Nhiều cô nàng lựa chọn cách nặn mụn để “đánh bay” những nốt mụn kém thẩm mỹ trên da mà vẫn do dự không biết nặn mụn có nên nặn hết máu không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên.
Nội dung bài viết
Nặn mụn có nên nặn hết máu không?
Câu trả lời cho thắc mắc trên là nên nặn hết máu khi nặn mụn. Nghĩa là bạn cần loại bỏ hoàn toàn máu bầm tích tụ đến khi chỉ còn máu đỏ và huyết tương. Đây là cách lấy hết phần nhân mụn, mủ, các chất gây viêm, hạn chế mụn tái phát và tránh những vết thâm do tụ máu thường tồn tại rất lâu trên da ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nếu nhân mụn, dịch mủ không được xử lý triệt để có thể ăn sâu vào bên trong, lâu ngày hình thành sẹo lõm không thể phục hồi khiến da trở nên kém mịn màng.
Lưu ý, không phải loại mụn nào cũng có thể nặn được. Bạn chỉ nên nặn những mụn đã chín, mụn không viêm tấy.
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu có nên nặn mụn?
Lưu ý gì sau khi nặn mụn?
Khi nặn mụn, bạn nên lấy sạch nhân mụn đến khi thấy xuất hiện một chút máu đỏ và huyết tương màu vàng thì dừng lại. Lúc này, làn da trở nên nhạy cảm và dễ nhiễm trùng, cần chăm sóc cẩn thận để đẩy mạnh quá trình tái tạo và phục hồi.
Mời bạn tham khảo một số lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn:
1. Vệ sinh vùng da nặn mụn
Nhiều cô nàng cho rằng rửa mặt ngay sau khi nặn mụn sẽ giúp da bớt kích ứng và hạn chế tổn thương do các tác nhân có hại từ môi trường. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không đúng. Bởi nếu rửa mặt ngay sau khi nặn mụn, bạn sẽ vô tình lấy đi huyết tương mà cơ thể tiết ra để đóng miệng vết thương. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Thay vào đó, nàng rửa mặt sau khi nặn mụn khoảng 2 – 3 giờ với nước muối sinh lý, rửa thật nhẹ nhàng để da và các vết thương không bị trầy xước. Đối với người có làn da khô, bạn có thể thêm bước rửa mặt bằng nước tinh khiết sau khi dùng nước muối để cấp ẩm trong da.
2. Không chạm tay vào nốt mụn vừa nặn
Bàn tay của bạn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Việc chạm tay vào các nốt mụn vừa nặn vô tình giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra nhiễm trùng, mụn tái phát và có thể lan sang các vùng da xung quanh. Do đó, bạn hạn chế tối đa chạm tay lên mặt để tránh trường hợp xấu trên xảy ra.
3. Tránh tẩy da chết vật lý
Tẩy da chết vật lý có khả năng lấy hết bụi bẩn, vi khuẩn nằm sâu trong lỗ chân lông, giúp da thông thoáng hơn. Nhưng phương pháp này có thể gây tổn thương cho làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn. Vì vậy, bạn nên tránh tẩy da chết vật lý trong giai đoạn này.
Thay vào đó, nàng sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học chứa các hoạt chất như AHA, BHA làm sạch sâu lỗ chân lông, kháng khuẩn, giảm sưng viêm mụn, hỗ trợ tăng sinh và tái tạo tế bào da mới.
4. Không trang điểm
Các sản phẩm trang điểm khó có thể rửa sạch hoàn toàn bằng nước muối sinh lý. Chúng tích tụ tại vùng da mới nặn mụn gây kích ứng, nhiễm trùng, khiến vết thương chậm hồi phục và dễ lên mụn trở lại.
Đó là lý do vì sao bạn nên tạm dừng trang điểm khoảng 3 – 4 ngày sau khi nặn mụn để da thông thoáng và có thời gian phục hồi.
Làm sao để giảm thâm nhanh sau khi nặn mụn?
Những vết thâm kém sắc là hậu quả do nặn mụn hoặc chăm sóc da sau nặn mụn không đúng cách. Chúng thường tồn tại rất lâu trên da, có thể không biến mất hoàn toàn và tốn nhiều chi phí để điều trị.
Dưới đây là những bí quyết giúp nàng giảm thâm nhanh sau khi nặn mụn:
1. Thoa kem trị sẹo thâm
Dùng kem trị sẹo thâm là phương án hiệu quả trong thời gian ngắn nhất được nhiều cô nàng áp dụng. Một số hoạt chất thường có mặt trong các sản phẩm trị sẹo thâm là:
- Kojic acid: Kojic acid nổi tiếng với khả năng ức chế enzyme tyrosinase, ngăn ngừa quá trình hình thành sắc tố melanin, làm mờ các vết thâm mụn nhanh chóng. Ngoài ra, thành phần này còn có khả năng kháng khuẩn, hạn chế mụn tái phát.
- AHA: AHA hoạt động tốt trên bề mặt da, loại bỏ các tế bào già cỗi, xỉn màu, kích thích tái sinh làn da mới mịn màng, trắng sáng hơn. Ngoài ra, AHA còn ngăn chặn tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giúp làn da thông thoáng và không nổi mụn trở lại.
- Retinoids: Retinoids làm mờ thâm, đồng thời giảm chảy xệ da và ngăn ngừa sự xuất hiện của nếp nhăn bằng cách tăng sinh collagen. Các nàng lưu ý rằng retinoids khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời, nên cần bảo vệ da cẩn thận bằng trang phục và kem chống nắng.
- Arbutin: Arbutin ức chế hoạt động của tyrosinase, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong sản xuất melanin, giảm tình trạng tăng sắc tố, làm mờ thâm mụn.
Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da sau khi nặn mụn phù hợp nhất với bản thân, giúp da nhanh phục hồi, khỏe mạnh và trắng sáng, đều màu.
Đọc thêm: Bôi serum hay kem trị mụn trước?
2. Bảo vệ da khỏi ánh nắng
Tia UV trong ánh sáng mặt trời làm tăng sắc tố da, khiến da dễ bị thâm mụn, xuất hiện nám và lão hóa nhanh. Vì vậy, bạn đừng quên bảo vệ da bằng trang phục như: đeo khẩu trang, đội mũ nón, dùng ô dù… và thoa kem chống nắng mỗi ngày.
Một số lưu ý dùng kem chống nắng cho làn da nhạy cảm sau khi nặn mụn:
- Ưu tiên lựa chọn sản phẩm dạng gel có kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng thấm nhanh vào da.
- Hạn chế dùng kem chống nắng chứa hương liệu, cồn, dầu vì các thành phần này có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm.
- Thoa kem đều đặn mỗi ngày, trước khi ra đường 30 phút để sản phẩm phát huy tốt công dụng và thoa lại sau 2 – 3 giờ.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống khoa học là chìa khóa giúp bạn cải thiện sức khỏe làn da, hạn chế nổi mụn và đẩy mạnh quá trình phục hồi da sau khi nặn mụn. Bữa ăn cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho da như:
- Omega-3: Omega-3 có nhiều trong các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá ngừ… kích thích cơ thể tăng sinh collagen, cải thiện kết cấu da.
- Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại từ môi trường, làm chậm quá trình lão hóa da. Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại quả họ cam quýt, dâu, kiwi, bông cải xanh…
- Vitamin E: Vitamin E có nhiều trong hạnh nhân, hạt hướng dương… cũng là chất chống oxy hóa ngăn ngừa tổn thương tế bào, giúp da khỏe mạnh và đàn hồi hơn.
- Polyphenols: Đây là chất chống oxy hóa tốt cho da được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm khác nhau như: trà xanh, nho, chocolate…
Bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc cay nóng, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…vì chúng là tác nhân khiến da xấu đi. Ngoài ra, bạn nên bổ sung đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy nhu cầu của cơ thể để da luôn đủ độ ẩm và nhanh phục hồi.
Đọc thêm: Bị mụn có được ăn đậu phụ không?
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cần sắp xếp lịch sinh hoạt khoa học, tránh thức quá khuya khiến da không có thời gian nghỉ ngơi. Thường xuyên thay vỏ gối và ga giường cũng là cách giúp da hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn, ngăn ngừa nổi mụn.
Lời kết
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Nặn mụn có nên nặn hết máu không?” và nắm được nhiều bí quyết chăm sóc da, ngăn ngừa thâm mụn hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800 1190 để được các chuyên gia giải đáp chi tiết hơn. Chúc bạn sớm loại bỏ hoàn toàn các nốt mụn đáng ghét này và nhanh chóng phục hồi làn da trắng sáng, rạng rỡ!