Những đốm mụn trứng cá phân bố rải rác, đôi khi tập trung thành từng cụm trên mặt, lưng, ngực khiến bạn khó chịu và tự ti. Bạn muốn nhanh chóng tìm kiếm một giải pháp phù hợp nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ về tình trạng của mình. Nếu vậy, hãy cùng theo dõi bài viết hôm nay để đánh giá chính xác nhất vấn đề của mình nhé.
Nội dung bài viết
Phân biệt các loại mụn trứng cá qua hình ảnh
Mụn trứng cá phát triển khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và xảy ra viêm nhiễm. Tùy vào mức độ viêm mà các nốt mụn sẽ có kích thước, đặc điểm và tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn nhận diện từng loại mụn trứng cá.
Mụn trứng cá không viêm
Mụn trứng cá không viêm bao gồm: mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Đặc điểm chung của chúng là không xuất hiện hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trí mọc mụn.
Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là dấu hiệu cho thấy một phần của lỗ chân lông đã bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và bã nhờn. Khi bị mụn đầu đen, phần trên cùng của lỗ chân lông vẫn mở. Đây cũng là nguyên nhân khiến đầu nhân mụn bị oxy hóa và có màu đen đặc trưng.
☛ Đọc thêm: Cách nào chữa mụn đầu đen hiệu quả?
Mụn đầu trắng
Mụn đầu trắng cho thấy toàn bộ lỗ chân lông đã bị tắc nghẽn bởi tế bào chết và bã nhờn. Lúc này, đầu lỗ chân lông đóng lại và hơi nhô ra khỏi bề mặt da giống như một điểm sưng nhỏ. Do lỗ chân lông đã đóng lại nên việc điều trị cũng khó khăn hơn một chút so với mụn đầu đen.
Mụn trứng cá viêm
Mụn trứng cá viêm được xác định khi tại các đốm mụn xuất hiện một hoặc một vài dấu hiệu gồm: sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài bã nhờn dư thừa và tế bào chết, mụn viêm thường có sự góp mặt của vi khuẩn gây mụn. Chúng gây viêm hay thậm chí là nhiễm trùng sâu dưới da, khiến các nốt mụn sưng tấy và khó loại bỏ.
Mụn bọc
Mụn bọc (Papules) xảy ra khi cấu trúc lỗ chân lông bị phá vỡ và gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Lúc này, lỗ chân lông bị bít tắc và cứng. Vùng da xung quanh thường có màu hồng, ấn vào thấy mềm và đau.
☛ Tham khảo thêm tại: Bật mí 5 cách trị mụn bọc sưng đỏ sai lầm tại nhà
Quan sát trên bề mặt da có thể thấy những mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng. Các thao tác nặn hoặc lấy nhân mụn không đúng phương pháp có thể gây viêm nặng hơn và để lại sẹo.
Mụn mủ
Mụn mủ cũng xuất hiện khi lỗ chân lông bị phá vỡ và viêm nhiễm. Tuy nhiên, điểm khác biệt với mụn thịt là phần đầu mụn mủ chứa đầy dịch mủ màu ngà trắng hoặc hơi vàng. Vùng chân sưng đỏ và đau khi chạm vào. Chọc hoặc nặn mụn mủ sai thời điểm, sai phương pháp có thể gây sẹo và thâm trên da.
Mụn u (mụn chai)
Mụn u (Nodules) là thuật ngữ chỉ tình trạng lỗ chân lông bị tắc, sưng tấy, kích ứng dẫn đến tăng kích thước. Khi sờ vào mụn u sẽ có cảm giác cứng và đau đớn rõ rệt.
Vấn đề của mụn u là chân mụn nằm sâu dưới da nên thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị không kê đơn. Bạn cũng cần tránh tự nặn mụn ở nhà vì có thể gây viêm nghiêm trọng khiến cấu trúc dưới da bị tổn thương nặng nề, khó phục hồi sau điều trị.
U nang
U nang xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít tắc và nhiễm trùng nặng bởi bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn. Các nút tắc nằm sâu dưới bề mặt da, thậm chí sâu hơn cả mụn u.
Mụn trứng cá u nang có kích thước lớn nhất trong tất cả các loại mụn, màu đỏ hoặc trắng và rất đau khi chạm vào. Các thuốc điều trị không kê đơn không đem lại tác dụng trong trường hợp này. Bạn cần thăm khám chuyên khoa và điều trị theo đơn của bác sĩ.
Hình ảnh mụn trứng cá tại các vị trí khác nhau
Một số người cho biết, họ thường xuyên bị mụn trứng cá tại một vùng cơ thể vào một thời điểm nhất định. Theo các chuyên gia, điều này có thể liên quan đến nguyên nhân gây mụn, cụ thể;
Mụn trứng ở da đầu
Đa số trường hợp mụn trứng cá ở đầu là do vệ sinh chưa sạch hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp gây viêm tắc nang tóc và hình thành mụn. Cách giải quyết là thay đổi sản phẩm chăm sóc tóc kết hợp với việc vệ sinh đều đặn và kỹ càng hơn.
Mụn trứng cá ở lông mày
Mụn ở lông may thường là do bạn bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài. Trường hợp mụn mọc xung quanh lông mày nhiều, có thể chức năng gan đang bị quá tải. Hãy điều chỉnh lại tâm trạng và thói quen ăn uống, sinh hoạt của mình.
Mụn trứng cá ở thái dương
Mụn mọc ở thái dương được cho là do chế độ ăn uống thiếu khoa học khiến túi mật hoạt động quá sức. Cách khắc phục là bạn cần giảm đồ ăn dầu mỡ và nghỉ ngơi điều độ.
Mụn trứng cá ở má
Mụn ở má thường là do tắc nghẽn bởi bụi bẩn, sản phẩm trang điểm và các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, đôi khi cũng do chế độ ăn uống. Bạn có thể chú ý hơn vào các bước làm sạch da, kiểm tra lại các sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng và điều chỉnh lại chế độ ăn.
Mụn trứng cá ở cằm, viêm hàm, cổ và viền môi
Đa số trường hợp bị mụn ở cằm, viền hàm, cổ và quanh môi là do rối loạn nội tiết. Mụn hay xuất hiện vào các thời điểm như trước chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh hoặc những người mắc các bệnh nội tiết. Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết và thăm khám tại các cơ sở y tế.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách trị mụn ở cằm: “Đi tìm” nguyên nhân và giải pháp!
Mụn trứng cá ở tai
Mụn mọc ở tai có thể do rối loạn nội tiết hoặc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai. Bạn cần vệ sinh tai sạch sẽ và đến cơ sơ y tế thăm khám để làm rõ nguyên nhân.
Mụn trứng cá ở lưng
Mụn trứng cả ở lưng xuất hiện do đây là vùng da có nhiều tuyến dầu, hay tiết mồ hôi nhưng lại khó làm sạch. Do đó, các lỗ chân lông dễ bị tắc nghẽn và gây mụn. Bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ để cải thiện tình trạng này.
Phân loại mức độ nặng – nhẹ của mụn
Dựa trên các tiêu chí: tổng số lượng mụn, số lượng từng loại mụn để phân loại mức độ nặng – nhẹ cho từng trường hợp, cụ thể:
Mụn trứng cá nhẹ
Những trường hợp mụn trứng cá nhẹ đa số đều là mụn đầu trắng và đầu đen, các tiêu chí cụ thể như sau:
- Tổng số mụn và tổn thương do mụn ít hơn 30.
- Số lượng mụn đầu trắng hoặc đầu đen ít hơn 20.
Mụn trứng cá vừa
Nếu mụn mủ và mụn thịt chiếm đa số, có thể bạn rơi vào trường hợp mụn trứng cá mức độ vừa. Tiêu chí cụ thể:
- Tổng số mụn và tổn thương từ mụn khoảng 30 – 125
- Mụn đầu trắng và mụn đầu đen chiếm khoảng 20 – 100
- Mụn mủ và mụn thịt (hoặc các vết sưng viêm) chiếm từ 15 – 50.
Mụn trứng cá nặng
Các trường hợp mụn trứng cá nặng thường chiếm đa số là mụn u hoặc u nang. Mụn có thể chuyển sang màu đỏ đậm hoặc tím. Trên da của người bị mụn thường có nhiều vết sẹo và thâm do những lần trị mụn trước đó.
Điều trị mụn trứng cá theo từng trường hợp
Dựa trên phân loại từng nhóm mụn trứng cá mà sẽ có phương pháp điều trị riệng, cụ thể:
Điều trị mụn trứng cá không viêm
Bạn không cần quá lo lắng nếu trên da xuất hiện những nốt mụn đầu đen hoặc đầu trắng. Tình trạng này có thể được cải thiện với những sản phẩm chăm sóc hoặc điều trị tại chỗ có chứa acid salicylic. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và tẩy bỏ lớp tế bào chết trên da, nhờ đó các cồi mụn sẽ được làm khô và lấy đi nhẹ nhàng,
Bạn có thể tìm thấy acid salicylic trong một số sản phẩm như:
- Sữa rửa mặt: Cerave Acid Salicylic, Laroche Posay, Skinh Medica, InstaNatural,…
- Toner: Som By Mi, OBagi, Corx, Laroche Posay,…
- Kem trị mụn: Murad, CeraVe SA Cream, Paula’s Choice,…
- Tẩy tế bào chết: The Ordinary, Bioderma, Neutrogena,…
Điều trị mụn trứng cá viêm
Việc điều trị mụn viêm thường phức tạp và khó khăn hơn. Để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị. Phương pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào loại mụn và mức độ nặng nhẹ, cụ thể:
Mụn bọc và mụn mủ
Thường được xếp vào mức độ mụn trứng cá vừa. Phương pháp điều trị chủ đạo vẫn là điều trị tại chỗ bằng các thuốc không kê đơn như:
- Benzoyl Peroxide: Giúp loại bỏ sợi bã nhờn, giảm sưng, và kháng khuẩn.
- Retinoids: Giúp loại bỏ tế bào chết, kiểm soát tiết dầu trên da, chống viêm, rút ngắn thời gian khô cồi mụn, giảm sẹo thâm và làm đều màu da.
- Kháng sinh bôi: Được sủ dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn. Các hoạt chất được sử dụng phổ biến như: Erythromycin, Clindamycin, Trimethoprim,…
Mụn u và u nang
Là trường hợp mụn trứng cá nặng hoặc rất nặng cần phải sử dụng các thuốc điều trị toàn thân như:
- Isotretinoin: Một dạng dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm Retinoids. Thuốc được dùng dưới dạng viên uống khi người bệnh không đáp ứng với thuốc điều trị khác.
- Can thiệp hormone: Giúp cân bằng nội tiết tố, thông qua đó kiểm soát hoạt động của các tuyến dầu, ngăn chặn mụn. Các thuốc thường gặp như: thuốc tránh thai, Spironolactone và thuốc chống androgen.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi mụn trứng cá bị bội nhiễm. Các thuốc thường gặp như: etracycline, minocycline, doxycycline hoặc erythromycin.
Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ cũng kết hợp thêm các thuốc điều trị tại chỗ chứa: acid salicylic, retinoids hoặc kháng sinh tùy theo tình trạng của người bệnh.
Viên uống Oeneva – Bí kíp mụn tan, thâm sáng!
Mụn trứng cá gây ra không ít ám ảnh và sự tự ti cho người mắc. Nếu xử lý không tốt những tổn thương mà mụn để lại sẽ còn kéo dài mãi về sau. Đó là lý do các bác sĩ khuyến khích người bệnh cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được phương pháp hiệu quả, an toàn và phù hợp với mình. Viên uống Oeneva là một trong những sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng hiện nay.
Thống kê cho thấy, các ca mụn vừa và nặng thường có liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết và chăm sóc da. Thật may mắn, viên uống Oeneva với thành phần hoàn toàn tự nhiên, chứa đến 800mg dầu hoa anh thảo đem lại hàng loạt lợi ích như:
- Điều hòa nội tiết: Gián tiếp can thiệp điều chỉnh hoạt động của các tuyến dầu, ngăn tình trạng bít tắc sâu trong lỗ chân lông, vỡ nang lông ngăn cản nang mụn hình thành.
- Bảo vệ da: Acid linoleic (LA) và acid γ-linolenic (GLA) trong dầu hoa anh thảo giúp củng cố hàng rào biểu bì, ngăn mất nước qua da, ngăn tăng tiết dầu và giúp da mịn màng.
- Chống viêm: Dầu hoa anh thảo chứa một lượng lớn các eicosanoids chống viêm 15-HETrE và PGE1 giúp giảm viêm, giảm kích thước mụn và giảm nguy cơ bội nhiễm.
- Cải thiện các triệu chứng rối loạn nội tiết: Thường gặp ở giai đoạn dậy thì và tiền mãn kinh như: đau bụng kinh, đau ngực, bốc hỏa, rụng tóc,…
Đáng chú ý, trong mỗi viên uống Oneva còn được bổ sung thêm các thành phần khác như:
- Vitamin E: Giúp dưỡng ẩm da, tăng tái tạo, hạn chế hình thành nếp nhăn và ngăn gãy rụng tóc.
- Dầu hạt lanh: Giàu Omega 3 và các acid béo thiết yếu giúp tăng tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa da.
- Acid alpha lipoic: Giúp kiểm soát tỷ lệ melanin hắc sắc tố, từ đó làm sáng da, ngăn chặn quá trình hình thành đốm đen, sạm, nám, tàn nhang.
Theo các chuyên gia, để viên uống Oeneva phát huy hiệu quả kiểm soát mụn tốt nhất, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian từ 2 – 3 tháng.
Sản phẩm được ưu ái bởi nguồn nguyên liệu thảo dược số 1 Châu Âu, sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP – WHO giúp đảm bảo độ tinh khiết, tối ưu về hàm lượng và chất lượng các hoạt chất. Sản phẩm hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.
Giá tham khảo: 290.000 đồng/ sản phẩm.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/types-of-acne
- https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/ss/slideshow-acne-dictionary