Laser là phương pháp mới được ứng dụng trong điều trị nám. Nhưng điều trị nám bằng tia laser có thật sự hiệu quả? Cần lưu ý gì sau khi điều trị? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết
1. Điều trị nám bằng tia laser có hiệu quả không?
Melanin là một sắc tố quyết định đến màu da và tóc của con người, được tạo ra từ tế bào da có tên là melanocytes (tế bào biểu bì hắc tố) và nằm rải rác dưới đáy của lớp thượng bì. Quá trình hình thành melanin được xúc tác bởi men tyrosinase cùng tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Melanin không hoàn toàn xấu như chúng ta nghĩ. Nó đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố môi trường, khói bụi, tia UV, gốc tự do,… Song, khi cơ thể sản sinh quá nhiều melanin sẽ gây ra tình trạng nám.
Đọc thêm: Nám da có lây hay lan không?
Melanin có phổ hấp thụ tương đối rộng (630 – 1100 nm) cho phép sử dụng nhiều loại laser và nguồn sáng khác nhau xâm nhập và phá hủy cấu trúc. Các melanosome (tế bào tổng hợp melanin) có thời gian giãn nhiệt ngắn (50 – 500 nano giây).
Chính vì vậy, các bước sóng dài có khả năng thâm nhập sâu hơn, dễ tiếp cận với sắc tố melanin hơn. Nhưng thực tế lại thường sử dụng bước sóng ngắn trong điều trị vì thời gian tác dụng ngắn và hiệu quả điều trị tốt hơn.
Điều trị bằng laser là phương pháp được lựa chọn khi tình trạng nám không có dấu hiệu cải thiện khi điều trị bằng thuốc uống, kem bôi ngoài da hoặc các thực phẩm bổ sung có tác dụng dưỡng sáng khác.
Tình trạng nám được cải thiện nhiều hay ít khi thực hiện phương pháp này còn tùy thuộc vào loại nám mà bạn mắc phải. Đối với những loại nám mới hình thành, nám mảng có thể biến mất hoàn toàn sau 1 – 2 liệu trình điều trị. Còn đối với nám hỗn hợp, nám chân sâu việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Điều trị bằng laser chỉ có thể cải thiện phần nào tình trạng nám đang gặp phải và gần như không thể loại bỏ nám hoàn toàn.
Liệu trình điều trị cần được đánh giá thông qua quá trình thăm khám với bác sĩ. Thời gian điều trị có thể 1 – 2 tuần hoặc kéo dài cả tháng nhưng thông thường tình trạng nám sẽ được cải thiện sau 1 tháng thực hiện.
Bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, bạn có thể gặp phải một số phản ứng trong và sau khi điều trị nám bằng laser, bao gồm:
- Cảm giác đau rát: Đây là tình trạng thường gặp trong quá trình điều trị bằng tia laser. Bạn có thể cảm thấy đau rát, sưng nóng nhưng tình trạng này thường hết sau vài giờ thực hiện.
- Đỏ da: Sau khi chiếu tia laser, bạn có thể thấy da đỏ lên kèm theo cảm giác châm chích.. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên bạn không cần quá lo lắng. Tình trạng này sẽ kéo dài sau 1 – 2 ngày điều trị.
- Bỏng da: Điều này xảy ra do sử dụng ánh sáng có bước sóng không phù hợp. Đây không phải là tình trạng hiếm gặp và thường để lại sẹo.
- Rối loạn sắc tố: Tăng/giảm sắc tố hoặc hỗn hợp cả 2 tình trạng trên, hoặc mất sắc tố đều có thể gặp phải sau khi điều trị bằng tia laser.
2. Một số công nghệ trị nám laser hiện nay
Một số công nghệ điều trị nám hiện nay có thể kể đến là:
Công nghệ laser Pico
Công nghệ này đã được FDA của Mỹ chứng nhận về độ an toàn cũng như hiệu quả. Đây là phương pháp được ưa chuộng hiện nay. Công nghệ này sử dụng ánh sáng Pico có bước sóng siêu ngắn, với tốc độ nhanh gấp 1000 lần tia nano, nhanh nhất trong các loại xung laser.
Laser Pico tác động quang – cơ mạnh mẽ, phân hủy tế bào sắc tố thành những mảnh nhỏ, nhờ đó rút ngắn thời gian điều trị nám da và giảm số lần điều trị nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả như mong đợi.
Mặt khác, công nghệ laser Pico có thể áp dụng cho tất cả các loại nám. Phương pháp này biến đổi năng lượng lượng thành áp suất thay vì biến đổi thành nhiệt như các phương pháp khác nên không gây tổn thương và ít gặp phải các biến chứng trong quá trình thực hiện. Chi phí thực hiện từ 3 – 7 triệu đồng/buổi điều trị.
Công nghệ laser Nd Yag
Đây là công nghệ laser màu thế hệ đầu tiên. Mặc dù xuất hiện từ khá sớm, nhưng đến thời điểm hiện tại đây vẫn là công nghệ laser được nhiều bác sĩ lựa chọn.
Cơ chế thực hiện phương pháp này như sau: Chiếu nguồn năng lượng laser có bước sóng và mức năng lượng thích hợp tác dụng lên vùng da bị nám, tàn nhang hoặc vùng da sậm màu. Các tế bào da mang sắc tố khi hấp thụ năng lượng này sẽ giãn nở và vỡ ra nhiều mảnh sắc tố nhỏ. Sau đó, các mảnh này sẽ được đẩy lên bề mặt da và loại bỏ ra bên ngoài cùng các tế bào chết.
Ưu điểm của phương pháp này là phá vỡ chọn lọc các tế bào hắc sắc tố melanin dư thừa và giảm thiểu sự khuếch tán nhiệt độ với các mô lành xung quanh, nhờ đó làm giảm các tác dụng không mong muốn trong và sau quá trình thực hiện.
Công nghệ laser Nd Yag áp dụng với mọi loại nám và chi phí điều trị dao động ở mức từ 1,5 – 5 triệu đồng/buổi điều trị. Mức giá trên có thể thay đổi tùy từng cơ sở điều trị khác nhau.
Công nghệ IPL
Công nghệ IPL là sử dụng nguồn ánh sáng xung động với các bước sóng khác nhau chiếu vào bề mặt da giúp giải quyết các vấn đề như nám, sạm, tàn nhang, thâm mụn… IPL phân tán rộng trên bề mặt da, thâm nhập vào lớp biểu bì và gần như không gây tổn hại trên bề mặt da.
Công nghệ IPL mang lại thay đổi tích cực đối với tình trạng nám nhẹ, nám ở bề mặt. Trong khi đó, tình trạng nám chân sâu, nám hỗn hợp, phương pháp này không mấy hiệu quả.
Thời gian điều trị từ 15 – 20 phút và gần như không gây ra tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Chi phí điều trị IPL có giá dao động từ 8 – 10 triệu đồng/liệu trình điều trị. Mức giá trên có thể thay đổi tùy từng thời điểm cũng như những xét nghiệm cần thực hiện trước khi tiến hành điều trị.
3. Cần lưu ý gì sau khi điều trị nám bằng tia laser?
Nám rất dễ quay trở lại nếu bạn không có biện pháp bảo vệ da đúng cách. Theo dõi phần dưới đây để tìm hiểu một số lưu ý sau khi điều trị nám bằng tia laser bạn nhé!
3.1. Chống nắng
Sau khi điều trị nám bằng tia laser, da trở nên mỏng và yếu hơn bao giờ hết. Lúc này, làn da rất dễ bị tấn công bởi tia UV nếu không có biện pháp chống nắng, bảo vệ da.
Tốt nhất, bạn nên trang bị các vật dụng chống nắng khác như mũ, ô, quần áo chống nắng và hạn chế ra ngoài đường vào những khung giờ tia UV hoạt động mạnh, điển hình là từ 10 – 16 giờ.
Bên cạnh đó, kem chống nắng được xem là “vật bất ly thân” sau khi điều trị nám. Bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 – 50, có khả năng chống được cả tia UVA lẫn UVB để bảo vệ da một cách tối đa.
Kem chống nắng sẽ mất tác dụng sau khi tiếp xúc với da từ 2 – 3 tiếng. Thời gian này có thể ngắn hơn nếu bạn ở ngoài trời trong thời gian dài. Do đó, bạn cần thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 – 3 giờ và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài tối thiểu là 10 – 15 phút để kem chống nắng có thể phát huy tối đa hiệu quả, bạn nhé!
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý dùng kem chống nắng đúng cách để không bị nổi mụn. Đọc thêm: Tại sao một số người dùng kem chống nắng lại bị nổi mụn?
3.2. Dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là công cụ đắc lực trong chu trình chăm sóc da sau khi trị nám bằng tia laser. Dưỡng ẩm giúp làm dịu cảm giác bỏng rát, làm lành nhanh các tổn thương đồng thời kích thích tế bào sản sinh và cân bằng độ ẩm trên da sau khi chiếu tia laser.
Hơn nữa, sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày cũng được xem là biện pháp bảo vệ da, ngăn ngừa lão hóa và ngăn chặn sự hình thành nám da.
Mỗi ngày, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày hoặc tối thiểu là 1 lần/ngày vào buổi tối. Ban đêm là điểm da được nghỉ ngơi và tăng cường quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, thoa kem dưỡng ẩm vào thời điểm này là thích hợp nhất.
Xem thêm: Quy trình chăm sóc da 24h sau khi trị nám, 3 – 7 ngày sau trị nám
3.3. Chế độ sinh hoạt khoa học
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học kết hợp với nghỉ ngơi giúp xây dựng hàng rào bảo vệ da vững chắc từ bên trong. Chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Vitamin C: Thành phần có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, trung hòa các gốc tự do, làm giảm sự hình thành sắc tố melanin, từ đó ngăn ngừa nám hình thành. Thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày bao gồm ôi, cam, chanh, dâu tây, kiwi,…
- Vitamin E: Thành phần giúp cấp ẩm, thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào mới, giúp da khôi phục nhanh hơn sau khi điều trị bằng laser. Vitamin E tan tốt trong dầu, vì vậy bạn nên chế biến các thực phẩm này thành các món xào, trộn salad,… để cơ thể hấp thu tốt hơn. Thực phẩm giàu vitamin E bao gồm hạt hướng dương, dầu oliu, bông cải xanh, hạnh nhân, hạt bí, rau bina,…
- Vitamin A: Được chứng minh là giúp da trở nên mềm mịn hơn, từ đó hạn chế tối đa nguy cơ nám quay trở lại. Các loại thực phẩm giàu vitamin A mà bạn nên bổ sung bao gồm bí đỏ, bơ, váng sữa, cà rốt, cà chua.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh thức khuya, nên ngủ đủ để làn da có thời gian tái tạo lại các tế bào cũ, sản sinh tế bào mới, thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở mô da, tăng cường sản sinh collagen tự nhiên chống sự quay trở lại của vết thâm sạm.
3.4. Cân bằng nội tiết
Nám da xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi. Điều này là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể làm tăng sinh hắc sắc tố melanin, gây nám da. Do đó, để hạn chế tình trạng nám tái phát sau điều trị bằng laser bạn nên cân nhắc bổ sung viên uống cân bằng nội tiết.
Một trong những sản phẩm đang làm mưa, làm gió trên thị trường và được nhiều phát đẹp quan tâm đó là viên uống Oeneva của Công ty Dược phẩm Tuệ Linh.
Oeneva là sự phối hợp của bộ 3 thành phần tinh dầu hoa anh thảo, vitamin E và alpha lipoic acid. Cụ thể:
- Tinh dầu hoa anh thảo: Nghiên cứu cho thấy GLA (acid amin trong tinh dầu hoa anh thảo) có tác dụng cải thiện các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh như cáu gắt, tâm trạng thay đổi thất thường, bốc hỏa,… Đặc biệt, thành phần này còn được ghi nhận là có khả năng chống viêm hiệu quả giúp giảm tình trạng sưng viêm do mụn nội tiết gây ra.
- Alpha lipoic acid: Thành phần giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp Glutathion, từ đó ngăn chặn sự hình thành của sắc tố melanin và dưỡng da sáng hồng.
- Vitamin E: Thành phần này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn cản sự tấn công của các gốc tự do và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Không những thế, vitamin E còn giúp giảm thiểu tác động của ánh nắng mặt trời, đồng thời cải thiện và duy trì độ ẩm cho da.
Sản phẩm giúp giảm đáng kể các cơn bốc hỏa trong thời kỳ tiền mãn kinh, ngăn ngừa quá trình lão hóa da, cải thiện tình trạng mụn nội tiết và dưỡng da trắng sáng chỉ sau 3 – 4 tháng sử dụng liên tục.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm TẠI ĐÂY.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5724305/
- https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/melasma-laser-treatments#takeaway
- https://www.webmd.com/beauty/intense-pulsed-light-treatment-overview#1