từ trong ra ngoài để cân bằng nội tiết tố, làm sáng da và trị mụn. Do vậy, cần một khoảng thời gian để thuốc có thể phát huy tác dụng (có thể từ 1 đến 3 tháng). Các sản phẩm phổ biến gồm thuốc tránh thai và thuốc kháng Androgen.
Thuốc tránh thai
Các loại thuốc tránh thai chứa Esthinylestradiol, kết hợp với Drospirenone hoặc Norgestimate hoặc Norethindrone, sẽ tác động vào các loại hormone gây mụn trứng cá. Thuốc tránh thai trị mụn có tác dụng tốt trong thời kỳ mất cân bằng nội tiết, ví dụ như trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Một số thuốc tránh thai có thể dùng để trị mụn là Beyaz, Estrostep Fe, Yaz… Khi sử dụng các thuốc này, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau đầu, chảy máu, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc thay đổi tâm trạng.
Không phải ai cũng thích hợp sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn. Bạn không nên sử dụng chúng khi có tiền sử đông máu, cao huyết áp hoặc có nguy cơ bị ung thư vú. Bạn cũng không nên sử dụng thuốc tránh thai khi đang hút thuốc.
Thuốc kháng Androgen
Nội tiết tố nam Androgen tác động lên các nang lông, điều tiết tế bào da và tăng sản xuất dầu. Do đó, quá nhiều Androgen cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây mụn. Thuốc kháng Androgen giúp ngăn việc cơ thể tự sản xuất quá nhiều nội tiết tố nam, ổn định mức độ Androgen của bạn, từ đó giúp giảm việc hình thành mụn trứng cá.
Thuốc kháng Androgen có thể dùng trong điều trị mụn là Spironolactone (Aldactone) – một thuốc điều trị cao huyết áp, Cyproteron acetat – một loại thuốc tránh thai kết hợp.
1.2. Kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm sự phát triển của các loại vi khuẩn gây mụn, viêm trên da (Propionibacterium acnes, staphylococcus), từ đó phòng ngừa và điều trị mụn trứng cá.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc kháng sinh có hiệu quả tốt trong điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng, bất kể do nguyên nhân gì. Các kháng sinh dung nạp tốt thường dùng để trị mụn là Azithromycin(1), Doxycycline(2), Tetracycline, các Macrolide khác và Trimethopim-Sulfamethoxazole(3).
Mặc cho công dụng trị mụn đã được ghi nhận, Học viện da liễu Hoa Kỳ (AAD)(4) khuyến nghị chỉ dùng kháng sinh đường uống với mụn trứng cá thể vừa và nặng không đáp ứng với các biện pháp khác hoặc mụn viêm không đáp ứng với kháng sinh tại chỗ. Bạn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ cả về liều lượng và thời điểm dùng.
1.3. Isotretinoin
Năm 1982, Isotretinoin dạng uống(5) lần đầu được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị mụn trứng cá nặng. Cho đến nay, Isotretinoin vẫn chứng minh được hiệu quả vượt trội so với bất kỳ phương pháp nào khác, giúp giảm mụn lâu dài hoặc cải thiện đáng kể trên hầu hết bệnh nhân.
Đây là yếu tố duy nhất tác động lên tất cả các nguyên nhân chính gây mụn trứng cá. Isotretinoin gây ảnh hưởng lên sự tiến triển của chu kỳ tế bào, sự tồn tại và quá trình chết – rụng. Isotretinoin ức chế quá trình sản xuất bã nhờn – hạn chế sự hình thành mụn, giảm lượng vi khuẩn P.acnes trên bề mặt và ống dẫn, giúp chống viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, Isotretinoin còn giúp giảm việc tăng sừng hóa, từ đó giảm đáng kể việc hình thành mụn.
Đọc thêm: Đang trị mụn bằng Iso có uống thêm Oeneva được không?
2. Uống thuốc trị mụn có bị vô sinh không?
Bên cạnh hiệu quả rõ rệt, các loại thuốc trị mụn đường uống cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm. Hiện nay, xuất hiện nhiều tin đồn cho rằng một số loại thuốc trị mụn uống, như Isotretinoin hay thuốc tránh thai, có khả năng gây vô sinh. Vậy sự thật có như lời đồn đoán?
Các loại thuốc trị mụn, như đã trình bày ở trên, thường chứa các thành phần điều hoà nội tiết, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp cải thiện tình trạng mụn từ bên trong. Đồng thời, chúng cũng có những công dụng riêng khác, ví dụ như tránh thai, tiêu diệt vi khuẩn, điều hoà kinh nguyệt… Khi bị lạm dụng, những loại thuốc này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể, gây các vấn đề về sức khoẻ, nội tiết tố và khả năng sinh sản.
Với những loại thuốc trị mụn đã được cấp phép lưu hành trên thị trường, nếu bạn sử dụng đúng chỉ định và liều lượng thì chúng không hề có khả năng gây vô sinh. Các trường hợp vô sinh do thuốc trị mụn thường bắt nguồn từ những sai lầm sau đây:
- Sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc: Các loại thuốc không nhãn mác, không xuất xứ rõ ràng có thể chứa nhiều thành phần khó xác định, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, nội tiết và sinh lý, thậm chí dẫn đến vô sinh.
- Tự ý dùng thuốc: Không phải ai cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị mụn đường uống, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương pháp phù hợp nhất cho bản thân.
- Lạm dụng thuốc quá liều quy định: Việc lạm dụng thuốc xuất phát từ ý nghĩ liều càng cao, thuốc sẽ phát huy tác dụng càng nhanh. Thực tế, việc sử dụng thuốc quá liều không những không làm tăng tác dụng, mà còn gây tích luỹ các chất độc trong có thể, ảnh hưởng đến gan, thận, nội tiết và khả năng sinh sản.
Hỏi đáp thêm: Vô sinh có kinh nguyệt không?
3. Một số thuốc trị mụn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Trong số các thuốc trị mụn đường uống kể trên, có 2 loại thuốc thường gây ảnh hưởng lên quá trình mang thai, đó là Isotretinoin và các Tetracyclin. Bạn hãy cùng Oeneva tìm hiểu kỹ hơn về chúng nào.
3.1. Isotretinoin
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của Isotretioin là các biến cố có thể xảy ra khi dùng thuốc trong thời kỳ mang thai: Sảy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh. Do đó, thuốc này chống chỉ định cho phụ nữ có thai và người có ý định sinh con. Một số phòng khám/ bệnh viện tại Mỹ yêu cầu bệnh nhân thực hiện 2 lần thử để xác định không mang thai, và đồng ý sử dụng các hình thức ngừa thai, thử thai hàng tháng.
Về những tin đồn liên quan đến nguy cơ vô sinh khi sử dụng Isotretinoin, chưa có nghiên cứu nào đủ lớn để chứng thực hay bác bỏ giả thiết này. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu quy mô nhỏ, việc sử dụng Isotretinoin thời gian dài có thể gây các tác động khác nhau đối với nam và nữ.
Nữ giới
Nghiên cứu phân tích về việc thay đổi hormone, thể tích buồng trứng, số lượng nang trứng trong thời điểm bắt đầu sử dụng, sau 6 tháng sử dụng và sau 12 tháng ngừng sử dụng Isotretinoin trên 82 bệnh nhân nữ(6), (7) đã chỉ ra rằng Isotretinoin đường uống có tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng dự trữ buồng trứng. Tuy nhiên, khi kết thúc đợt điều trị, tác động này sẽ giảm dần theo thời gian.
Nam giới
Khác với nữ giới, tác động của Isotrenoin lên nam giới có vẻ tích cực hơn. Một nghiên cứu đánh giá tác động của Isotretinoin toàn thân đối với khả năng sinh sản của nam giới(8) cho thấy ảnh hưởng tích cực của thuốc tới khả năng sinh sản của nam giới, tác động tích cực này được cho là do khả năng tái tạo và tăng sinh của Isotretinoin với tinh hoàn. Đồng thời, một nghiên cứu thí điểm trên 19 người đàn ông vô sinh độ tuổi 21 đến 60(9) đã chứng minh được sự cải thiện về số lượng tinh trùng, hướng đến việc sử dụng Isotretinoin như một liệu pháp cải thiện sản xuất tinh trùng ở một số nam giới mắc chứng suy nhược cơ thể.
3.2. Các Tetracyclin
Các Tetracyclin, đặc biệt là Mynocyclin, có thể gây ảnh hưởng trên tinh dịch, góp phần gây nên tình trạng vô sinh, hoặc đi qua nhau thai làm tổn thương đến thai nhi trong quá trình mang thai. Do vậy, cần hạn chế sử dụng các Tetracyclin trước và trong quá trình mang thai.
Để lựa chọn được thuốc trị mụn đường uống hiệu quả, an toàn, phù hợp, bạn cần tìm hiểu kỹ về tình trạng da, sức khoẻ của bản thân cũng như các cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn của chúng. Tốt nhất, bạn nên tới các cơ sở y tế để được tư vấn về các loại sản phẩm và liệu trình phù hợp. Sau đó, hãy thời tuân thủ theo chỉ định và liều dùng của bác sĩ, đừng tự ý đổi liều hay kéo dài thời gian sử dụng bạn nhé.
Có thể bạn lo ngại về tác dụng phụ của thuốc trị mụn và muốn tìm kiếm các mẹo trị mụn tại nhà an toàn hơn, vậy thì trước khi thực hiện hãy đọc chi tiết bài viết sau để biết được hiệu quả thực sự của các mẹo trị mụn tại nhà nhé: Mẹo trị mụn viêm nhà nhiều người hay áp dụng
4. Viên uống Oeneva – trị mụn an toàn và hiệu quả
Bên cạnh các loại thuốc trị mụn đường uống, có một giải pháp ngừa mụn đảm bảo an toàn nhưng cũng không kém phần hiệu quả, đó là các sản phẩm viên uống cân bằng nội tiết như Oeneva.
Viên uống cân bằng nội tiết Oeneva là sản phẩm duy nhất kết hợp dầu hoa anh thảo Oenothera chuẩn hóa châu Âu với dầu hạt lanh, vitamin E và Alpha Lipoic Acid đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng: Điều hòa nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, làm đẹp da, giảm mụn, ngừa vết thâm, giúp da trắng sáng, mịn màng và tươi tắn.
Với thành phần tự nhiên, an toàn, dầu hoa anh thảo Oeneva có thể sử dụng cho người trên 12 tuổi. Sản phẩm phù hợp nhất với các chị em trong độ tuổi 15 đến 40 – thời kỳ dễ xuất hiện các triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ với nhiều biểu hiện như mụn trứng cá, ngực lép, lão hoá da, suy giảm sinh lý… Oeneva dùng được cho cả người bị u nang buồng trứng, u vú, phụ nữ đang cho con bú.
Đặc biệt, Oeneva còn có khả năng tăng tỷ lệ thụ thai qua việc kích thích âm đạo tăng tiết chất bôi trơn, làm dày niêm mạc, tạo điều kiện thuận lợi để trứng dễ làm tổ, tinh trùng sống lâu hơn bình thường.
Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm về sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva cũng như giải đáp thắc mắc về tình trạng mụn, thâm cũng như các vấn đề sinh lý, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1190 để kết nối với Dược sĩ một cách nhanh chóng nhất.
Để đặt mua sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva, bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6620802/
- https://synapse.koreamed.org/articles/1097850
- https://link.springer.com/article/10.1007/s40257-017-0267-z
- https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2017/0601/p740.html
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2835909/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25660129/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27292185/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26653640/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28980413/