Rụng tóc do rối loạn nội tiết tố là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành. Vấn đề này không chỉ gây ra tâm lý lo lắng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chị em thiếu tự tin. Vậy, vì sao rối loạn nội tiết tố lại gây ra rụng tóc và làm thế nào để khắc phục? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay!
Nội dung bài viết
Vì sao rối loạn nội tiết gây rụng tóc?
Nội tiết tố là những chất hóa học được sản xuất bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể. Chúng tham gia điều khiển nhiều hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả nang tóc. Bởi vậy, khi nồng độ của các nội tiết tố bị tăng giảm bất thường (rối loạn nội tiết tố), sự phát triển của tóc có thể bị ảnh hưởng, gây rụng tóc.
Theo các chuyên gia, rụng tóc có thể xảy ra do rối loạn một hoặc nhiều nội tiết tố cùng lúc, bao gồm:
- Androgen: Tồn tại tại các tế bào nhú hạ bì trong nang tóc, có khả năng ức chế sự phát triển của các nang tóc. Đặc biệt, khi có sự trợ giúp của enzyme 5-alpha reductase, androgen khiến nang tóc bị thu nhỏ. Rối loạn nội tiết khiến androgen tăng cao quá mức khiến nang tóc bị suy yếu, gây rụng tóc.
- Progesterone: Ức chế hoạt động của 5-alpha reductase làm giảm chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, tạo điều kiện thuận lợi cho nang tóc phát triển. Do đó, những người bị suy giảm progesterone cũng dễ bị rụng tóc.
- Prolactin: Kích thích sớm giai đoạn catagen – Thời điểm sợi tóc bị ngừng nuôi dưỡng và không thể dài thêm. Bởi vậy, trong thời kỳ cho con bú, nồng độ prolactin tăng cao khiến chị em dễ bị rụng tóc. (☛ Đoc chi tiết về: Rối loạn nội tiết sau sinh)
- Hormone tuyến giáp: Có lợi cho quá trình biệt hóa tế bào và kéo dài giai đoạn anagen, giúp sợi tóc được nuôi dưỡng lâu hơn. Vì vậy, suy giảm hormone tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
- CRH: Gây ức chế quá trình phát triển của tóc và kích thích sớm sớm giai đoạn catagen. Ngoài ra, hormone này còn làm gia tăng sự phát triển của tế bào sứng trong chất nền tóc, khiến tóc chết và rụng. Do đó, khi bị rối loạn nội tiết tăng CRH, phụ nữ cũng dễ bị rụng tóc.
- ACTH: Gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa steroid trong da đầu, từ đó kích thích giai đoạn anagen (giai đoạn tế bào trong nang tóc phân chia, phát triển thành sợi tóc). Vậy nên, suy giảm ACTH có thể khiến tóc của bạn kém phát triển hơn.
- Cortisol: Làm giảm tổng hợp và gây phân hủy hyaluronan và proteoglycans – những chất điều biến quan trọng của chức năng nang tóc. Do đó, nồng độ cortisol quá cao cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.
- TRH: Có khả năng kéo dài chu kỳ phát triển của tóc, kích thích tăng sinh và chết rụng của tế bào sừng. Do đó, sự sụt giảm TRH có thể khiến tóc yếu đi và dễ rụng.
- Melatonin: Bảo vệ nang tóc khỏi sự tấn công của các gốc tự do, điều chỉnh hoạt động của prolactin và estrogen. Do đó, rối loạn nồng độ melatonin có thể gây rụng tóc.
Rụng tóc do rối loạn nội tiết tố có thể khu trú tại một số vị trí hoặc rụng tóc lan tỏa trên đầu và không để lại sẹo. Các kiểu rụng tóc phổ biến gồm:
- Rụng tóc anagen: Rụng khi sợi tóc vẫn ngắn, tóc không mọc dài, nhiều tóc tơ
- Rụng tóc telogen effluvium: Rụng tóc lan tỏa khắp đầu, tóc mỏng, vùng đỉnh đầu có xu hướng mỏng hơn xung quanh
- Rụng tóc nội tiết tố nam: Tóc rụng nhiều ở vùng trán, thái dương hoặc vùng chữ M trước trán
- Rụng tóc khu trú: Tóc rụng thành từng mảng tạo thành các đốm tròn, điểm hói trên đầu.
Để biết chính xác nguyên nhân rụng tóc có phải do rối loạn nội tiết tố hay không, bạn cần đến tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Rụng tóc do rối loạn nội tiết có tự hết không?
Rụng tóc do rối loạn nội tiết chỉ được kiểm soát sau khi các nội tiết tố được cân bằng, trở về ngưỡng bình thường. Vậy nên, tình trạng này có thể tự hết hay không còn phụ thuộc vào yếu tố nội tiết đang bị rối loạn là gì.
Chẳng hạn như, một số chị em bị căng thẳng, stress kéo dài khiến nồng độ cortisol tăng cao dẫn đến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Trường hợp này, bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ sống, tăng cường thư giãn, giảm áp lực thì tình trạng rụng tóc có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp điều trị.
Ngược lại, những người bị rụng tóc do bệnh lý rối loạn nội tiết sẽ không tự hết mà cần được thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Kéo dài thời gian trì hoãn trong trường hợp này không chỉ khiến tóc rụng nhiều hơn mà còn gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Cách cải thiện tình trạng rụng tóc do rối loạn nội tiết
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng rụng tóc do rối loạn nội tiết tố. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, bạn cần thăm khám để làm rõ nguyên nhân. Dưới đây là một số cách điều trị và cải thiện tình trạng rụng tóc nội tiết phổ biến nhất.
Dùng thuốc
Để điều trị chứng rụng tóc do rối loạn nội tiết, bạn có thể cần sử dụng một hoặc kết hợp đồng thời nhiều thuốc với nhau. Dưới đây là những thuốc hay được bác sĩ kê đơn:
Minoxidil
Minoxidil là thuốc điều trị rụng tóc tại chỗ dành cho phụ nữ. Theo các nghiên cứu, minoxidil có thể bắt đầu kích thích tóc mọc trong vòng 2 tháng và đạt hiệu quả tối đa sau 4 tháng sử dụng. Vậy nên, mỗi đợt điều trị với minoxidil thường kéo dài từ 6 – 12 tháng.
Cách sử dụng thuốc khá đơn giản, bạn chỉ cần gội đầu sạch và chờ hoặc sấy cho tóc và da đầu khô. Sau đó, nhỏ hoặc xịt dung dịch lên vùng tóc rụng 2 lần/ ngày kết hợp với thao tác massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu tốt hơn. Cuối cùng, sấy khô tóc và rửa sạch phần thuốc dính trên tay hoặc trên trán, mặt. Giữ thuốc trên da đầu ít nhất 4 giờ sau khi sử dụng.
Việc sử dụng minoxidil đôi khi cũng gây kích ứng da đầu. Điều này có thể xảy ra do thành phần cồn trong thuốc. Hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn gặp phải những kích ứng này.
Finasteride
Finasteride là một loại thuốc trị rụng tóc nội tiết được kê đơn cho nam giới. Thuốc giúp ngăn tóc rụng và kích thích tóc mới mọc nhanh hơn. Thuốc có tác dụng chậm nên bạn có thể mất đến vài tháng để thấy được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, Finasteride thường không hiệu quả đối với nam giới trên 60 tuổi.
Liều dùng khuyến cáo của Finasteride là 1mg/ ngày cho nam giới trưởng thành. Thuốc không được chỉ định cho nữ giới vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và không hiệu quả với chứng rụng tóc do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Các tác dụng phụ hiếm gặp của Finasteride bao gồm: giảm ham muốn tình dục, giảm chức năng tình dục và tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Thuốc kháng androgen
Thuốc kháng androgen được dùng phổ biến nhất là spironolacton, có tác dụng ức chế hoạt động của androgen nhờ đó tạo điều kiện để nang tóc phát triển, ngăn tình trạng rụng tóc. Spironolacton thường được chỉ định cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) vì họ có xu hướng tạo ra nội tiết tố androgen dư thừa.
Các bác sĩ thường kê đơn spironolactone cùng với thuốc bổ sung estrogen và progesterone để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc không được sử dụng cho phụ nữ đang hoặc có thể mang thai vì làm tăng nguy cơ bất thường về bộ phận sinh dục ở nam thai. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: tăng cân, giảm ham muốn, lo âu và mệt mỏi.
Sắt
Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc nội tiết tố ở nữ giới. Nếu bạn đang ăn chay, có tiền sử mất máu, chu kỳ kinh nguyệt quá dày hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ sắt trong máu của bạn.
Nếu thiếu sắt, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng các viên uống bổ sung sắt với hàm lượng phù hợp. Bạn không nên tự ý bổ sung sắt khi chưa thăm khám. Điều này có thể dẫn đến cơ thể bị dư sắt và gây ra các tác dụng phụ như: đau bụng, táo bón…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn nội tiết nên dùng thuốc gì?
Liệu pháp công nghệ cao
Sử dụng công nghệ cao trong điều trị rụng tóc nội tiết tố thường cho hiệu quả nhanh, giúp chị em giảm lo lắng, căng thẳng. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về một số liệu pháp như:
- PRP: Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào các nang tóc, kích thích tế bào nang tóc phát triển, nhờ đó tóc mới mọc lên nhanh và chắc khỏe.
- Mesotherapy: Các dưỡng chất tăng trưởng, acid amin và peptide được tiêm trực tiếp vào da đầu, giúp nang tóc khỏe dần lên, cải thiện tình trạng tóc rụng.
- Chiếu laser: Chiếu ánh sáng cường độ thấp vào da đầu để kích thích tuần hoàn nuôi dưỡng nang tóc đồng thời kích thích hoạt động của các tế bào trong nang tóc, giúp giảm rụng tóc đồng thời giúp tóc mọc lại hiệu quả.
Mặc dù cho hiệu quả trị rụng tóc cao nhưng các liệu pháp công nghệ cao không giải quyết được vấn đề rối loạn nội tiết tố. Do đó, tình trạng rụng tóc vẫn sẽ tái diễn sau thời gian ngắn nếu không được điều trị kết hợp. Ngoài ra, phương pháp này cũng tốn khá nhiều chi phí nên chị em tham khảo kỹ trước khi áp dụng.
Điều chỉnh chế độ ăn
Chế độ ăn phù hợp có thể giúp các tuyến nội tiết hoạt động ổn định hơn, nhờ đó khắc phục được các rối loạn nội tiết thông thường. Một số lời khuyên dành cho bạn khi bị rụng tóc nội tiết tố bao gồm:
- Thực phẩm giàu protein: Bản chất của tóc là protein, do đó ăn nhiều protein góp phần cải thiện tình trạng tóc yếu, gãy rụng. Bạn nên bổ sung đa dạng các nguồn protein như: đậu, trứng, cá, thịt, quả hạch, các loại hạt,….
- Thực phẩm giàu sắt: Sắt là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của các nang tóc và sợi tóc. Chất khoáng này có nhiều trong các loại thực phẩm như: sò, đậu lăng, hàu, hạt bí ngô, rau chân vịt, đậu trắng thịt bò,…
- Rau màu xanh: Điển hình như cải xoăn, rau chân vịt, súp lơ xanh,… Những loại rau này chứa nhiều vitamin C, vitamin A, sắt, beta carotene và folate giúp tóc chắc khỏe, ngăn rụng tóc.
- Các loại quả mọng: Đây là nhóm quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các nang tóc khỏi gốc tự do, tăng hấp thu sắt và tăng sinh collagen giúp tóc chắc khỏe. Nhóm quả này thường gồm: anh đào, quả mơ, quả nho, quả cam,….
- Hạt khô và quả hạch: Đây là nguồn cung cấp vitamin E, kẽm, selen và omega – 3 lý tưởng cho cơ thể. Những dưỡng chất này giúp nuôi dưỡng các nang tóc, giúp tóc chắc khỏe. Bạn có thể lựa chọn các loại hạt và quả như: hạt óc chó, quả hạnh, hạt lanh, hạt chia….
☛ Đọc chi tiết: Rối loạn nội tiết tố nên ăn gì?
Thay đổi lối sống
Lối sống khoa học giúp bạn khỏe mạnh, nhờ đó các tuyến nội tiết cũng hoạt động tốt hơn. Một số lưu ý cho bạn khi bị rụng tóc nội tiết gồm có:
- Tránh stress: Một trong những rối loạn nội tiết dễ thấy nhất khi căng thẳng kéo dài là sự tăng tiết cortisol. Hormone này có thể dẫn đến hàng loạt những rối loạn nội tiết và chuyển hóa khác. Do đó, bạn cần tránh để cơ thể bị áp lực trong thời gian dài.
- Ngủ đầy đủ: Ngủ đêm là thời gian cơ thể nghỉ ngơi và đào thải độc tố. Bạn nên ngủ đủ thời gian 6 – 8 tiếng/ ngày và không ngủ quá muộn, tốt nhất là ngủ trước 11 giờ đêm. Như vậy, các tuyến nội tiết trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, hạn chế được các rối loạn dẫn đến rụng tóc.
- Thường xuyên vận động: Hoạt động thể lực giúp tăng trao đổi, tăng chuyển hóa, điều hòa hoạt động nội tiết trong cơ thể. Bạn nên dành từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày cho việc tập luyện. Nếu có thể, hãy tập luyện vào sáng sớm hoặc buổi chiều. Nếu không, bạn có thể chia đều thời gian vận động trong ngày cũng cho hiệu quả tốt.
Một số biện pháp khác
Bên cạnh những phương pháp điều trị và chế độ sống lành mạnh, bạn cũng cần chú ý nhiều hơn về cách chăm sóc tóc để hạn chế tóc rụng. Một số lời khuyên dành cho bạn gồm:
- Chọn sản phẩm lành tính: Bạn nên chọn các loại dầu gội, dầu xả tóc có nguồn gốc tự nhiên, tránh các loại dầu gội có chứa sulfate khiến tóc khô và dễ gãy rụng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng các loại nước dưỡng kích thích mọc tóc.
- Gội đầu đúng cách: Nếu tóc dễ gãy rụng, bạn nên gội đầu bằng nước ấm, không quá nóng hoặc lạnh dễ gây tác động đến chân tóc. Bên cạnh đó, thao tác gội đầu cần nhẹ nhàng, không gãi, vỗ, kỳ mạnh trên da đầu khiến tóc rụng nhanh và nhiều hơn.
- Chải tóc nhẹ nhàng: Bạn nên dùng lược thưa và tránh chải khi tóc còn ướt. Thực hiện động tác chải nhẹ nhàng, không kéo hoặc giật mạnh khi tóc rối sẽ khiến tóc rụng nhiều hơn và tổn thương nang tóc.
- Chọn kiểu tóc phù hợp: Hãy từ bỏ thói quen cột chặt tóc đỉnh đầu, các kiểu búi tóc hay bện tóc sát da đầu. Thói quen này có thể tăng áp lực lên chân tóc khiến tóc dễ bị rụng. Lựa chọn tốt hơn là bạn nên thả tóc, buộc nhẹ nhàng hoặc kẹp càng cua gọn gàng.
- Tránh làm tóc: Bạn nên hạn chế ép, uốn, nhuộm…hay sử dụng các hóa chất lên tóc. Những tác động này có thể khiến tóc rụng nhiều và làm nang tóc bị tổn thương.
Oeneva – Điều hòa nội tiết, tóc mềm da sáng!
Viên uống Oeneva là sản phẩm điều hòa nội tiết có nguồn gốc tự nhiên, được nghiên cứu và phát triển bởi Công ty Dược phẩm Tuệ Linh. Sản phẩm đã có mặt nhiều năm trên thị trường, được hàng nghìn chị em phụ nữ tin dùng và cho hiệu quả rất tốt.
Các chuyên gia cho biết, dầu hoa anh thảo trong viên uống Oeneva là thành phần chính có tác dụng cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng do rối loạn nội tiết như: rụng tóc, trứng cá và rối loạn trên da. Các hoạt chất axit linoleic (LA) và acid γ-linolenic (GLA) trong dầu hoa anh thảo giúp củng cố da đầu, giảm bong tróc, tạo điều kiện cho các nang tóc phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, trong mỗi viên uống Oeneva còn được bổ sung thêm vitamin E, dầu hạt lanh và acid alpha lipoic góp phần cải thiện chức năng của buồng trứng, từ đó tăng cường hiệu quả điều trị rối loạn nội tiết. Các thành phần này cũng giúp bảo vệ da, khắc phục các tổn thương và chống lão hóa hiệu quả.
Oeneva sử dụng nguồn nguyên liệu đạt chuẩn châu Âu, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt chuẩn GMP – WHO nên đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Sản phẩm hiện đã được phân phối tại các hiệu thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo chi tiết TẠI ĐÂY.
Liều dùng khuyến cáo của sản phẩm là 2 viên/ 2 lần/ ngày, sau bữa ăn. Liều dùng có thể thay đổi tùy tình trạng sức khỏe của người bệnh và theo chỉ định của bác sĩ.
Giá tham khảo: 290.000 đồng/ sản phẩm
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7432488/
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20806187/
- https://www.webmd.com/connect-to-care/hair-loss/how-hormonal-hair-loss-is-different-from-alopecia
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hair-loss/symptoms-causes/syc-20372926