Một số chị em có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài đến tận 40 ngày. Liệu đây có phải là điều bình thường hay một dấu hiệu bệnh lý? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Nội dung bài viết
1. Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày có bình thường không?
Nói chung, một chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra trong khoảng 21 – 35 ngày, phổ biến là 28 – 30 ngày. Kỳ kinh kéo dài 2 – 7 ngày, chủ yếu là 3 – 5 ngày. Ngoài ra, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh còn có một số đặc điểm sau:
Về lượng máu: Trung bình, bạn sẽ chỉ mất khoảng 2 thìa máu trong một kỳ hành kinh. Lượng máu có thể tăng tới 6 thìa vẫn là bình thường. Các cục máu đông nhỏ cũng có thể xuất hiện vào hai ngày đầu chu kỳ. Bất thường chỉ xảy ra khi bạn cần thay băng vệ sinh giữa đêm hoặc xuất hiện cục máu đông lớn (cỡ quả bóng golf trở lên).
Về màu sắc máu: Máu kinh thường có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, máu có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen vào ngày cuối chu kỳ.
Về các triệu chứng: Khi gần đến và trong giai đoạn hành kinh, bạn có thể gặp một số triệu chứng như mệt mỏi, thèm ăn, thay đổi tâm trạng, đau đầu, đau bụng, đầy hơi, nổi mụn, căng tức phần ngực… Đây là những dấu hiệu bình thường, xuất hiện tùy theo từng cơ địa và sẽ hết khi kỳ kinh dần kết thúc.
Chu kỳ kinh nguyệt > 40 ngày có thể là vấn đề bình thường với các bé gái trong những năm đầu tuổi dậy thì hoặc phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nhưng nó cũng có thể là biểu hiện bệnh lý với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc do các vấn đề y tế gây ra. Cùng tìm hiểu nguyên nhân chi tiết ở nội dung bên dưới.
2. Các nguyên nhân khiến chu kỳ kinh dài đến 40 ngày.
Thời gian rụng trứng đóng vai trò quyết định tới độ dài của chu kỳ kinh nguyệt. Bất kỳ yếu tố nào cản trở quá trình rụng trứng đều có thể trở thành nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài đến 40 ngày hoặc hơn thế. Có 3 nhóm nguyên nhân chính: nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân do can thiệp y tế và nguyên nhân bệnh lý.
2.1. Nguyên nhân sinh lý
Nguyên nhân sinh lý là những nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hay trạng thái cơ thể, bao gồm tuổi tác (dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh), vấn đề tinh thần (căng thẳng, thiếu ngủ) hay vấn đề thể chất (thay đổi cân nặng)…
Mới bắt đầu có kinh
Trong vòng 1 – 2 năm kể từ lần đầu có kinh, chu kỳ của bạn có thể không đều. Việc chu kỳ kéo dài hơn 1 tháng là điều bình thường khi bạn mới bắt đầu hành kinh. Chúng cần thời gian để thiết lập nhịp điệu nội tiết tố và điều chỉnh thời điểm rụng trứng.
Sau sinh
Sau sinh, cơ thể mẹ tự động sản sinh Prolactin nhiều hơn bình thường. Đây là hormone kích thích tiết sữa, đồng thời cũng gây ức chế rụng trứng. Nếu bạn cho con bú hoàn toàn trong những tháng đầu, bạn có thể sẽ không xuất hiện kinh nguyệt hoặc chậm kinh hơn bình thường. Chu kỳ của bạn sẽ trở về bình thường khi bạn giảm tần suất cho con bú hoặc ngừng hẳn.
Tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào những năm 40 tuổi. Dấu hiệu phổ biến của thời kỳ này là kinh nguyệt không đều – do quá trình rụng trứng ngày càng thất thường. Nếu chu kỳ của bạn liên tục kéo dài hơn 7 ngày so với bình thường, bạn có thể bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Đây là khoảng thời gian trước khi bạn tiến tới giai đoạn mãn kinh, tức giai đoạn kinh nguyệt của bạn ngừng hẳn lại. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể bạn giảm dần việc sản xuất hormon rụng trứng, khiến trứng rụng chậm và chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài.
Thiếu ngủ
Nhịp sinh học của bạn sẽ ảnh hưởng đến mức độ mệt mỏi, trạng thái nghỉ ngơi và góp phần kiểm soát việc sản xuất hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nghiên cứu(1) chỉ ra chu kỳ kinh nguyệt có khả năng không đều và kéo dài hơn ở những phụ nữ làm việc ca đêm.
Căng thẳng
Sức khỏe tinh thần và độ ổn định của chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết với nhau. Những biến đổi trong tâm trạng như thay đổi môi trường sống (chuyển nhà, nhảy việc), lo âu, stress, sang chấn tâm lý, đau khổ, đều gây ảnh hưởng lên chu kỳ của bạn. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách ngừng việc rụng trứng, làm chậm ngày hành kinh. Nghiêm trọng nhất, rối loạn kinh nguyệt có thể dẫn tới vô kinh.
Tăng, giảm cân đột ngột
Mô mỡ cũng có vai trò nội tiết, giúp cân bằng các hormone. Khi bạn thay đổi cân nặng đột ngột, hormone sẽ bị mất cân bằng và cần thời gian điều chỉnh. Mặc dù tăng cân hay giảm cân đột ngột đều ảnh hưởng đến quá trình điều hòa nội tiết tố, tuy nhiên, việc giảm cân thường có tác động tiêu cực hơn, gây thiếu dinh dưỡng (tinh bột, protein) cho chu kỳ kinh nguyệt, làm chu kỳ của bạn chậm hơn bình thường.
2.2. Nguyên nhân do can thiệp y khoa
Các can thiệp y khoa cũng có thể gây ảnh hưởng xấu lên chu kỳ kinh nguyệt và hệ nội tiết của bạn. Trong đó, thay đổi thuốc và sử dụng phương pháp tránh thai là hai nguyên nhân phổ biến nhất làm kéo dài chu kỳ kinh nguyệt.
Thay đổi thuốc
Việc bắt đầu, thay đổi liều hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Các thuốc đó thường bao gồm:
- Thuốc chống đông máu:Aspirin.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Meloxicam…
- Thuốc tuyến giáp.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc điều trị động kinh.
- Thuốc hóa trị.
Để phòng tránh, bạn cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về các tác dụng không mong muốn khi sử dụng và tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng.
Phương pháp tránh thai
Các biện pháp tránh thai theo hướng điều trị nội tiết tố (thuốc tránh thai uống, tiêm, dán) đều có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Sự thay đổi nồng độ hormon bất thường có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rút ngắn hoặc dài thêm.
Mặt khác, khi bạn ngừng sử dụng các biện pháp này, cơ thể bạn cũng cần thời gian để điều chỉnh nội tiết tố, trước khi có thể rụng trứng theo chu kỳ ổn định và đều đặn. Do vậy, thông thường, sau khi dừng thuốc, bạn có thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày trong vài tháng, thậm chí vài năm.
Hỏi đáp: Dùng que cấy tránh thai có gây sạm nám da không?
2.3. Nguyên nhân bệnh lý
Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày do hai nguyên nhân trên thường xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định rồi trở lại bình thường. Nếu chu kỳ 40 ngày diễn ra liên tục thì có thể bạn đã gặp phải vấn đề bệnh lý nào đó. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:
Đa nang buồng trứng (PCOD)
Bệnh đa nang buồng trứng xuất hiện do mất cân bằng nội tiết tố. Khi đó, buồng trứng có xu hướng to ra, đồng thời tăng tiết Androgen – nội tiết tố làm chậm tốc độ rụng trứng, gây cản trở khả năng sinh sản của nữ giới. Đa nang buồng trứng thường kéo theo các tình trạng tăng cân, rụng tóc, vô kinh (kỳ kinh trên 90 ngày)….
Hiện tại, chưa có xét nghiệm đặc hiệu cho bệnh đa nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và kết quả u nang phát hiện nhờ siêu âm. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc gây rụng trứng hoặc thuốc kiểm soát nội tiết tố.
Bệnh tuyến giáp
Hormon tuyến giáp có ảnh hưởng mật thiết lên hệ thống sinh sản của nữ giới. Tình trạng cường giáp có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí ngừng hẳn trong vài tháng và trở thành vô kinh. Khi bị cường giáp, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như tụt cân bất thường, lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh…
Bệnh lý tuyến giáp có thể phát hiện bằng các xét nghiệm máu kiểm tra lượng hormone tuyến giáp. Nếu bạn bị suy giáp, bạn sẽ được kê các thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Trong trường hợp bạn bị cường giáp, tùy vào tình trạng và điều kiện, bác sĩ có thể kê thuốc giảm chức năng tuyến giáp, xạ trị hoặc phẫu thuật.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u không phải ung thư, phát triển trong thành tử cung. U xơ tử cung có thể cản trở việc rụng trứng, khiến chu kỳ của bạn kéo dài. Đồng thời, u xơ tử cung còn có các biểu hiện khác như thiếu máu, đau vùng xương chậu, đau lưng dưới, đau chân hoặc đau khi quan hệ.
Hầu hết các u xơ nhỏ không triệu chứng đều không cần điều trị. Bác sĩ có thể để bạn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, bổ sung sắt ngăn ngừa thiếu máu. Với u xơ lớn cùng nhiều triệu chứng đi kèm, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật loại bỏ.
Bệnh béo phì
Béo phì gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi thừa cân, cơ thể có xu hướng sản xuất quá mức Estrogen – hormon điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, người bị bệnh béo phì có thể có chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
Tình trạng béo phì cần được kiểm soát và điều trị theo liệu trình phù hợp. Khi bị béo phì, bạn cần đi khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc nhịn ăn, ăn kiêng không khoa học khiến cân nặng thay đổi quá nhanh gây mất cân bằng các chức năng sinh lý, nội tiết của cơ thể.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing là kết quả của sự bất thường nồng độ Cortisol trong cơ thể. Nồng độ Cortisol cao có thể ức chế hormone tuyến yên (LH và FSH – hormone đóng vai trò quan trọng trong việc tạo hoàng thể, kích thích sự phát triển của nang trứng và quá trình rụng trứng), ảnh hưởng lên hệ thống sinh sản của cả nam và nữ. Ở nữ giới, hội chứng Cushing có thể làm tổn thương buồng trứng, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt(2). Một số phụ nữ có thể xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, một số thậm chí vô kinh – kinh nguyệt ngừng hoàn toàn.
3. Cách điều hòa kinh nguyệt
Với từng trường hợp bất thường kinh nguyệt, bạn cần tham khảo ý kiển bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những cách điều hòa kinh nguyệt phổ biến.
3.1. Điều chỉnh lối sống
Các yếu tố stress, sức khỏe yếu, nghỉ ngơi thiếu khoa học đều làm thúc đẩy sự mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến kinh nguyệt không đều, thậm chí mất kinh. Việc điều chỉnh lối sống lành mạnh có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa kinh nguyệt.
Tập thể dục, yoga hay bất kỳ môn thể thao nào thường xuyên cũng đều giúp nâng cao sức khỏe tinh thần, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Ngủ đủ giấc và đều đặn có tác dụng hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, cân bằng lượng đường trong máu và nồng độ Cortisol.
Tìm hiểu thêm: 12 cách giúp chị em có kinh nguyệt sớm hơn
3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Đủ chất béo: Chất béo có vai trò nhất định trong việc đảm bảo chức năng của nội tiết tố và sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt. Theo nghiên cứu(3), chảy máu bất thường có thể là dấu hiệu của việc ăn ít chất béo.
Giảm lượng đường: Việc nạp nhiều đường có thể là tác nhân gây kinh nguyệt không đều ở nhiều phụ nữ đa nang buồng trứng. Mặt khác, ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ kháng insulin, dẫn đến nhiều vấn đề về rối loạn nội tiết tố, bất thường kinh nguyệt và tiểu đường.
Nói không với chế độ ăn kiêng low-carb: Low-carb là chế độ ăn kiêng siêu ít carbonhydrat. Đây là chế độ ăn kiêng giúp giảm cân nhanh chóng, tuy nhiên nó có thể mang đến nhiều hệ lụy như rối loạn chức năng tuyến giáp, tác động xấu đến chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, chế độ ăn kiêng low-carb không thực sự phù hợp với tất cả mọi người. Thay vào đó, bạn có thể thử một chế độ ăn gồm rau, trái cây và các chất béo thực vật như dầu ô lưu, các loại hạt.
Kết hợp các loại rau họ cải: Các loại rau họ cải như bông cải xanh, rau diếp và hầu hết rau có màu xanh đậm đều chứa thành phần DIM (Diindolylmethane). Đây là chất có tác dụng giúp chuyển hóa estrogen dư thừa và cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, DIM trong các loại rau họ cải còn hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư liên quan đến nhạy cảm với estrogen(4).
Tham khảo thêm:
3.3. Sử dụng dầu hoa anh thảo
Dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil – EPO) đã được chứng minh giúp làm tăng nồng độ Glutathione, kể cả ở phụ nữ mắc đa nang buồng trứng(5). Glutathione có tác dụng giảm stress oxy hòa, giảm phản ứng viêm, góp phần điều trị kinh nguyệt không đều.
Oeneva chứa thành phần chính là Dầu hoa anh thảo được chưng cất từ hạt của cây anh thảo (Oenothera biennis). Dầu hoa anh thảo của Oeneva có tác dụng tốt trên nhiều phương diện như hỗ trợ làm sạch mụn, cải thiện sức khỏe da và điều hòa nội tiết tố, giúp giảm các cơn đau trong kỳ kinh nguyệt và giảm các cơn bốc hỏa.
Viên uống Oeneva được sử dụng cho các đối tượng phụ nữ suy giảm nội tiết tố và người muốn làm chậm quá trình lão hóa. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ điều hòa nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố ở nữ giới như da xấu, tóc khô xơ rối, yếu sinh lý… Đồng thời, Oeneva cũng giúp bổ sung các chất chống oxy hóa (vitamin E, ALA), giúp hỗ trợ làm giảm quá trình lão hóa.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không phải hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (2 – 3 chu kỳ liên tục), bạn cần gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và có giải pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động phòng ngừa và điều hòa kinh nguyệt bằng cách điều chỉnh lối sống hay sử dụng các thực phẩm bổ sung như viên uống Oeneva.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề nội tiết, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1190, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.