Nhiều người lo sợ rằng việc nặn mụn dễ dàng để lại thâm sẹo nên muốn giữ da mặt bình thường. Tuy nhiên, khi mụn quá nhiều mà không loại bỏ nhân mụn, bạn cũng sợ rằng nó cũng có thể là lý do gây ra sẹo rỗ. Vậy, trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết vấn đề này nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến da mặt bị rỗ
Sẹo rỗ hình thành do tổ chức nguyên bào sợi nằm sâu trong nang lông ở lớp trung bì bị tổn thương, đứt gãy, không sản xuất ra các thành phầm gồm collagen và elastin, từ đó làm da mất đi khả năng lấp đầy vết thương tự nhiên. Sau khi vết thương hoặc mụn lành, bề mặt da không thể liền lại như ban đầu mà để lại những lỗ nhỏ li ti mà chúng ta vẫn gọi là sẹo rỗ. Một số nguyên nhân dẫn đến sẹo rỗ có:
- Do thủy đậu: Sẹo rỗ do thủy đậu để lại trên da thường có bề mặt rộng hơn so với sẹo do mụn trứng cá, kích cỡ trong khoảng 3 – 8mm. Sẹo thủy đậu nông hơn, mọc rải rác và không tập trung nhiều ở một vị trí.
- Do mụn: Nếu bạn phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn mủ mà không điều trị, chăm sóc da đúng cách có thể khiến những nốt mụn viêm nhiễm nặng hơn, làm đứt gãy các liên kết dưới da và để lại sẹo rỗ trên da,
- Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh hai nguyên nhân phổ biến trên, sẹo rỗ còn xuất hiện khi da mặt bạn bị kích ứng nặng, nặn mụn trong giai đoạn viêm nang lông, thao tác nặn mụn không hợp vệ sinh…
☛ Đọc thêm:Tới tháng có nên nặn mụn không?
2. Không nặn mụn có bị rỗ không?
Nếu bạn không nặn mụn thì nhân mụn nằm sâu trong bề mặt da có thể gây viêm nhiễm, phát triển thành những nốt mụn có kích thước lớn hơn. Về lâu dài, những vết mụn này có thể trở thành những vết thâm, sẹo, chai sần kém thẩm mỹ. Tùy vào tình trạng da của mỗi người mà mụn trên da có thể để lại những vết thâm, sẹo khác nhau. Do đó, việc nặn mụn là bước quan trọng bạn nên chú ý trong chu trình chăm sóc da.
3. Những loại mụn nên nặn và không nên nặn
Dưới đây là một số loại mụn nên nặn và không nên nặn thường gặp bạn nên chú ý.
3.1. Những loại mụn nên nặn
Không phải loại mụn nào bạn cũng nên nặn và có thể dễ dàng nặn tại nhà. Nếu thao tác nặn mụn không đúng cách có thể gây nhiễm trùng, sưng viêm vùng da mặt và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là một số mụn bạn có thể nặn:
- Các nốt mụn có kích thước nhỏ, không bị sưng, viêm nặng.
- Mụn đã chín, thấy rõ cồi mụn nổi lên bề mặt da.
- Mụn không còn sưng mủ quan sát được bằng mắt thường.
Khi bạn có một trong số những loại mụn trên thì có thể thực hiện thao tác nặn mụn tại nhà. Bạn nên chú ý kỹ để tránh nhầm lẫn với tình trạng mụn không đầu, mụn ẩn, mụn viêm hay các nốt mụn sưng đỏ bởi những loại mụn không nên tự ý nặn tại nhà. Để điều trị những loại mụn này, bạn cần sử dụng một số phương pháp như dùng kem, thuốc đẩy cồi mụn…
3.2. Những loại mụn không nên nặn
Bên cạnh những loại mụn có thể dễ dàng loại bỏ tại nhà, bạn không nên nặn những loại mụn dưới đây:
Mụn lông mọc ngược: Thông thường, lông mọc ngược mắc kẹt dưới da có thể gây mụn đi kèm cảm giác ngứa rát, viêm, đau. Việc nặn những vết mụn này có thể dễ dàng khiến cho làn da của bạn bị kích ứng và sưng đỏ.
Mụn nước: Trong thành phần của mụn nước có chứa một số virus, vi khuẩn, do vậy, bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn vì có thể vô tình khiến cho virus, vi khuẩn lan rộng sang những vùng da xung quanh. Thay vì nặn, bạn nên chờ mụn khô và sử dụng những sản phẩm kem bôi đặc trị mụn.
Mụn ẩn: Mụn ẩn là loại mụn nằm sâu dưới da, do đó, việc cố gắng lấy nhân mụn có thể khiến cho làn da của bạn bị tổn thương, đau nhức, viêm nhiễm nặng. Bạn chỉ nên nặn mụn khi thấy cồi mụn đã gom, trồi lên bề mặt da và không còn cảm giác đau nhức, sưng viêm.
Mụn viêm, mụn mủ: Nặn mụn viêm mủ thường rất đau đớn và dễ nhiễm trùng. Bạn nên chờ cho tới khi mụn khô cồi, hết viêm thì mới nên nặn để tránh bị thâm sẹo.
4. Cách nặn mụn đúng cách tại nhà
4.1. Làm sạch da mặt
Làm sạch da mặt là bước đầu tiên nhưng cũng là bước quan trọng nhất trong chu trình skincare và chu trình xử lý nhân mụn. Trước tiên, bạn hãy dùng tẩy trang dạng nước hoặc dạng dầu để làm sạch đi lớp make-up, trang điểm, bụi bẩn trên da. Sau đó, rửa lại mặt bằng sữa rửa mặt phù hợp để làn da được làm sạch hoàn toàn.
☛ Xem thêm: Rửa mặt bằng nước ấm có hết mụn không?
4.2. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết là bước giúp bạn loại bỏ những lớp sừng trên da cũng như những cặn bẩn còn sót lại trong lỗ chân lông. Tần xuất tẩy da chết phù hợp là từ 1 – 2 lần một tuần sẽ giúp các tế bào mới nhanh chóng tái tạo, mang đến cho bạn làn da tươi sáng, mịn màng.
4.3. Xông hơi mặt
Xông hơi sẽ giúp làm mềm da mặt và làm giãn nở các lỗ chân lông. Không chỉ vậy, xông hơi mặt còn giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những bụi bẩn, sợi bã nhờn nằm sâu trong lỗ chân lông mà rửa mặt bình thường khó có thể làm sạch. Thao tác xông hơi trước khi nặn mụn sẽ giúp bạn loại bỏ nhân mụn dễ dàng hơn.
4.4. Lấy nhân mụn
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, bạn có thể sử dụng 2 cây tăm bông hoặc que nặn mụn chuyên dụng để loại bỏ những nốt mụn có thể nặn tại nhà. Hãy sát trùng cây nặn mụn cẩn thận để không làm nhiễm trùng vết mụn vừa nặn nhé.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nặn mụn có nên nặn hết máu?
4.5. Vệ sinh vùng da mụn
Sau khi nhân mụn đã được loại bỏ hoàn toàn, bạn có thể dùng nước muối sinh lý thấm vào tăm bông hoặc bông tẩy trang để làm sạch nhẹ nhàng vùng da vừa nặn mụn. Để làn da nhanh chóng hồi phục, bạn có thể dùng các sản phẩm đặc trị thâm, sẹo đã được chuyên gia da liễu chỉ định.
Nếu bạn chưa đủ tự tin để nặn mụn tại nhà, bạn có thể tìm đến các cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp uy tín để được các nhân viên chuyên nghiệp giúp bạn lấy nhân mụn.
Lời kết:
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi không nặn mụn có bị rỗ không và biết thêm những cách chăm sóc da sau nặn mụn hiệu quả. Chúc bạn đọc luôn tự tin và có một làn da sáng khỏe, mịn màng.
Nguồn tham khảo:
- healthline.com/health/beauty-skin-care/pitted-acne-scars
- https://www.insider.com/things-that-happen-when-you-pop-your-pimples-2018-10#you-could-also-cause-permanent-dark-marks-to-form-on-your-skin-8
- https://sozoclinic.sg/pitted-acne-scars/