Suy giảm nội tiết có thể khiến sức khỏe, sắc đẹp và đời sống tinh thần của chị em bị giảm sút, thậm chí gây trầm cảm và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Chính vì vậy, thăm khám và điều trị sớm là việc làm vô cùng cần thiết. Vậy khám suy giảm nội tiết tố nữ ở đâu uy tín? Hãy cùng Oeneva.com tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Khi nào cần khám suy giảm nội tiết tố nữ?
Nội tiết tố nữ là tên gọi chung của các hormone sinh dục nữ, phổ biến nhất là estrogen và progesterone. Thông thường, nội tiết tố sẽ ở mức cân bằng khi estrogen đạt 70 – 220 pmol/L, còn progesterone từ 5 – 20 ng/mL. Suy giảm nội tiết tố xảy ra khi nồng độ hormone trong cơ thể thấp hơn các chỉ số này.
Theo các chuyên gia, estrogen và progesterone có khả năng tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi chất, tâm sinh lý và sức khỏe phái đẹp, do đó khi nội tiết tố bị thiếu hụt, chị em có thể gặp phải các vấn đề như:
- Da khô, nám sạm, xuất hiện mụn trứng cá
- Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
- Ra máu âm đạo bất thường
- Rụng tóc
- “Cô bé” khô hạn, đau rát khi “quan hệ” và suy giảm ham muốn tình dục
- Tăng cân bất thường, tăng tích mỡ ở vùng bụng, mông, đùi và bắp tay
- Vòng 1 chảy xệ
- Mắc bệnh phụ khoa tái đi tái lại
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm
- Tâm trạng thay đổi thất thường, đau đầu, mất ngủ, kém tập trung
- Tăng nguy cơ loãng xương và viêm đường tiết niệu,…
Tình trạng này nội kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng đời sống, chính vì vậy ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bị suy giảm nội tiết tố nữ, chị em hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.
2. Khám suy giảm nội tiết tố nữ như thế nào?
Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đồng thời chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm.
2.1. Thăm khám lâm sàng
Ngay khi tiếp nhận người bệnh, bác sĩ sẽ bắt đầu khai thác bệnh sử và một số thông tin khác như: tình trạng sức khỏe, chiều cao – cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt, thói quen sinh hoạt, số lần mang thai, đồng thời quan sát các biểu hiện bên ngoài (làn da, mái tóc, vóc dáng,…).
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được yêu cầu kiểm tra bộ phận sinh dục để phát hiện các bất thường và tình trạng viêm nhiễm.
2.2. Xét nghiệm nội tiết tố
Xét nghiệm nội tiết tố là việc làm cần thiết để kiểm tra, đánh giá chức năng nội tiết của các cơ quan trong cơ thể, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
2.2.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra hoạt động của các loại hormone, chức năng gan thận và xác định chỉ số đường huyết,… Các xét nghiệm có thể được thực hiện gồm:
- Xét nghiệm định lượng HbA1c, đường huyết lúc đói, lúc no hoặc ngẫu nhiên…trong trường người bệnh bị nghi ngờ mắc tiểu đường.
- Xét nghiệm LH, FSH, Prolactin, AMH, testosterone, estrogen, progesterone, E2 (Estradiol),…để kiểm tra khả năng sinh sản.
Mặc dù Estrogen và Progesterone mới là hormone nữ phổ biến nhất và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, khám suy giảm nội tiết sẽ cần đến kết quả tổng thể của nhiều chỉ số hơn. Cụ thể:
Chỉ số Testosterone
Testosterone là hormone đặc trưng của giới tính nam, tuy vậy chúng vẫn tồn tại một lượng nhỏ trong cơ thể nữ giới với vai trò kích thích ham muốn tình dục và một số ảnh hưởng khác như: sức khỏe xương khớp, chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản,…
Thông thường, mức testosterone trung bình trong cơ thể nữ giới sẽ giao động trong khoảng 15-70mg/dL. Nếu nồng độ testosterone thấp hơn mức này chị em sẽ gặp phải các vấn đề như thay đổi mô vú, kinh nguyệt không đều, loãng xương, khô âm đạo, đau rát khi “quan hệ”,…
Bên cạnh đó, nếu nồng độ testosterone quá cao, chị em có thể đang bị rối loạn nội tiết, đa nang buồng trứng hoặc có những khối u hiếm gặp.
Chỉ số Estrogen
Có thể nói Estrogen là hormone đại diện cho nội tiết tố nữ, nó quyết định hình thể, làn da, giọng nói và chức năng sinh sản của chị em. Nồng độ estrogen trong máu dưới 70 pmol/L được xác định là thiếu hụt. Lúc này, chị em sẽ mất đi làn da mềm mại, căng mịn, thay vào đó nếp nhăn và các vết nám sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, vòng 1 chảy xệ, móng tay chân cũng dễ gãy hơn, tóc trở nên khô xơ, gãy rụng.
Thiếu hụt estrogen cũng khiến chị em ngại gần gũi với bạn đời, đồng thời gặp phải các vấn đề sức khỏe như: thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư,…
Chỉ số Progesterone
Progesterone đóng vai trò quan trọng trọng chức năng sinh sản của phái đẹp bởi nó có khả năng kích thích sự phát triển của tuyến vú và niêm mạc tử cung. Đối với phụ nữ mang thai, Progesterone sẽ tăng lên nhanh chóng và duy trì ở mức cao để bảo vệ thai nhi.
Nếu xét nghiệm máu cho kết quả Progesterone <5ng/mL có nghĩa là cơ thể bạn đang bị thiếu hụt hormone này. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm: rối loạn kinh nguyệt, suy nhược cơ thể, giảm hứng thú tình dục,…
Chỉ số FSH
FSH là hormone kích thích tạo nang trứng được sản xuất bởi tuyến yên. FSH hoạt động tại các nang trứng sinh lý (Graff) để giúp sản sinh estradiol, sau đó chúng cùng nhau giúp nang buồng trứng phát triển. Xét nghiệm FSH có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán tình trạng giảm chức năng tuyến sinh dục, vô sinh ở nữ, các rối loạn kinh nguyệt, dậy thì sớm và mãn kinh.
Chỉ số FSH cũng là cơ sở chẩn đoán đa nang buồng trứng. Thông thường mức trung bình của hormone này là từ 1,4-9,6IU/L, nếu nồng độ FSH thấp thì khả năng dữ trữ buồng trứng cũng thấp, tăng nguy cơ vô sinh.
Chỉ số AMH
AMH là hormone được sản xuất bởi các tế bào hạt tại nang buồng trứng, cho biết số nang noãn non trong buồng trứng ở nữ giới, từ đó dự đoán khả năng sinh sản của chị em ở hiện tại và tương lai. Nồng độ AMH sẽ giảm dần theo độ tuổi hoặc do sự tác động của các yếu tố như bệnh lý, stress,…
Ở nữ giới khỏe mạnh trong độ tuổi sinh sản, nồng độ AMH bình thường vào khoảng khoảng 2,2 – 6,8 ng/ml. Mức AMH thấp hơn sẽ làm giảm cơ hội mang thai của chị em.
Chỉ số LH
LH là một trong những hormone sinh dục có vai trò kiểm soát chức năng buồng trứng ở nữ và tinh hoàn ở nam. Trong cơ thể nữ giới, LH kích thích buồng trứng sản sinh oestradiol, gây rụng trứng. Nồng độ LH ổn định trong khoảng 0.8-26 IU/L, LH thấp có thể là dấu hiệu suy buồng trứng, trong khi đó LH cao sẽ làm tăng nguy cơ đa nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt.
Chỉ số Prolactin
Trong cơ thể nữ giới khỏe mạnh bình thường, nồng độ prolactin trong máu vào khoảng 2 – 29ng/ml, ở phụ nữ có thai và đang cho con bú chỉ số này sẽ tăng lên, đạt từ 10 – 209 ng/ml. Chỉ số prolactin thấp hơn mức trên có thể là dấu hiệu của bệnh lý tuyến yên hoặc chức năng buồng trứng bị rối loạn.
2.2.2. Xét nghiệm hình ảnh
Một số xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được sử dụng trong một vài trường hợp. Ví dụ như:
- Siêu âm: Là kỹ thuật thăm dò không xâm lấn, cho ra hình ảnh động, giúp bác sĩ có thể phát hiện một số bệnh nội tiết ở nữ giới như bệnh tuyến giáp hoặc các bệnh lý, bất thường ở tử cung, buồng trứng (u xơ, polyp, ung thư, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, áp xe phần phụ,…)
- Chụp X-quang: Giúp đánh giá chức năng của tim phổi, thường được chỉ định trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có các biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường.
- Chụp CT/MRI: Được thực hiện trong trường hợp nghi ngờ có u tuyến thượng thận, u ở tử cung, buồng trứng,… không thể xác định được bằng siêu âm.
Xem thêm: Test que thử thai lên 2 vạch có phải dấu hiệu rối loạn nội tiết?
3. Khám suy giảm nội tiết tố nữ ở đâu Hà Nội?
Nếu ở Hà Nội, bạn không nên bỏ qua các địa chỉ sau:
3.1. Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Được thành lập từ năm 1969, với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm, bệnh viện Nội tiết Trung ương đã khám chữa và điều trị thành công các bệnh nội tiết cho hàng chục triệu bệnh nhân.
Đây cũng là nơi quy tụ các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu liên quan đến lĩnh vực nội tiết, chuyển hóa. Một số bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm có thể kể đến như:
- TS. BS Nguyễn Minh Hùng
- TS. BS Hoàng Kim Ước
- TS. BS Vũ Hiền Trinh
- TS. BS Nguyễn Thu Hiền
- TS. BS Vũ Hoài Thu
- TS. BS Nguyễn Giang Nam
- BSCK II Bùi Thanh Huyền,…
Đặc biệt, bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận thăm khám và điều trị bệnh nhân tất cả các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến chủ nhật theo khung giờ:
- Buổi sáng: 7:30 – 12:00
- Buổi chiều: 13:30 – 17:00
- Cấp cứu: Trực 24/7
Mặc dù là bệnh viện đầu ngành rất đông bệnh nhân, tuy nhiên nhiều người nhận xét rằng thời gian thăm khám ở đây nhanh hơn so với nhiều nơi khác. Hơn nữa, để giảm tải và thuận tiện cho quá trình di chuyển của người bệnh, bệnh viện Nội tiết trung ương đã được chia ra 2 cơ sở – 1 ở nội thành và 1 ở ngoại thành.
- Cơ sở 1: Số 80 Ngõ 82 Yên Lãng – Đống Đa – Hà Nội
- Cơ sở 2: Đường Nguyễn Bồ (Ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội
3.2. Khoa phụ nội tiết – Bệnh viện phụ sản Trung ương
Bệnh viện phụ sản trung ương là địa chỉ khám chữa bệnh sản phụ khoa uy tín hàng đầu của cả nước. Đội ngũ y bác sĩ tại đây được đào tạo chuyên môn bài bản trong nước và quốc tế, nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao và luôn tận tâm với nghề.
Đội ngũ bác sĩ tại đây phải kể đến:
- ThS. BS Đặng Anh Linh – Trưởng khoa Phụ nội tiết, PGĐ Trung tâm chẩn đoán trước sinh.
- PGS. TS. BS Chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Minh – Phó chủ nhiệm khoa.
Đ/c: Số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời gian làm việc: từ 6h30 – 16h30 (từ thứ 2 đến thứ 6). Nếu muốn thăm khám vào cuối tuần thì bạn có thể đến khám tại Phòng khám theo yêu cầu tại 56 Hai Bà Trưng.
3.3. Khoa nội tiết – đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viên Bạch Mai là một trong những bệnh viên đa khoa tuyến đầu của cả nước. Khoa nội tiết tại đây cũng là địa chỉ khám chữa uy tín với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Trung bình hàng năm khoa Nội tiết – đái tháo đường khám và điều trị ngoại trú khoảng 60.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú cho khoảng 15.000 bệnh nhân.
Khoa làm việc buổi sáng 7h30-11h30, chiều từ 13h30-16h (từ 2 đến thứ 7), nghỉ chủ nhật.
Địa chỉ: Tầng 6 nhà P – Bệnh viện Bạch Mai, 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
3.4. Bệnh viện đa khoa Quốc tế An Việt
Bệnh Viện đa khoa An Việt là một trong những bệnh viện tư nhân chất lượng cao, với trang thiết bị y tế hiện đại đạt chuẩn Quốc tế cùng sự góp mặt của các chuyên gia bác sĩ nội tiết giàu kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Điển hình phải kể đến ThS. BS Mai Văn Sâm:
- Phó Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa – Đại học Y Hà Nội
- Chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật tuyến giáp tại Việt Nam
- Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội.
Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
4. Khám suy giảm nội tiết ở đâu Thành phố Hồ Chí Minh?
Chị em ở thành phố Hồ Chí Minh có thể tham khảo những địa chỉ sau:
4.1. Bệnh viện Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện sản phụ khoa đầu ngành, lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh. Từ Dũ không chỉ nổi tiếng với thăm khám, điều trị vô sinh hiếm muộn mà còn là địa chỉ khám và xét nghiệm nội tiết uy tín, được rất nhiều người đánh giá cao.
Đặc biệt, quy trình xét nghiệm nội tiết tại bệnh viện rất tinh gọn và quy củ, người bệnh sẽ được hướng dẫn rất cặn kẽ để đảm bảo thực hiện đúng và không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Phân khoa Nội tiết – Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Phân khoa Nội tiết thuộc khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nổi tiếng với việc khám và điều trị toàn diện các bệnh lý nội tiết, là đơn vị đầu tiên tại khu vực phía Nam thực hiện thành công lấy máu tĩnh mạch xoang đá dưới và tĩnh mạch thượng thận.
Ngoài ra, đây cũng là địa chỉ đầu ngành trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến sinh dục như dậy thì muộn, rậm lông,…
Phân khoa cũng sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, điển hình như:
- PGS. TS. BS Đỗ Đức Minh
- TS. BS Huỳnh Tấn Đạt
Bệnh viện làm việc từ thứ 2 – thứ 6 và sáng thứ 7.
Địa chỉ:
- Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5,TP. Hồ Chí Minh
- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5,TP Hồ Chí Minh
- Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận,TP Hồ Chí Minh
4.3. Khoa Nội tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy
Khoa nội tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy có tên đầy đủ là Khoa Nội tiết và Đơn vị Bàn chân đái tháo đường là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh nội tiết uy tín hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh với sự góp mặt của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, có tên tuổi trong lĩnh vực như:
- TS.BS Lâm Văn Hoàng – Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam, Trưởng khoa Nội tiết
- TS.BS Phan Hữu Kiên – Phó khoa Nội tiết
- BS.CKII Đinh Thị Thảo Mai – Phó khoa Nội tiết
Khoa cũng được trang bị đầy đủ thiết bị, máy móc hiện đại, đáp ứng được đầy đủ các loại xét nghiệm, cận lâm sàng đánh giá bệnh nội tiết.
Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
Bệnh viện Chợ Rẫy rất đông, thường xảy ra tình trạng quá tải, do đó người bệnh nên lưu ý sắp xếp thời gian thăm khám phù hợp.
4.4. Bệnh viện Quốc tế City
Bệnh viện Quốc tế City là một trong những bệnh viện tư nhân lớn, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại phục vụ thăm khám nội tiết. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, được mời về từ các bệnh viện hàng đầu. Điển hình có BSCK II Hà Thị Kim Hồng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội tiết:
- Nguyên Trưởng Khoa Nội tiết – Bệnh viện Nhân dân 115
- Từng tu nghiệp nhiều năm về Nội tiết tại Đại học Paris – Nord
- BCH Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam
Bệnh viện Quốc tế City sẽ là địa chỉ bạn không nên bỏ qua khi đi khám nội tiết tại TP Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM
Trên đây Oenava.com chỉ đề cập đến một vài địa chỉ tiêu biểu. Thực tế khắp cả nước vẫn còn rất nhiều bệnh viện, phòng khám uy tín có khám chữa và điều trị bệnh nội tiết hiệu quả. Do đó, nếu không ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể chủ động đến thăm khám tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tránh đổ dồn lên những bệnh viện tuyến đầu gây mất thời gian và mệt mỏi bởi tình trạng quá tải.