Sạm da là tình trạng thường xuyên gặp phải khiến gương mặt chị em kém tươi tắn, xuống sắc và mất đi vẻ tự tin vốn có. Mặc dù tình trạng này không nguy hiểm nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi da mặt bị sạm đen là bệnh gì?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến da mặt bị sạm đen
Để có thể điều trị sạm da hiệu quả, trước hết, chị em cần hiểu rõ nguyên nhân khiến làn da trở nên sạm đen và xỉn màu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.
1.1. Da sạm do bệnh lý
1.1.1. Rối loạn chuyển hóa
Rối loạn chuyển hóa là tập hợp các yếu tố làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường. Khi gặp tình trạng này, người bệnh thường bị béo phì, thay đổi màu sắc da, huyết áp cao, bệnh gan… Đặc biệt, những thay đổi về màu sắc da là những đốm màu nâu nhạt đến đậm, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào như mặt, cổ, nách, bẹn… [1]
1.1.2. Rối loạn nội tiết
Rối loạn nội tiết tố là sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể, từ đó hình thành các nốt tăng sắc tố trên gương mặt. Sự hình thành các vết nám da, sạm da thường liên quan đến rối loạn estrogen – một hormone sinh dục quan trọng.
Ngoài vai trò liên quan đến các chức năng sinh dục của cả nam và nữ giới, estrogen còn có khả năng ức chế sản sinh MSH (hormone kích thích tăng sản xuất melanin dưới da). Khi có sự rối loạn estrogen và không ức chế được MSH, lượng tế bào hắc tố da melanin sẽ tăng sinh không kiểm soát và đẩy dần lên bề mặt da, hình thành các vết nám, sạm, tàn nhang…
☛ Tham khảo thêm: Rối loạn nội tiết khi mang thai: nhận biết và khắc phục
1.1.3. Hội chứng bẩm sinh
Hiện nay, có một số hội chứng có thể dẫn đến tình trạng da mặt bị sạm đen như:
- Hội chứng LEOPARD là sự bất thường trên da, chức năng của tim, phổi và vùng đầu. Tùy mỗi người mà các triệu chứng sẽ khác nhau, gồm có điện tim đồ không bình thường, khoảng cách hai mắt xa, hẹp động mạch phổi, chậm phát triển, có nhiều nốt ruồi, vết sạm đen trên da… [2]
- Hội chứng PEUTZ-JEGHERS là tình trạng phát triển một số khối u đặc trưng và xuất hiện các đốm sẫm màu trên da ở nhiều vị trí gồm miệng, môi, mũi, mặt, bàn tay, bàn chân… Người bệnh có thể phát triển các polyp trong ruột non, ruột kết, dạ dày, phổi, mũi, bàng quang và trực tràng [3].
- Hội chứng BECKER có sự xuất hiện của một mảng lớn da màu nâu, không đều màu, thường thấy ở vai, dưới vú hoặc sau lưng. Bệnh gặp phổ biến ở nam giới trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên [4].
- Hội chứng DOHI là tình trạng rối loạn sắc tố di truyền, đặc trưng bởi sự tăng và giảm sắc tố hỗn hợp, tập trung ở lưng, mu bàn tay, mu bàn chân, mặt. Các rối loạn sắc tố trên da biểu hiện rõ ràng hơn khi ra nắng và có thể tồn tại suốt đời [5].
1.1.4. Dị ứng hóa chất
Hóa chất trong cuộc sống hằng ngày có thể gây nên tình trạng da sạm đen, đặc biệt ở những người có làn da nhạy cảm. Các hóa chất này có thể là chất tẩy rửa, thuốc trị bệnh, chất màu trong sản xuất công nghiệp, dầu mỡ, than đá… Khi thấm qua da hoặc vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, các hóa chất sẽ làm tăng cảm ứng của da với ánh sáng, khiến da bị đen sạm kèm giãn hoặc teo nhẹ da theo thời gian.
1.1.5. Cơ thể thiếu dưỡng chất
Chế độ ăn uống hằng ngày là một yếu tố có những ảnh hưởng trực tiếp tới làn da. Da sẽ phải triển khỏe mạnh nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và ngược lại, nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, bạn có thể gặp một số tình trạng như sạm da, da nhanh lão hóa,…
Nếu bạn thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, dầu mỡ có thể khiến da bị xỉn màu, sạm đen do các thức ăn này làm tăng hình thành AGEs – loại protein bị đường hóa. Các phân tử sẽ tấn công làn da, khiến da mất đi độ săn chắc, hình thành nếp nhăn, sạm đen.
1.1.6. Tăng sắc tố do bệnh lý khác
Sạm da đôi khi là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp bệnh lý nào đó. Một số bệnh có liên quan đến da mặt bị sạm đen có xơ cứng bì, sốt rét, lao, bệnh gan, viêm tuyến giáp, u ác tính giai đoạn cuối… Bên cạnh sạm da, bạn có thể gặp một số vấn đề khác như da kém đàn hồi, chảy xệ, phù nề, nổi mụn.
☛ Tham khảo thêm: Da tay bị sạm đen là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
1.2. Da sạm do tác nhân bên ngoài
1.2.1. Ánh sáng mặt trời
Theo nhiều nghiên cứu, tia UV trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên thấu qua làn da và tác động tới lớp hạ bì ở sâu bên trong. Chúng sẽ biến đổi sắc tố da, phá hủy cấu trúc da và tạo điều kiện cho sắc tố melanin phát triển mạnh mẽ. Ban đầu, làn da của bạn có thể biểu hiện ửng đỏ, lâu dần chuyển sang nâu sẫm và hình thành sạm da.
1.2.2. Thức khuya
Ngày nay, không ít người có thói quen “cú đêm” để làm việc hoặc giải trí. Tuy nhiên điều này chính là một khuyên nhân khiến cho da mặt bị sạm đen. Vì khi thức khuya, các hắc sắc tố sản sinh nhanh hơn, khiến da sạm và xỉn màu rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.
1.2.3. Tuổi già
Ở tuổi già, cơ thể của bạn thường xuyên thiếu hụt collagen và những vitamin cần thiết. Nếu không được bổ sung đầy đủ, làn da bạn sẽ dễ dàng trở nên chảy xệ, thâm sạm, xỉn màu và lão hóa nhanh chóng.
1.2.4. Ánh sáng xanh
Với sự phát triển của công nghệ, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… mỗi ngày là công việc của nhiều người. Tuy nhiên, ánh sáng từ các thiết bị điện tử thường có các tia bức xạ và khi tiếp xúc quá lâu, điện tích được sinh ra từ màn hình sẽ làm cho làn da của bạn bám dính với các bụi bẩn trong không khí, gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn, tàn nhang và khiến da bị xỉn màu.
1.2.5. Lạm dụng mỹ phẩm
Nếu sử dụng quá nhiều mỹ phẩm trang điểm trong thời gian dài mà không có biện pháp chăm sóc da phù hợp thì có thể dễn đến những tổn thương trên da và làm da bị sạm đen. Khi làn da không được chăm sóc đúng cách, các độc tố, cặn mỹ phẩm có thể tích tụ trên da, kích thích hình thành các hắc sắc tố và làm da bị sạm đen. Không chỉ vậy, trang điểm mỗi ngày có thể làn da bạn suy yếu, tổn thương, nhạy cảm hơn với các tác nhân từ bên ngoài.
1.2.6. Chăm sóc da không đúng cách
Một số thói quen chăm sóc da không đúng cách như: lười thoa kem dưỡng da, không tẩy trang, lạm dụng tẩy tế bào chết… đều có thể làm làn da của bạn yếu đi, dễ dàng bị sạm đen, xỉn màu. Không chỉ vậy, việc không làm sạch da mỗi ngày có thể làm tích tụ bụi bẩn, bã nhờn, cặn mỹ phẩm trên da, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến da xấu đi và dễ dàng nổi mụn. Thói quen không dùng kem dưỡng ẩm cũng là một trong số những tác nhân khiến da bị sạm đen và xỉn màu do làn da không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn tới bị khô ráp, bong tróc.
2. Lưu ý khi da mặt bị sạm đen
Để phòng ngừa da mặt bị sạm đen và điều trị tình trạng tăng sắc tố da trên khuôn mặt, bạn nên lưu ý một vài thông tin sau đây:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất gây độc cho da.
- Bôi kem chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang mỗi khi đi đường hoặc làm việc ngoài trời.
- Không nên sử dụng quá nhiều kem phấn trang điểm.
- Không dùng những sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không uy tín.
- Tránh uống rượu, bia và ăn các gia vị cay nóng.
- Ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc kết hợp tập thể dục đều đặn. (Xem thêm: Uống nước lọc có giúp da trắng sáng)
Tham khảo: Các sản phẩm chăm sóc cho da không đều màu
3. Viên uống Oeneva – Giải pháp cho làn da khỏe mạnh
Nếu bạn đang vẫn đang đau đầu tìm một giải pháp cải thiện làn da sạm, dưỡng trắng da an toàn, hiệu quả, mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe thì viên uống Oeneva sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn.
Viên uống tinh dầu hoa anh thảo Oeneva là sản phẩm đến từ Công ty Dược phẩm Tuệ Linh – đơn vị dược phẩm uy tín, lâu đời tại Việt Nam và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm khi sử dụng.
Thành phần nổi bật trong viên uống Oeneva có tác dụng làm trắng, cải thiện màu da là Acid Alpha Lipoic (ALA). Đây là thành phần hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bình thường, cơ thể chúng ta có thể tự sản sinh ALA, tuy nhiên, việc bổ sung ALA hằng ngày thông qua thực phẩm hoặc viên uống bổ sung là điều cần thiết để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể.
ALA có vai trò thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp Glutathione – chất nội sinh có tác dụng làm giảm quá trình sản sinh melanin tối và tăng sản sinh melanin sáng, mang đến khả năng phục hồi và nuôi dưỡng làn da trắng sáng. Không chỉ vậy, ALA còn phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ và tăng khả năng chống oxy hóa của các vitamin C, E, coenzym Q10, giúp cho làn da của bạn được bảo vệ một cách tối đa.
Thành phần khác trong viên uống Oeneva cũng mang đến nhiều tác dụng cho làn da và sắc đẹp của bạn, gồm có:
- Tinh dầu hoa anh thảo: Giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm đẹp da, giảm mụn, mờ thâm nám, giúp da trắng sáng hơn.
- Vitamin E: Thành phần có tác dụng chống oxy hóa, giúp da căng mịn. Vitamin E còn giúp phục hồi làn da bị tổn thương và hỗ trợ điều tiết chất nhờn trên da.
- Dầu hạt lanh: Có tác dụng làm đẹp da, dưỡng ẩm, giúp bạn sở hữu làn da tươi tắn, mịn màng hơn.
Viên uống Oeneva được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong các trường hợp bị nám da, sạm da, da có dấu hiệu lão hóa, da xuất hiện nếp nhăn, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá tuổi dậy thì và cải thiện nhiều triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh.
Liều dùng tham khảo: Uống 1 viên/1 lần x 2 lần/ngày sau bữa ăn sáng và trưa. Bạn nên duy trì liệu trình tối thiểu từ 3 – 4 tháng để đạt hiệu quả làm sáng da và cân bằng nội tiết tố như mong muốn.
Hiện Oeneva đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt Oeneva giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể gọi điện thoại tới tổng đài 1800 1190 (miễn cước) hoặc để lại bình luận bên dưới để được các dược sĩ của Oeneva giải đáp.
Nguồn tham khảo:
- [1] https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12168-acanthosis-nigricans
- [2] https://rarediseases.org/rare-diseases/leopard-syndrome/
- [3] https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17362-peutz-jeghers-syndrome-pjs#
- [4] https://dermnetnz.org/topics/becker-naevus
- [5] https://dalieu.vn/benh-sac-to-hon-hop-dau-cuc-dang-luoi-dohi-reticulate-acropigmentation-of-dohi/