Đau bụng kinh có giống đau đẻ không? Phân biệt đau bụng kinh và đau đẻ thế nào? Mời chị em cùng Oeneva tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Đau bụng kinh có giống đau đẻ không?
Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, đau bụng kinh khá giống với đau đẻ bởi có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, mức độ đau của đau đẻ có thể gấp 10 lần so với đau bụng kinh và được mô tả là một trong những cơn đau khủng khiếp nhất mà phụ nữ phải trải qua. Điều này càng trở nên khó chịu hơn khi cơn đau đẻ có xu hướng gia tăng theo thời gian, gây ra đau lưng, đau bụng và đau vùng dạ con. Toàn bộ quá trình này khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi và suy nhược.
Tiến sĩ Dasha Fielder, một bác sĩ đa khoa người Úc chuyên về sức khỏe phụ nữ, giải thích:
“Giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ rất giống với thời kỳ kinh nguyệt. Bởi lẽ các cơn đau này giống nhau vì đều bắt đầu từ việc mở tử cung. Đau bụng kinh xảy ra khi thành cơ của tử cung co lại để làm bong niêm mạc tử cung và mở ra để đẩy chúng ra ngoài. Còn đối với đau đẻ thì tử cung mở ra để em bé chào đời.”
Ngoài những điểm tương đồng thì đau bụng kinh và đau đẻ cũng có điểm khác nhau như:
Đau bụng kinh:
Cơn đau bụng thường âm ỉ hoặc co thắt liên tục ở vùng bụng dưới, sau đó chúng có thể đau lan ra ở lưng và bắp đùi.
Những cơn đau này xuất hiện nhiều trong những ngày đầu tiên của kỳ kinh và có xu hướng giảm dần.
Đau đẻ:
Cơn đau ở vùng bụng dưới và xuất hiện theo từng cơn, mỗi cơn đau kéo dài khoảng từ 15 – 20 giây sau đó nghỉ quãng 3 – 5 phút.
Theo thời gian, các cơn đau sẽ kéo dài nhiều hơn và thời gian nghỉ cũng ngắn hơn.
Đến khi các cơn đau xảy ra liên tục, cách nhau chưa đến 10 phút thì cũng có nghĩa là quá trình chuyển dạ đã bắt đầu. Sau khi em bé được đẩy ra ngoài thì các cơn đau sẽ giảm dần đi.
2. Biện pháp làm giảm đau bụng kinh tại nhà
Dưới đây là những cách làm giảm đau bụng kinh an toàn tại nhà.
2.1. Chườm nóng
Đau bụng kinh có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu cơ thể bị lạnh, vì nó sẽ gây ra các cơn co thắt tử cung bất thường và làm giảm lưu thông khí huyết.
Việc chườm ấm bụng dưới bằng túi chườm, chai nước nóng hoặc miếng dán chuyên dụng trong chu kỳ kinh nguyệt có thể giảm đau bụng kinh.
Ngoài ra, để điều hòa cơ thể và giúp khí huyết lưu thông, phụ nữ nên tắm nước ấm và tránh gió lùa khi đến kỳ kinh nguyệt. Đây là những cách hiệu quả để giảm đau bụng kinh tại nhà mà nhiều chị em đã áp dụng.
2.2. Massage nhẹ nhàng
Chị em có thể massage bụng theo chiều kim đồng hồ để làm giảm bớt cơn đau bụng kinh.
Cách này giúp giãn cơ bụng đang căng cứng do chu kỳ kinh nguyệt, từ đó giảm sự co thắt tử cung đột ngột. Bạn có thể sử dụng thêm tinh dầu xoa bóp trị liệu để bôi sẽ làm ấm bụng và lưu thông máu tốt hơn.
2.3. Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung các thực phẩm có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau bụng kinh, giảm các triệu chứng khó chịu và nâng cao sức khỏe.
Chị em cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1, B6, E, sắt, kẽm, axit béo… để làm giảm căng cơ gây đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, bạn có thể uống nước ấm hoặc các loại trà thảo mộc như gừng, hoa cúc,… để làm giảm đau bụng.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng những thực phẩm có chứa cồn, gas, cafein,… trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu bạn nạp quá nhiều loại thực phẩm này, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, nhạy cảm và làm gia tăng các triệu chứng khó chịu.
☛ Đọc thêm: Đau bụng kinh nên ăn trái cây gì?
2.4. Nghỉ ngơi
Trong kỳ kinh, chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn do nội tiết tốt thay đổi và đi kèm với những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm trạng. Vì thế chị em cần phải nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, ngủ sớm hơn để cơ thể được thoải mái, từ đó làm giảm các cơn đau bụng kinh.
☛ Xem thêm: Đau bụng kinh nằm nghiêng bên nào thì ngủ ngon hơn?
2.5. Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng trong ngày kinh nguyệt là một trong những cách hiệu quả để giảm đau bụng kinh.
NÊN:
Tập các bài tập đơn giản như đi bộ, chạy nhẹ hoặc thực hiện các động tác như xoay hông, duỗi cơ bụng, nghiêng người.
Kết hợp với các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hay tập thở sâu, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm đau bụng kinh và tạo cảm giác dễ chịu hơn trong ngày kinh nguyệt.
KHÔNG NÊN:
Tránh những bài tập vận động quá mạnh hoặc có tác động lên vùng bụng dưới, để tránh gây thêm đau đớn và khó chịu.
2.6. Dùng thuốc giảm đau
Nếu đau bụng kinh kéo dài và gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày thì sử dụng thuốc giảm đau là cách làm giảm đau bụng kinh nhanh chóng.
Lưu ý: chị em không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay lạm dụng chúng vì điều đó có thể gây hại cho sức khỏe và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
2.7. Uống trà
Một số loại trà có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ và chống viêm, từ đó có thể xoa dịu chứng đau bụng kinh khi tới tháng. Bạn có thể tham khảo gợi ý sau: Cách làm trà mật ong giảm đau bụng kinh.
3. Đau bụng kinh nghiêm trọng cảnh báo bệnh lý gì?
Trong trường hợp chị em phụ nữ bị đau bụng kinh nghiêm trọng thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra ngay, bởi đây có thể là cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý như:
U nang buồng trứng: U nang buồng trứng thường không gây ra triệu chứng và có thể tự tan trong một số trường hợp. Tuy nhiên, nếu u nang lớn hoặc gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó thở hoặc chảy máu.
Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng mà lớp mô nội mạc tử cung bám dính vào vị trí ngoài của tử cung thay vì ở vị trí bên trong. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như: đau bụng, đau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện, đau trong và sau khi quan hệ, chảy máu giữa các chu kỳ.
U xơ tử cung: U xơ tử cung là tình trạng bất thường về sự phát triển của các tế bào cơ tử cung. Hầu hết khi u nhỏ thì không gây ra triệu chứng nào, thế nhưng khi chúng lớn lên thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dưới, kinh nguyệt kém điều hòa, đau trong quan hệ tình dục, tiểu buốt và buồn nôn.
Lời kết
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu thêm được “đau bụng kinh có giống đau đẻ không?“. Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và biết thêm những cách làm giảm đau bụng kinh của mình. Trường hợp bạn bị đau bụng kinh nghiêm trọng thì không được chủ quan mà nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.