Mụn trứng cá ở má là một trong số những loại mụn gây khó chịu và mất thẩm mĩ nhất. Để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của mụn, cũng như giữ làn da luôn tươi trẻ, mời bạn đọc bài viết dưới đây về các nguyên nhân gây mụn trứng cá ở má và các giải pháp khắc phục tình trạng này.
Nội dung bài viết
1. Mụn trứng cá ở má báo hiệu bệnh gì? Cách phòng tránh
Rất hiếm khi mụn trứng cá ở má báo hiệu tình trạng nhiễm trùng hay bệnh lý đặc biệt. Thông thường, nó chỉ thể hiện sự thay đổi nội tiết tố, hay cảnh báo những thói quen kém vệ sinh.
1.1. Chăm sóc da không hiệu quả
Những nốt mụn trên má có thể báo hiệu rằng bạn đang sử dụng một sản phẩm dưỡng da nào đó không phù hợp. Đa phần các sản phẩm như vậy thường chứa hóa chất mạnh, có thể là sữa rửa mặt chứa thành phần tẩy tế bào chết, hương liệu, các loại kem chống nắng chứa cồn, hay một trong số chúng chứa thành phần gây dị ứng. Mặt khác, mụn ở má cũng có thể do việc tẩy trang và rửa mặt chưa làm sạch hoàn toàn mỹ phẩm, bụi bẩn, vi khuẩn và dầu nhờn, khiến chúng tích tụ trong lỗ chân lông gây mụn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bí quyết chăm sóc da dầu mụn
1.2. Ma sát và các thói quen kém vệ sinh
Nhiều khi, mụn trên má xuất hiện do những thói quen hàng ngày mà bạn không hề nhận ra như chạm tay lên mặt, không vệ sinh điện thoại, vỏ chăn gối thường xuyên…
Chạm tay lên mặt
Trong một ngày dài, tay bạn đã chạm lên vô số bề mặt khác nhau, ví dụ như tay nắm cửa, bàn phím, thẻ tín dụng, mặt bàn… Do đó, nếu bạn có thói quen vô thức chạm tay lên mặt, các vi khuẩn từ những bề mặt tay chạm vào trước đó có thể di chuyển tới khuôn mặt bạn, gây những vết mụn mới hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng mụn hiện có.
Giải pháp: Dừng ngay việc chạm tay lên mặt nào bạn ơi!
☛Đọc thêm: Có nên nặn hết máu khi nặn mụn?
Không vệ sinh điện thoại
Điện thoại di động của bạn cũng tiếp xúc với rất nhiều bề mặt, và là một ổ vi khuẩn chính hiệu. Những vi khuẩn này có thể di chuyển sang mặt thông qua việc chạm tay lên mặt hoặc đưa điện thoại trực tiếp lên tai. Những vi khuẩn này là nguyên nhân khiến tình trạng mụn má nặng thêm.
Giải pháp: Dù không thể giữ điện thoại sạch sẽ 24/7, nhưng hãy vệ sinh chúng thường xuyên nhất có thể nhé. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng tai nghe thay vì để điện thoại sát mặt mỗi khi nghe gọi.
Không thay vỏ gối, chăn ga thường xuyên
Vỏ gối, chăn ga là những bề mặt thường xuyên ma sát với da bạn. Nếu không thường xuyên thay, giặt sạch, đây cũng là nơi dễ tích tụ nhiều vi khuẩn, khiến bạn dễ bị kích ứng da, đặc biệt là khi bạn có thói quen cọ mặt vào chúng.
Giải pháp: Chuyên gia khuyến cáo bạn nên thay giặt vỏ gối, chăn ga ít nhất một lần mỗi tháng.
1.3. Thay đổi nội tiết tố
Các hormone androgen thường dao động khá nhiều, đặc biệt là nữ giới. Khi cơ thể giải phóng quá nhiều androgen (tuổi dậy thì, kỳ kinh nguyệt), các tuyến bã nhờn sẽ được kích thích, tăng sản xuất dầu nhờn, tạo môi trường hoàn hảo cho mụn phát triển trên khu vực má và đường viền hàm.
Giải pháp: Sử dụng các viên uống cân bằng nội tiết.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Rối loạn nội tiết tố bị nổi mụn phải làm sao?
2. Điều trị mụn trứng cá ở má
Có nhiều biện pháp chính thống hoặc không chính thống để điều trị mụn trứng cá trên mặt. Dưới đây là những biện pháp hiệu quả và phổ biến nhất.
2.1. Thuốc kê đơn
Tùy vào mức độ mụn mà bác sĩ có thể kê cho bạn kháng sinh, Isotretinoin hay các thuốc kháng androgen.
Kháng sinh: Với mụn trứng cá trung bình đến nặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số kháng sinh để giảm lượng vi khuẩn. Các kháng sinh thường dùng là các tetracyclin (minocycline, doxycycline), các macrolid (erythromycin, azithromycin). Các kháng sinh đường uống nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh. Đồng thời, chúng có thể kết hợp với các loại thuốc khác như benzoyl peroxid để rút ngắn thời gian điều trị.
Isotretinoin: Isotretinoin – một dẫn xuất của vitamin A, thường được kê trong những trường hợp mụn trứng cá vừa hoặc nặng hay không phản ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, Isotretinoin lại ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như bệnh viêm ruột, trầm cảm và dị tật bẩm sinh. Bạn cần gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra, theo dõi.
Thuốc kháng Androgen: Các thuốc Spironolactone (Aldactone) có thể được sử dụng cho phụ nữ và các trẻ em vị thành niên khi các kháng sinh đường uống không có tác dụng. Cơ chế của các thuốc này là ngăn chặn tác động của Androgen lên các tuyến sản xuất dầu. Thuốc có thể gây căng ngực và đau trong kỳ kinh nguyệt.
☛ Thắc mắc: Uống thuốc trị mụn liệu có khả năng vô sinh?
2.2. Kem ngừa mụn
Nếu bạn gặp phải các nốt mụn ở mức độ nhẹ và trung bình, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại kem ngừa mụn trên thị trường. Bạn nên chọn kem ngừa mụn đặc hiệu, có chứa các thành phần trị mụn như Adapalene, AHA, BHA, Benzoyl peroxid…
Đối với những nốt mụn sưng đỏ, Benzoyl peroxid là thành phần thích hợp nên có trong kem trị mụn của bạn. Hoạt chất này giúp làm giảm mức độ vi khuẩn gây mụn trên da, đồng thời giúp thông thoáng lỗ chân lông. Benzoyl peroxid cũng có mặt trong một số loại sữa rửa mặt trị mụn. Với các sản phẩm chứa Benzoyl peroxid, các chuyên gia khuyên bạn nên bắt đầu từ nồng độ 2,5% và cân nhắc khi tăng, bởi hoạt chất này có thể gây khô da.
2.3. Các biện pháp khác
Bên cạnh các biện pháp bôi, uống truyền thống, để hết mụn, thâm sẹo nhanh, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số biện pháp trị mụn công nghệ cao như lột da hóa học, tiêm steroid hay phương pháp laser.
Lột da hóa học (Chemical Peels)
Lột da hóa học thường được sử dụng cho lớp mụn nhẹ hoặc trung bình. Phương pháp này thường sử dụng các dung dịch hóa học như acid salicylic, acid glycolic hoặc acid retinoic, các phản ứng kích ứng nhẹ như nóng rát, bong da, thậm chí mẩn đỏ có thể xuất hiện trong 3 – 7 ngày kể từ khi lột. Bù lại, sau thời gian này, bạn sẽ có một làn da “mới”, sạch mụn và sáng mịn.
Làn da sau thực hiện lột da hóa học rất yếu và mỏng manh. Do đó, bạn cần sử dụng các sản phẩm dưỡng da lành tính, phù hợp cho da nhạy cảm, đồng thời chú ý kết hợp các biện pháp chống nắng vật lý và hóa học để bảo vệ da.
Tiêm steroid
Các nốt mụn nang hay mụn viêm đều có thể điều trị bằng cách tiêm Steroid vào chúng. Đây là phương pháp giúp cải thiện nhanh chóng vấn đề về mụn, giảm đau, sưng viêm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng bởi phương pháp này có thể gây tác dụng phụ như mỏng da, đổi màu vùng da được điều trị.
Phương pháp Laser
Laser là một phương pháp điều trị mụn trứng cá hữu hiệu. Các tia sáng sẽ giúp mụn và sẹo mụn biến mất một cách hoàn hảo. Trước khi thực hiện liệu pháp Laser, bạn sẽ cần đến phòng khám một vài lần để xác định liệu trình, nguồn sáng và liều lượng. Một liệu trình có thể phải gồm nhiều lần chiếu tia, bạn có thể gặp một số phản ứng như khô da, ngứa rát nhưng sau đó, bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với kết quả đạt được.
3. Sạch mụn, sáng da cùng Oeneva
Bởi mất cân bằng nội tiết và chăm sóc da kém hiệu quả là nguyên nhân chính gây nên mụn trứng cá trên má, nên việc chăm sóc da và cân bằng nội tiết có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị mụn ở khu vực này. Do đó, bạn cần một sản phẩm như viên uống cân bằng nội tiết Oeneva để sử dụng hàng ngày.
Oeneva chứa thành phần chính là dầu hoa anh thảo Oenothera, dầu hạt lanh, vitamin E và Alpha lipoic acid. Các nguyên liệu đều được chuẩn hóa 100%, có nguồn gốc thiên nhiên và đặc biệt an toàn. Sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao và tinh khiết, đem lại hiệu quả vượt trội trong việc giảm mụn, bao gồm cả mụn viêm. Ngoài ra, sản phẩm còn có khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da, hạn chế hình thành và cải thiện thâm sẹo mụn.
Viên uống Dầu hoa anh thảo Oeneva thích hợp sử dụng cho các trường hợp rối loạn nội tiết, mụn trứng cá, da thô ráp, nhiều dầu, da nhăn sạm, tóc khô xơ rối, suy giảm sinh lý nữ, giảm ham muốn… Đặc biệt, sản phẩm dùng được cho cả nam và nữ từ 12 tuổi trở lên, kể cả người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú và phụ nữ cho con bú. Vì vậy, bạn có thể yên tâm dùng Oeneva hàng ngày cho cả gia đình.
Đọc thêm: Oeneva giúp cải thiện mụn như thế nào?
Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm về sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva cũng như giải đáp thắc mắc về tình trạng thâm, sạm da cũng như các vấn đề sinh lý, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1190 để kết nối với Dược sĩ một cách nhanh chóng nhất.
Xem chi tiết điểm bán tại đây TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo
- https://www.aad.org/public/diseases/acne/derm-treat/lasers-lights
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048