Nám da là vấn đề thường gặp ở phái đẹp, đặc biệt là trong độ tuổi từ 25 – 45. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng những chấm đen trải dài trên khuôn mặt lại khiến phái cảm thấy mất tự tin. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nám da? Nám da bao gồm những loại nào? Hãy cùng Oeneva tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn nhé!
Nội dung bài viết
1. Nám da là gì?
Hắc sắc tố Melanin là yếu tố định màu da của mỗi người. Đây là chất có khả năng hấp thụ tia UV từ ánh nắng mặt trời giúp chống nắng và bảo vệ da. Tuy nhiên, nếu sắc tố Melanin sản sinh quá nhiều sẽ tập trung tại một vùng trên da, dẫn đến hình thành các vùng da sậm màu gọi là nám.
Bạn cần lưu ý phân biệt tình trạng nám và tàn nhang bởi 2 tình trạng này có đặc điểm nhận dạng tương đối giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Việc nhầm lẫn giữa nám và tàn nhang có thể khiến bạn áp dụng biện pháp điều trị chưa hợp lí. Kết quả là các đốm sắc tố vẫn tồn tại dai dẳng trên da, gây mất thẩm mỹ.
Dưới đây là một số đặc điểm giúp phân biệt 2 tình trạng này:
Nám |
Tàn nhang |
Là các đốm sậm màu với nhiều mức độ đậm nhạt khác nhau và thường xuất hiện ở vị trí đối xứng nhau như 2 bên má, môi trên, cằm, trán,…
Đặc trưng bởi màu sắc sẫm, nâu hoặc thâm vàng. Phần lớn các nốt nám da có kích thước lớn hơn so với tàn nhang. |
Tồn tại dưới nhiều sắc thái khác nhau như màu nâu nhạt, đỏ, xám, đen, nâu sẫm,…
Độ đậm nhạt của đốm tàn nhang có thể thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời, vào mùa đông đốm tàn nhang nhạt màu hơn so với mùa hè. Đọc thêm: Trị tàn nhang với mồng tơi có nhanh hết? |
2. Nguyên nhân gây nám da
Trong phần dưới đây Oeneva sẽ gửi tới bạn một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nám da.
Tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời
Dưới sự tấn công của các tia bức xạ UVA, UVB có trong ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh các tế bào hắc sắc tố melanin nhằm bảo vệ cơ thể [1]. Điều này giải thích vì sao nám thường xuất hiện tại các vị trí không được che chắn và tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng nắng mặt trời như vùng cổ, cánh tay, rãnh má, viền cằm,…
Nguy cơ bị nám càng tăng cao khi làn da không được bảo vệ bằng kem chống nắng hoặc làn da đang có tổn thương, đã từng sử dụng kem trộn, da bị chàm khô,… Ngoài ra, ánh sáng từ điện thoại, máy tính,… cũng được chứng minh là làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.
Thay đổi nội tiết tố
Nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ đang mang thai, người trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, người có kinh nguyệt không đều. Sự gia tăng tăng bất thường nồng độ hormon estrogen và progesteron có thể gây nám da.
Căng thẳng
Hiện nay, nguyên nhân này còn gây ra nhiều tranh cãi. Song, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy việc tiết quá nhiều hormon cortisol, MSH khi bị căng thẳng kéo dài dẫn đến tăng sản xuất melanin và gây ra tình trạng sạm nám.
Bên cạnh đó, hormon cortisol còn tăng tiết dầu thừa trên da, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và hình thành mụn trứng cá. Những vết thâm xấu xí làm cho làn da trở nên xỉn màu và kém sắc hơn.
Di truyền
Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp. Thống kê cho thấy có khoảng 33 – 50% số người bị nám cho biết các thành viên trong gia đình cũng mắc phải tình trạng này [2]. Ngoài ra, những người có làn da tối màu thường dễ bị nám hơn so với người có làn da trắng.
Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da có chứa thành phần gây bào mòn da, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, điển hình là corticoid, hydroquinon, aspirin ở nồng độ cao. Điều này khiến làn da của bạn dễ bị tấn công bởi các yếu tố môi trường và hình thành nám.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh, thuốc tăng huyết áp, kháng sinh nhóm Quinolon,… có thể làm tăng khả năng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, tăng sản sinh hắc sắc tố melanin và gây ra tình trạng nám da.
3. Các loại nám da phổ biến
Nám da gồm 3 loại chủ yếu là nám mảng, nám chân sâu, nám hỗn hợp. Cụ thể:
3.1. Nám mảng
Nám mảng là tình trạng sắc tố lan tỏa trên bề mặt da, có kích thước từ 2 – 4cm và phân bố chủ yếu trên lớp biểu bì da. Sở dĩ, nám mảng chỉ xuất hiện trên lớp bề mặt da là do các tế bào melanocyte đưa hắc sắc tố melanin lên trên lớp biểu bì và vào trong lớp tế bào sừng.
Nám mảng thường xuất hiện ở 2 bên má, mũi, cằm, mu bàn tay, cẳng tay. Nám có xu hướng lan rộng và đậm màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Nám mảng tồn tại ở lớp bề mặt da nên dễ điều trị hơn so với nám chân sâu hay nám hỗn hợp. Tuy nhiên, nếu để lâu nám mảng có thể ăn sâu xuống lớp trung bì và hạ bì, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là sử dụng kem bôi ngoài da, viên uống bổ sung hoặc các phương pháp điều trị tại spa như peel da hóa học, lăn kim,…
3.2. Nám chân sâu
Nám chân sâu hay còn gọi là nám chân đinh được đánh giá là loại nám tồn tại trên da trong thời gian dài và khó điều trị bỏi nó được hình thành ở lớp hạ bì. Nám chân sâu có kích thước to bằng đầu đũa và xuất hiện chủ yếu ở vùng 2 bên má.
Các chuyên gia cho biết nám chân sâu là tình trạng nám tương đối nặng và có thể điều trị được. Tuy nhiên, quá trình điều trị tương đối phức tạp và phải diễn ra trong thời gian dài. Các phương pháp trị nám bằng các nguyên liệu tự nhiên hay mẹo tại nhà gần như không mang lại hiệu quả điều trị mà có chăng chỉ giúp cấp ẩm và loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da.
Phương pháp điều trị chủ yếu trong trường hợp này là thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, chiếu tia laser, đốt điện trị nám, peel da tinh khiết,…
3.3. Nám hỗn hợp
Đúng như tên gọi của nó, nám hỗn hợp bao gồm nám mảng và nám chân sâu. Nám hỗn hợp hình thành do tế bào tạo sắc tố melanocytes đẩy sắc tố melanin lên trên. Sau đó, sắc tố melanin sẽ rơi xuống lớp trung bì, hạ bì của da để tạo thành chân nám, biểu hiện trên da là những đốm nâu sẫm màu. Nám thường mọc ở 2 bên gò má, sống mũi, quanh mắt và vùng trán.
Nám hỗn hợp không có hình dáng nhất định và thường xuất hiện thành từng mảng hoặc từng đốm trên da. Màu sắc không đồng nhất, có màu từ nâu vàng đến nâu đậm. Thông thường, các mảng nám có màu nhạt hơn các đốm nám. Khi ra ngoài nắng, vết nám có xu hướng đậm màu hơn.
Nám hỗn hợp là loại nám cứng đầu và khó điều trị nhất trong 3 loại. Vì vậy, để điều trị dứt điểm nám hỗn hợp cần có biện pháp tác động sâu dưới da để đánh bật chân nám ra khỏi bề mặt da đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết để ức chế quá trình sản sinh sắc tố melanin và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Thực tế cho thấy sử dụng kem bôi ngoài da hay thuốc uống trong trường hợp này chỉ giúp làm mờ vết nám chứ không thể loại bỏ tận gốc. Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu sử dụng công nghệ ánh sáng như công nghệ có bước sóng pico, công nghệ tái tạo màng đáy, công nghệ laser màu, ánh sáng kép,…
4. Các phương pháp điều trị nám da
Phương pháp điều trị nám phải bám sát vào nguyên nhân gây nám cũng như tùy thuộc vào mức độ nám nặng nhẹ khác nhau. Vì vậy, việc tìm kiếm cho mình phương pháp phù hợp luôn là nỗi trăn trở của hàng ngàn chị em hiện nay. Dưới đây là một số cách trị nám mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
4.1. Điều trị bằng thuốc cân bằng nội tiết tố
Việc cân bằng nội tiết tố sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng nám ở da. Để biết chính xác việc bị nám có phải do mất cân bằng nội tiết tố hay không, bạn cần thực hiện xét nghiệm chỉ số hormone. Khi có kết quả, các bác sĩ chuyên môn sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị nám một cách cụ thể và chính xác nhất.
Cụ thể, căn cứ vào tình trạng nám và tình trạng tổn thương da, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bạn sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải các tác dụng phụ như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, dị ứng, rối loạn kinh nguyệt,… bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng hợp lý.
4.2. Sử dụng các loại kem trị nám chuyên dụng
Sử dụng các loại kem trị nám chuyên dụng là một trong những giải pháp đơn giản, dễ thực hiện trong quá trình điều trị nám . Các hoạt chất trong kem có khả năng ức chế sự hình thành sắc tố melanin trong tế bào da, từ đó giúp da giảm đi tình trạng sạm, nám, tàn nhang. Ngoài ra, trong các sản phẩm kem trị nám này còn chứa nhiều thành phần có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi tổn thương trên da nên sẽ mang đến cho bạn làn da tươi sáng, căng bóng.
Để dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào sâu bên trong da, bạn nên chọn sản phẩm dạng gel, kem lỏng. Bên cạnh đó, trong quá trình trị nám bằng kem, cần ghi nhớ sử dụng thêm kem chống nắng để mang lại hiệu quả tối đa.
4.3. Sử dụng công nghệ cao
Trong trường hợp mắc phải nám nhẹ hoặc trung bình, bạn có thể áp dụng những cách điều trị được hướng dẫn bên trên. Tuy nhiên đối với trường hợp bị nám nặng với mức độ nám dày, sâu, bạn nên tới bệnh viện hoặc thẩm mỹ viện uy tín để có thể điều trị bằng công nghệ cao.
Tại đây, bạn sẽ được điều trị nám bằng các loại máy móc hiện đại, chuyên dụng nhất. Một số phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay gồm: Công nghệ laser kết hợp ánh sáng, công nghệ Dermalux LED,… Ưu điểm khi trị nám bằng công nghệ cao đó chính là không để lại sẹo, đồng thời bảo toàn trọn vẹn được cấu trúc da.
Tài liệu tham khảo:
- [1]: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5724303/
- [2]: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5574745/
- https://www.aad.org/public/diseases/a-z/melasma-causes
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21454-melasma
Phương đã bình luận
Nám nội tiết có trị tận gốc được không?
Chuyên viên tư vấn đã bình luận
Huyền đã bình luận
Tôi có tiền sử u xơ tử cung đã mổ, giờ uống Oeneva có được không?
Chuyên viên tư vấn đã bình luận