Trong một số trường hợp, chị em sẽ muốn tìm cách có kinh nguyệt sớm hơn bình thường để thoải mái đi du lịch hoặc tham gia một sự kiện quan trọng. Liệu có thể khiến kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường được không và làm cách nào? Các bạn hãy cùng Oeneva tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
1. 12 cách có kinh nguyệt sớm cho chị em
Làm sao để có kinh nguyệt sớm hơn bình thường mà vẫn an toàn với sức khỏe. Các bạn hãy tìm hiểu một số biện pháp sau đây:
1.1. Bổ sung vitamin C
Sử dụng liều cao vitamin C có thể làm kinh nguyệt đến sớm hơn do làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể đồng thời giảm nồng độ progesterone. Khi có sự thay đổi các nội tiết tố sẽ kích thích co bóp tử cung, khiến tử cung co lại và niêm mạc tử cung bị phá vỡ, dẫn đến ngày đèn đỏ.
Bạn có thể bổ sung vitamin C vào chế độ ăn với các loại trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng, bông cải xanh, cải bó xôi, ớt chuông, cà chua… hoặc sử dụng vitamin C tổng hợp. Khi muốn dùng viên uống bổ sung vitamin C để kinh nguyệt đến sớm thì hãy xin sự tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mắt, đau đầu…
1.2. Dùng quả dứa tươi
Bromelain là một enzym phân giải protein được tìm lấy trong quả dứa. Theo nhiều báo cáo, bromelain kích thích cơ thể sản sinh ra chất có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, ức chế sự phát triển của khối u và làm chậm quá trình đông máu.
Đối với sức khỏe của nữ giới, nước ép dứa với hàm lượng lớn bromelain có tác dụng làm bong lớp niêm mạc tử cung và khiến cho kinh nguyệt đến sớm hơn. Bạn có thể lựa chọn ăn dứa tươi hoặc uống nước ép dứa nếu muốn kỳ kinh nguyệt đến sớm.
1.3. Dùng lựu tươi
Lựu là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C và sắt, kích thích quá trình sản xuất máu trong cơ thể. Uống nước ép lựu hoặc ăn quả lựu tươi không chỉ thúc đẩy hành kinh, đào thải độc tố mà còn hỗ trợ tiêu hóa cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, với các hoạt chất polyphenol như tanin, anthocyanin, flavonoid, lựu còn giúp kiểm soát béo phì, chống viêm, ngăn ngừa ung thư [1].
1.4. Sử dụng củ gừng
Gừng là thảo dược cổ được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý như viêm khớp, giảm đau bụng kinh, cảm lạnh, buồn nôn [2]… Không chỉ vậy, sử dụng gừng là phương pháp kích thích tử cung, giúp kinh nguyệt đến sớm. Bạn có thể nhấm nháp trực tiếp một miếng gừng tươi hoặc nhâm nhi một cốc trà gừng mật ong ấm nóng.
Xem thêm: Tác dụng giảm đau bụng kinh của mật ong
Dưới đây là cách pha trà gừng mật ong đơn giản bạn có thể tham khảo:
- Chuẩn bị 1 túi trà túi lọc, 2 quả chanh, 1 củ gừng, mật ong, nước.
- Gừng rửa sạch, gọt sạch vỏ, dùng dao cắt thành sợi nhỏ.
- Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
- Cho 500ml nước và gừng vào nồi, đun trên bếp khoảng 5 – 10 phút ở lửa vừa.
- Rót nước gừng ra cốc, thêm 1 túi trà túi lọc rồi hãm trong 5 phút.
- Pha thêm mật ong, nước cốt chanh cho vừa khẩu vị rồi thưởng thức.
1.5. Sử dụng nghệ
Nhiều tài liệu đã cho thấy nghệ được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong nhiều trường hợp như tăng khả năng sinh sản, kích thích kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, điều trị viêm vú và sa tử cung [3]… Do đó, khi muốn kinh nguyệt đến sớm, bạn có thể bổ sung nghệ vào thực đơn hằng ngày với một số món ăn ngon miệng như cá kho nghệ, gà kho nghệ hoặc uống tinh bột nghệ kèm sữa.
1.6. Dùng rau mùi tây
Cần tây chứa thành phần myristicin, apiol cùng hàm lượng vitamin C cao, làm tăng co bóp cổ tử cung và giúp kinh nguyệt đến sớm. Bạn có thể chế biến nước ép mùi tây để uống bằng cách đơn giản như sau:
- Rửa sạch mùi tây và cắt bỏ phần rễ.
- Cho rau vào máy xay sinh tố cùng một chút nước lọc.
- Loại bỏ bã, lọc lấy nước cốt mùi tây rồi pha cùng nước cốt chanh và thưởng thức.
1.7. Dùng cần tây
Cần tây là loại thảo dược rất tốt cho chị em phụ nữ. Nhờ có hàm lượng vitamin B, C, K cao và nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kali, kẽm… cần tây giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa và điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt, khi muốn kinh nguyệt đến sớm, bạn có thể uống nước ép cần tây với cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 300g cần tây và một quả chanh.
- Dùng dao gọt bỏ rễ cây cần tây, rửa sạch với nước rồi cắt khúc.
- Cho cần tây vào máy ép lấy nước.
- Hòa nước ép cần tây với nước cốt chanh cho vừa khẩu vị rồi thưởng thức.
1.8. Uống nước dừa
Nước dừa là thức uống thanh mát, giải nhiệt với nhiều hoạt chất cần thiết cho cơ thể như vitamin E, C, sắt, kali, canxi, natri… và các chất chống oxy hóa, acid béo. Việc uống nước dừa sẽ giúp chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, hỗ trợ giảm chứng trễ kinh, làm tan máu đông.
Bạn có thể uống 1 quả dừa mỗi ngày trước ngày kinh nguyệt bình thường và uống nước dừa trực tiếp, không nên sử dụng các sản phẩm được đóng gói sẵn vì trong đó bao gồm nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Xem thêm:20 thức uống giúp kinh nguyệt ra nhiều hơn
1.9. Tắm nước ấm
Tắm nước ấm là cách làm đơn giản, giúp cơ thể được thư giãn, giải tỏa căng thẳng và giúp kinh nguyệt đến sớm hơn. Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước nóng có hòa thêm tinh dầu thiên nhiên để thư giãn và tăng hiệu quả kích thích kinh nguyệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng áp vào vùng bụng, nhiệt độ cao sẽ làm tăng lưu lượng máu tử cung, rút ngắn chu kỳ và khiến kinh nguyệt đến sớm.
Hỏi đáp: Đau bụng đến tháng có nên uống đồ uống có cồn?
1.10. Thư giãn cơ thể
Trong nhiều trường hợp, căng thẳng và mệt mỏi trong công việc, học tập có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt vì lúc này cơ thể bạn tăng cường sản xuất các hormon như cortisol hoặc adrenaline. Hai hormone này có thể ức chế sản xuất estrogen và progesterone là hai nội tiết tố cần thiết để duy trì kinh nguyệt đều đặn hằng tháng.
Hãy dành thời gian thư giãn cơ thể nếu thấy chu kỳ bạn rối loạn bằng nhiều biện pháp như tập thể dục, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, tham gia những hoạt động bạn yêu thích, dành thời gian cho gia đình và bạn bè…
1.11. Tăng cường chuyện chăn gối
Một số chuyên gia chia sẻ rằng tăng cường hoạt động tình dục có thể giúp kinh nguyệt đến sớm hơn. Khi đạt cực khoái trong chuyện chăn gối, cổ tử cung ở nữ giới sẽ giãn nở và tạo một khoảng trống để máu kinh dễ dàng đi ra ngoài.
Ngoài ra, quan hệ tình dục thường xuyên cũng có thể giảm mệt mỏi, stress và giúp cân bằng nội tiết tố của cơ thể.
Có thể bạn muốn biết: Con gái khi tới tháng có muốn “yêu” không?
1.12. Dùng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày cũng là biện pháp giúp chị em điều hòa và kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt trong một số trường hợp nhất định. Nhờ có thành phần gồm estrogen và progesterone, thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm cho kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.
Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà cần có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.
2. Kinh nguyệt thường xuyên đến sớm có sao không?
Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ là khác nhau, nhưng trung bình là 28 ngày. Các chu kỳ đều đặn có thể dài hoặc ngắn hơn 28 ngày, dao động từ 21 đến 35 ngày với khoảng 3 – 7 ngày hành kinh [4].
Kinh nguyệt thường xuyên đến sớm, mỗi chu kỳ thường dưới 21 ngày là dấu hiệu ảnh báo sức khỏe sinh sản của bạn. Trong trường hợp này, nguyên nhân là do buồng trứng chứa ít trứng hơn dự kiến hoặc sự rụng trứng không xảy ra [5].
Kinh nguyệt ngắn ngày có thể do các vấn đề về tuổi tác (lão hóa tự nhiên khi đến tuổi tiền mãn kinh), các vấn đề từ lối sống (giảm cân hay tập thể dục quá mức). Tuy nhiên, kỳ kinh nguyệt ngắn thường xuyên cũng có thể phản ánh các bệnh lý buồng trứng như là u nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm; rối loạn tuyến yên, tuyến giáp.
Nói chung nếu kinh nguyệt dưới 21 ngày xảy ra thường xuyên bạn nên đi khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân, điều trị kịp thời, nhất là khi đi kèm với các dấu hiệu bất thường khác như là: máu kinh rất ít, máu kinh có màu đen, vón cục, đau bụng kinh nhiều, chướng bụng dưới, giảm ham muốn tình dục…
Lời kết:
Bài viết trên đây đã chia sẻ với chị em 12 cách có kinh nguyệt sớm an toàn, dễ thực hiện. Mong rằng các chị em sẽ tìm được giải pháp phù hợp cho bản thân và luôn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
Nguồn tham khảo:
- [1] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32608443/
- [2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26228533/
- [3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24269772/
- [4] https://www.nhs.uk/conditions/periods/fertility-in-the-menstrual-cycle/#:~:text=The%20length%20of%20the%20menstrual,day%20before%20her%20next%20period.
- [5] https://www.shadygrovefertility.com/article/menstrual-cycle-faq/#:~:text=Short%20menstrual%20cycle%3A&text=Shortened%20cycles%20can%20be%20an,that%20ovulation%20is%20not%20occurring.