Rối loạn nội tiết có thai được không là vấn đề được đông đảo chị em quan tâm vì có ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc về lâu dài. Trong bài viết sau đây, Oeneva sẽ cùng các bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi rối loạn nội tiết có thai được không và những cách phòng ngừa, cải thiện rối loạn nội tiết tố hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Mối liên hệ giữa nội tiết tố nữ và khả năng sinh sản
Các hormone trong cơ thể đều được đến từ vùng dưới đồi, đây là một phần nhỏ của trung tâm não kết nối trực tiếp với tuyến yên.
Vùng dưới đồi kích thích các tuyến nội tiết sản xuất nhiều loại hormone, trong đó có hormone GnRH (hormone giải phóng gonadotropin). GnRH sẽ kích thích tuyến yên tiết FSH (hormone kích thích nang trứng) và LH (hormone tạo hoàng thể). Đây là hai hormone hoạt động kết hợp với nhau, điều hòa việc sản xuất trứng ở phụ nữ và giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường.
Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ FSH tăng cao còn lượng LH giảm xuống. FSH có nhiệm vụ kích thích các nang trứng sản xuất estrogen và progesterone, sau đó trứng sẽ chín để chuẩn bị cho thời kỳ sinh sản.
Trong giai đoạn dễ thụ thai, estrogen gửi tín hiệu đến tuyến yên để ngừng sản xuất FSH và bắt đầu sản xuất hormone LH. LH sẽ kích hoạt quá trình rụng trứng, hay còn gọi là sự giải phóng trứng từ buồng trứng, giúp cho nang trứng được phóng thích chuyển thành thể vàng. Lúc này, hoàng thể tiết ra progesterone sẽ làm dày niêm mạc tử cung, tạo điều kiện cho trứng thụ thai.
Ngoài ra, các hormone gồm prolactin (đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt đều đặn) và T3, T4 (hormone tuyến giáp) cũng có những ảnh hưởng nhất định tới quá trình rụng trứng và khả năng mang thai.
2. Rối loạn nội tiết có thai được không?
Nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ rối loạn nội tiết vẫn có thể mang thai, tuy nhiên, tỉ lệ thụ thai thường thấp và đi kèm nguy cơ hiếm muộn, vô sinh.
Rối loạn nội tiết có thể dẫn đến vô sinh, vì điều kiện tiên quyết để mang thai là quá trình rụng trứng và nội mạc tử cung bình thường. Sự rụng trứng bình thường và niêm mạc tử cung được điều chỉnh bởi sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Rụng trứng chủ yếu là do có hay không có lượng estrogen tăng lên, còn nội mạc tử cung là do tăng sản dưới sự kích thích của progesteron nên khi bị rối loạn nội tiết sẽ xảy ra hiện tượng phóng noãn và tăng sản nội mạc tử cung, dẫn đến vô sinh.
Rối loạn nội tiết cũng có thể dẫn đến sự xuất hiện của bệnh béo phì, và béo phì cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng bình thường, dẫn đến vô sinh. Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần đặc biệt chú ý nghỉ ngơi, tránh mệt mỏi quá mức và thức khuya, tránh ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết bình thường. Chú ý tránh hút thuốc lá, nghiện rượu, tập thể dục hợp lý, ăn uống nhạt, tránh ăn quá nhiều dầu mỡ.
Nếu chị em đang gặp các dấu hiệu rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn và tìm giải pháp khắc phục kịp thời. Có thể sẽ mất một thời gian điều trị để nội tiết tố được cân bằng nhưng điều này sẽ giúp quá trình mang thai của bạn dễ dàng, thuận lợi hơn.
☛ Có thể bạn muốn biết: Rối loạn nội tiết có làm que 2 vạch?
3. Một số bệnh nội tiết có nguy cơ vô sinh cao
3.1. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gặp ở 5 – 10% phụ nữ và là một trong số những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến. Hội chứng liên quan đến sự rối loạn chức năng phóng noãn và thừa nội tiết tố nam, khiến cho buồng trứng chứa nhiều nang noãn, nang noãn lớn hơn hoặc chứa tế bào sẹo. Buồng trứng của người bệnh có thể to ra với vỏ trơn bóng, dày hơn hoặc có kích thước bình thường.
Các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang điển hình thường bắt đầu vào giai đoạn dậy thì và trầm trọng hơn theo thời gian. Có thể kể đến các triệu chứng như béo phì nhẹ, rậm lông, mọc nhiều mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh…
3.2. Tăng prolactin máu
Tăng prolactin máu là bệnh lý nội tiết thường gặp gây vô sinh ở nữ. Hiện tượng này xảy ra khi rối loạn vùng dưới đồi – tuyến yên, khiến cho hormone prolactin tăng cao và dẫn đến ngăn cản, ức chế nhịp điệu GnRH bình thường. Không chỉ vậy, tăng prolactin còn làm tăng hoạt tính dopaminergic vùng hạ đồi, gây rối loạn hormone FSH, LH và kết quả là sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh.
3.3. Vô kinh bệnh lý
Kinh nguyệt thể hiện sự trưởng thành về chức năng sinh sản của phụ nữ, đồng thời cũng là biểu hiện đặc điểm tâm sinh lý của phụ nữ. Và một khi phụ nữ bị vô kinh bất thường, tức là từ trước đến nay kinh nguyệt của phụ nữ đều bình thường, trên ba tháng đột nhiên không có kinh thì đây là hiện tượng vô kinh bất thường.
Vô kinh sẽ gây ra hàng loạt biến chứng, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa ở khắp các cơ quan, trong đó có buồng trứng. Nếu tình trạng vô kinh bất thường diễn ra quá lâu sẽ khiến cơ quan sinh sản của nữ giới bị teo lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục của chị em. Nếu để lâu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em, gặp khó khăn nhất định trong việc điều trị.
Nếu tình trạng vô kinh của chị em do một số bệnh lý thì cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Khi không có kinh, trong nhiều trường hợp lâm sàng rất dễ nhầm với có thai sớm, vì vậy khi điều trị vô kinh cần loại trừ các yếu tố có thai trước, sau đó mới tìm nguyên nhân. Sau khi tìm ra nguyên nhân, sau khi điều trị vô kinh,
3.4. Các bệnh nội tiết khác
Một số bệnh nội tiết khác cũng làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn như là:
- Béo phì
- Đái tháo đường
- Bệnh tuyến giáp
- Tăng sản tuyến thượng thận
☛ Có thể bạn quan tâm: Bị suy giảm nội tiết tố nữ nên khám ở đâu?
4. Cách phòng ngừa và cải thiện rối loạn nội tiết tố nữ
4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố nữ. Khi có các dấu hiệu nội tiết tố trong cơ thể thay đổi bất thường, bạn có thể chú ý hơn đến chế độ ăn uống, bổ sung thêm một số thực phẩm như:
4.1.1. Thức ăn chứa nhiều protein
Protein là nguyên liệu cung cấp các acid amin cần thiết của cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormone gốc protein. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn tối thiểu 20 – 30g protein/bữa ăn và cung cấp cho cơ thể đa dạng các loại protein từ thịt, trứng, đậu, cá…
4.1.2. Giảm tiêu thụ đường
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể và gây ra tình trạng béo phì cũng như nhiều bệnh chuyển hóa khác. Theo các chuyên gia, ăn quá nhiều đường có thể làm gián đoạn hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Do vậy, hãy hạn chế đường, các thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường để bảo vệ sức khỏe của bạn thân nhé.
4.1.3. Cung cấp chất béo MCTs
Chất béo MCTs là chất béo trung tính chuỗi trung bình được gan hấp thụ trực tiếp để tạo năng lượng cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất béo MCTs như dầu bơ nguyên chất, quả bơ tươi, hạnh nhân, đậu phộng, dầu oliu, dầu dừa…
4.1.4. Ăn nhiều chất xơ
Chế độ ăn giàu chất xơ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hormone cũng nhiều điều hòa nội tiết tố của cơ thể. Bạn hãy ưu tiên các loại rau xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như súp lơ, cải bắp, rau chân vịt…
4.1.5. Uống đủ nước
Uống đủ mỗi ngày 1.5 – 2 lít nước tùy theo nhu cầu của cơ thể sẽ giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh và điều hòa các quá trình trao đổi chất, từ đó hạn chế tình trạng rối loạn nội tiết tố.
4.2. Xây dựng lối sống khoa học
Thói quen, lối sống sinh hoạt mỗi ngày có thể tác động trực tiếp đến hoạt động nội tiết của cơ thể. Việc xây dựng một lối sống khoa học có thể hỗ trợ cân bằng nội tiết và giảm ảnh hưởng tiêu cực khi có tình trạng mất cân bằng.
Ngủ đủ giấc:
Ngủ đủ mỗi ngày 6 – 8 tiếng sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng và nội tiết tố được ổn định.
Massage cơ thể:
Massage nhẹ nhàng vùng bụng và chân sẽ giúp bạn kích thích quá trình điều hòa của các hormone trong cơ thể.
Duy trì cân nặng:
Duy trì cân nặng ở mức an toàn với BMI phù hợp, không nên thiếu cân hoặc thừa cân.
Không hút thuốc lá:
Thành phần của thuốc lá có khả năng tác động trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó, chị em hãy ngừng thói quen hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc thụ động.
Quản lý tâm trạng:
Tránh để cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, áp lực vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và nội tiết tố của cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên:
Tập thể dục mỗi ngày 30 phút sẽ kích thích quá trình trao đổi và chuyển hóa của tế bào, từ đó góp phần ổn định chức năng nội tiết.
Bạn có thể tham khảo thêm 6 bài tập cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả.
4.3. Liệu pháp hormone thay thế
Khi có các triệu chứng rối loạn nội tiết tố bạn cần đến bác sĩ để thăm khám và kiểm tra. Thông qua các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đánh giá được chính xác nguyên nhân của sự rối loạn hormone và có hướng điều trị, bổ sung nội tiết tố phù hợp.
Một số dạng nội tiết tố thay thế được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như miếng dán estrogen, thuốc uống estrogen, thuốc tránh thai liều thấp, estrogen âm đạo, các dạng progestin…
☛ Tham khảo thêm:
4.4. Viên uống cân bằng nội tiết Oeneva
Viên uống tinh dầu hoa anh thảo Oeneva là một sản phẩm hỗ trợ được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, đã được nghiên cứu kỹ lượng, đảm bảo các yếu tố an toàn, lành tính, hiệu quả cao.
Trong mỗi viên uống Oeneva chứa đến 800mg dầu hoa anh thảo giúp bổ sung acid linoleic (LA) và acid gamma-linoleic (GLA) từ đó mang đến hiệu quả cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện nhiều triệu chứng như bốc hỏa, rụng tóc, mụn trứng cá, da khô ráp. Đặc biệt, với thành phần gồm vitamin E, Oeneva còn cải thiện các dấu hiệu lão hóa da, giảm các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt và giúp quá trình mang thai dễ dàng hơn.
Thành phần dầu hạt lanh trong viên uống Oeneva giúp cung cấp omega-3 tự nhiên, hỗ trợ điều hòa nồng độ cortisol, giảm viêm và khắc phục các tổn thương trên da. Cùng với đó, thành phần acid alpha lipoic sẽ hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da của bạn và hỗ trợ làm sáng hồng, trẻ khỏe hơn.
Viên uống Oeneva được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn quốc tế GMP-WHO với nguồn nguyên liệu đạt chuẩn châu Âu nên rất an toàn và chất lượng. Hiện nay, sản phẩm đã được phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo địa chỉ TẠI ĐÂY.
Nguồn tham khảo:
- https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/5-benh-o-tu-cung-dan-en-vo-sinh?
- https://www.healthline.com/health/hormonal-imbalance#diagnosis
- https://www.billings.life/en/safeguard-reproductive-health/pcos-other-hormonal-disorders.html
- https://www.parents.com/getting-pregnant/infertility/treatments/hormone-imbalance-and-pregnancy/