Kỳ kinh nguyệt với những triệu chứng khó chịu khiến nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi, uể oải, do đó, việc ăn gì, uống gì để làm giảm cơn đau bụng, cảm giác mệt mỏi được nhiều người quan tâm. Trong bài viết sau đây, các bạn và Oeneva sẽ cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi con gái khi tới tháng nên ăn gì, uống gì nhé.
Nội dung bài viết
- 1. Canh gà hạt sen
- 2. Gà kho gừng
- 3. Súp gà nấm rơm
- 4. Hàu sữa chiên trứng
- 5. Canh cà chua trứng thịt bằm
- 7. Trứng xào mướp đắng
- 8. Trứng tráng ngải cứu
- 9. Cá hồi sốt cà chua
- 10. Trứng sốt cà chua
- 11. Thịt nhồi mướp đắng
- 12. Canh đu đủ nấu tôm
- 13. Nộm đu đủ
- 14. Cải ngồng xào tỏi
- 15. Canh bắp cải thịt bằm
- 16. Súp lơ xanh xào thịt
- 17. Bắp cải xào cà chua
- 18. Đậu phụ kho nghệ
- 19. Sữa chua yến mạch
- 20. Chuối dầm sữa chua
- 21. Xoài dầm sữa chua
- 22. Nước ép dưa hấu
- 23. Nước ép cần tây
- 24. Nước ép cà rốt
- 25. Nước ép dứa
1. Canh gà hạt sen
Tác dụng: Thịt gà là thực phẩm giàu protein, vitamin, khoáng chất như các vitamin A, E, C, B và muối khoáng canxi, phốt pho, sắt… Không chỉ vậy, nhờ có hàm lượng chất béo thấp mà thịt gà vừa giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa giúp phái đẹp no lâu, đặc biệt trong những ngày đèn đỏ khó chịu. Khi chế biến với hạt sen, một nguồn cung cấp protein, kali, magie, phốt pho dồi dào, bạn sẽ có món canh gà ngon tuyệt.
Nguyên liệu: thịt gà 400g, hành tím 2 củ, hạt sen tươi 50g, gừng tươi ¼ củ, nấm hương khô 30g, hành lá 5g, rau mùi 5g, hạt nêm, nước mắm vừa đủ.
Chế biến:
- Rửa sạch thịt gà, cắt thành những khối vuông vừa ăn.
- Để loại bớt mùi tanh của thịt, bạn có thể ngâm gà trong nước muối loãng khoảng 7 – 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Cho gà vào bát, thêm 1 củ hành tím cắt lát, nêm nếm với hạt nêm và nước mắm, trộn đều và ướp trong 15 phút.
- Nấm hương ngâm với nước ấm, cắt chân rồi rửa sạch. Hạt sen rửa sạch, loại bỏ phần tim sen.
- Hành tím gọt vỏ, cắt lát. Gừng thái thành từng miếng mỏng. Rửa sạch rau mùi và hành lá rồi thái nhỏ.
- Cho một ít dầu ăn, gừng, hành tím vào nồi, phi thơm.
- Cho gà đã ướp vào và đảo đến khi thịt săn lại.
- Cho 1 lít nước vào, nấu đến khi sôi thì thêm hạt sen, nấm hương và nêm gia vị vừa ăn.
- Khuấy đều các nguyên liệu, đậy nắp nấu thêm khoảng 20 phút rồi cho hành lá và rau mùi vào.
2. Gà kho gừng
Tác dụng: Gừng là nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm, mang đến tác dụng giảm đau bụng kinh tương tự thuốc giảm đau [1] nhờ tính ấm, vị cay.
Nguyên liệu: thịt gà 500g, gừng 50g, tỏi 1 củ, hành tím 1 củ, gia vị gồm hạt nêm, muối, tiêu, đường.
Chế biến:
- Thịt gà rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.
- Gừng rửa sạch, làm sạch vỏ rồi cắt thành từng sợi nhỏ.
- Tỏi và hành tím lột bỏ vỏ, băm nhuyễn.
- Cho thịt gà vào bát tô, thêm gia vị gồm 1 thìa cà phê nước nắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu, 1 thìa đường và một chút dầu ăn, trộn đều rồi để ngấm trong khoảng 30 phút.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành, tỏi rồi cho 1 nửa phần gừng xắt nhỏ vào.
- Thêm gà vào chảo, đảo đều tay rồi thêm ½ bát nước, đậy nắp trong 5 phút. Khi thịt gà bắt đầu săn lại thì hạ lửa liu riu và thêm phần gừng còn lại.
- Đảo đều tay thêm 5 – 10 phút, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp.
Đọc thêm: Giảm đau bụng kinh nhờ chọn đúng tư thế nằm ngủ
3. Súp gà nấm rơm
Tác dụng: Súp gà nấm rơm là món ăn ấm nóng, dễ ăn, rất phù hợp với chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu: ức gà 500g, nấm rơm 200g, bắp vàng (đã tách hạt) 150g, cà rốt 100g, trứng gà 2 quả, trứng cút 10 quả, hành lá 1 tép, gừng 1 củ, bột bắp, hạt nêm, muối, tiêu.
Chế biến:
- Ức gà rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Nấm rơm rửa sạch, cắt bỏ phần gốc, cắt thành từng miếng mỏng.
- Cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu. Bắp rửa sạch, để cho ráo nước.
- Hành lá rửa sạch và băm nhuyễn. Gừng gọt bỏ vỏ, rửa với nước rồi cắt lát.
- Luộc trứng cút trong 3 – 4 phút rồi tắt bếp, đợi đến khi nguội thì bóc vỏ.
- Cho thịt gà và gừng cắt lát vào một nồi nước, luộc trong 30 phút để thịt gà chín.
- Vớt thịt gà và gừng ra, giữ lại phần nước để nấu súp.
- Cho thịt gà vào đĩa, đợi đến khi nguội thì xé sợi.
- Cho bắp và cà rốt vào nước luộc gà, đun đến khi sôi thì thêm nấm và thịt gà xé sợi, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Đập thêm 2 quả trứng gà, khuấy đều.
- Hòa tan 2 thìa bột bắp và 1 thìa nước trong 1 bát nhỏ rồi cho vào nồi súp, đun thêm 3 – 5 phút thì tắt bếp.
- Múc súp ra bát, thêm trứng cút và trang trí bằng hành lá và tiêu.
4. Hàu sữa chiên trứng
Tác dụng: Hàu sữa là hải sản giàu chất sắt, canxi, magie và omega-3, cung cấp đủ dưỡng chất cho chị em phụ nữa trong chu kỳ kinh nguyệt. Thường xuyên ăn hàu còn cung cấp cho cơ thể đủ lượng canxi cần thiết và hạn chế nguy cơ loãng xương khi đến thời kỳ mãn kinh.
Nguyên liệu: hàu sữa 150g, trứng gà 3 quả, hành lá 1 nắm nhỏ, tỏi 2 củ, rượu trắng, gia vị gồm muối, hạt nêm, tiêu.
Chế biến:
- Rửa sạch hàu sữa, ngâm với rượu trắng 10 phút để khử mùi tanh.
- Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi bóc vỏ, đập dập, xắt nhỏ.
- Đập trứng ra bát, nêm nếm với tiêu, nước mắm, muối và thêm hành lá.
- Làm nóng dầu trong chảo, phi thơm tỏi rồi cho hàu sữa vào xào đến khi tái.
- Đổ trứng vào chung với hàu, đến khi trứng chín vàng hai mặt là hoàn thành.
5. Canh cà chua trứng thịt bằm
Tác dụng: Canh cà chua trứng thịt bằm là món ăn đơn giản, dễ ăn, dễ thực hiện nên đặc biệt phù hợp với chị em đang trong chu kỳ kinh nguyệt khó chịu.
Nguyên liệu: trứng gà 2 quả, cà chua 2 quả, thịt băm 100g, tỏi 1 củ, hành tím 1 củ, hành lá, dầu ăn, muối, nước mắm, hạt nêm.
Chế biến:
- Rửa sạch hành lá và cà chua, cắt nhỏ. Tỏi và hành tím bóc vỏ, thái nhỏ.
- Cho một ít dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tím và tỏi cho thơm, cho cà chua vào xào sơ để nước canh có màu đỏ đẹp mắt.
- Khi cà chua vừa chín tới, thêm thịt băm vào xào, đảo liền tay.
- Khi thấy thịt đã vừa chín thì thêm nước vào nồi, vặn lửa to cho nước sôi.
- Nêm nếm gia vị với nước mắm, muối và hạt nêm cho vừa ăn.
- Đập trứng ra bát, dùng đũa đánh tan lòng đỏ.
- Đổ từ từ trứng vào nồi, vừa đổ vừa đánh tan nhẹ nhàng. Chờ đến khi nước sôi lần nữa là món ăn hoàn thành.
- Múc canh ra bát và trang trí thêm bằng hành lá.
7. Trứng xào mướp đắng
Tác dụng: Nhiều nghiên cứu hiện nay đã cho thấy mướp đắng (khổ qua) có tác dụng giảm đau bụng kinh, rất phù hợp cho những kỳ kinh nguyệt của chị em [2] nhờ vitamin B, C và các khoáng chất như sắt, phốt pho cần thiết cho cơ thể.
Nguyên liệu: trứng gà 2 quả, mướp đắng 2 quả, hành tím 2 củ, gia vị gồm mắm, muối, hạt nêm, tiêu.
Chế biến:
- Chẻ đôi mướp đắng, dùng thìa nạo bỏ phần ruột và màng trắng bên trong.
- Cắt chéo mướp đắt thành những lát mỏng 0,3 – 0,5 cm rồi ngâm trong nước muối loãng, thêm chút đá để giữ độ giòn. Trước khi xào thì vớt ra, để ráo nước.
- Hành tím bóc vỏ, thái lát nhỏ.
- Đập trứng gà ra bát, nêm nếm nước mắm, hạt nêm, tiêu vừa ăn.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô, cho mướp đắng vào rồi nêm nửa thìa muối và 1 thìa nước mắm, xào trên lửa lớn.
- Đảo đều đến khi mướp đắng chín khoảng 80% thì thêm trứng vào, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
- Lấy trứng xào mướp đắng ra đĩa, rắc thêm chút hạt tiêu cho đẹp mắt.
8. Trứng tráng ngải cứu
Tác dụng: Ngải cứu là loại cây thuốc được dùng từ lâu đời với vị đắng, tính ấm, mùi thơm, mang đến tác dụng điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm đau cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh [3].
Nguyên liệu: trứng gà hoặc trứng vịt 2 quả, ngải cứu 1 nắm, dầu ăn, hành khô 2 củ, muối, tiêu, nước mắm.
Chế biến:
- Rửa sạch ngải cứu, để cho ráo nước rồi thái nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ và thái nhỏ.
- Đập trứng vào bát, thêm nước mắm, muối vừa đủ rồi dùng đũa đánh đều.
- Thêm ngải cứu và một nửa hành khô vào hỗn hợp trứng, trộn đều.
- Làm nóng chảo, thêm dầu ăn rồi phi thơm phần hành khô còn lại. Đổ trứng vào và rán đến khi chín đều hai mặt.
9. Cá hồi sốt cà chua
Tác dụng: Cá hồi là thực phẩm giàu vitamin D và omega-3, giúp thư giãn các cơ và giảm cơn đau bụng kinh của chị em trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu: cá hồi 200g, cà chua 3 quả, hành tím 3 củ, tỏi 2 củ, nước dừa 1 bát con, chanh 1 quả, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn.
Chế biến:
- Pha nước chanh với nước lọc, thêm một nhúm muối rồi ngâm cá hồi trong 3 – 5 phút để loại bỏ mùi tanh.
- Bóc vỏ và cắt nhỏ tỏi, hành tím. Cà chua rửa sạch, cắt bỏ cuống rồi cắt hạt lựu.
- Cá hồi sau khi ngâm mang rửa sạch, trộn với nửa thìa hạt nêm, 1/3 lượng tỏi và hành tím xắt, để thấm gia vị trong 10 phút.
- Cho dầu ăn vào chảo, cho cá hồi vào chiên sơ các mặt rồi lấy ra đĩa.
- Tiếp tục sử dụng phần dầu thừa sau khi chiên cá, thêm nửa thìa dầu ăn rồi phi thơm phần hành, tỏi còn lại.
- Cho cà chua vào chảo, xào đều tay rồi cho nước dừa vào. Đến khi hỗn hợp sốt sôi, cà chua chín mềm thì cho cá hồi đã chiên sơ vào rim.
- Khi thấy nước sốt cạn bớt thì nêm thêm nước mắm, hạt nêm vừa khẩu vị.
10. Trứng sốt cà chua
Tác dụng: Trứng sốt cà chua là món ăn ngon miệng và đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chị em phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu: trứng gà 2 quả, cà chua 2 quả, hành lá, dầu ăn, muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm.
Chế biến:
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Đập trứng ra bát, dùng đũa đánh đều, thêm nước mắm và hạt tiêu.
- Cho dầu ăn vào chảo, đợi đến khi nóng già thì cho trứng vào đảo đều, đến khi trứng săn lại thì trút ra đĩa.
- Vẫn dùng chảo đã chiên trứng, thêm 2 thìa dầu ăn và cà chua vào chảo, nêm thêm nước mắm, hạt nêm rồi đậy nắp khoảng 1 phút để làm chín cà chua.
- Sau 1 phút, cho trứng đã chiên vào chảo, đảo đều tay, nêm nếm thêm cho vừa khẩu vị.
- Cho trứng sốt cà chua ra chảo, trang trí thêm bằng hành lá cho đẹp mắt.
11. Thịt nhồi mướp đắng
Tác dụng: Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong những bữa ăn gia đình. Khi kết hợp với mướp đắng, bạn sẽ được món ăn bổ dưỡng, cung cấp năng lượng cho cơ thể và làm ấm người, từ đó giảm phần nào những cảm giác khó chịu khi đến kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu: mướp đắng 4 quả, thịt lợn xay 200g, hành khô 2 củ, mộc nhĩ và nấm hương 5g, cà rốt ¼ củ, hành lá, ớt, nước mắm, bột canh, hạt tiêu.
Chế biến:
- Mướp đắng rửa sạch, cắt thành từng khúc 3 – 5cm rồi khoét hết phần ruột bên trong.
- Ngâm mướp đắng trong nước đá khoảng 10 – 15 phút rồi để ráo nước.
- Hành, tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ. Cà rốt nạo sợi, thái nhỏ.
- Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước ấm, rửa sạch sẽ rồi băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, băm nhỏ.
- Trộn thịt xay với nấm hương, mộc nhĩ, hành lá, hành khô, cà rốt và nêm nước mắm, hạt nêm, tiêu vừa đủ.
- Nhồi thịt đã trộn gia vị vào từng khúc mướp.
- Đun một nồi nước sôi, cho mướp đắng đã nhồi thịt vào nồi rồi đun đến khi chín, nêm nếm thêm gia vị nếu cần.
Hỏi đáp: Ăn thịt lợn nhiều có lên mụn?
12. Canh đu đủ nấu tôm
Tác dụng: Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn caroten là hoạt chất có tác dụng điều hòa estrogen của cơ thể, tăng co bóp tử cung, giúp cho kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ dễ chịu hơn.
Nguyên liệu: đu đủ xanh 300g, tôm 100g, hành lá, tỏi băm, dầu ăn, muối, hạt nêm, tiêu.
Chế biến:
- Tôm lột vỏ, cắt râu, dùng dau cắt lưng để loại bỏ chỉ tôm.
- Đu đủ nạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Hành lá rửa và cắt nhỏ.
- Cho dầu ăn vào nồi đun nóng, xào tôm đến khi chín khoảng 80%.
- Thêm nước và đu đủ vào nồi, đun sôi khoảng 10 phút. Nêm nếm gia vị với hạt nêm, muối, nước mắm.
- Khi đu đủ chín, cho hành lá vào nồi rồi tắt bếp.
13. Nộm đu đủ
Nguyên liệu: đu đủ ương 1 quả, chanh 1 quả, tỏi 2 củ, lá chanh 5 lá, ớt tươi 2 quả, lạc rang giã nhỏ ½ bát con, giấm, muối, nước mắm, đường.
Chế biến:
- Rửa sạch đu đủ, dùng dao khứa vài đường lên vỏ rồi ngâm nước muối loãng 15 – 20 phút để làm sạch nhựa mủ.
- Gọt vỏ đu đủ, bào sợi vào 1 bát nước pha sẵn 1 thìa muối, 3 thìa giấm, ngâm trong 15 phút rồi lấy ra vắt khô.
- Rửa và cắt nhỏ ớt tươi. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Lá chanh rửa sạch, thái chỉ.
- Cho 1 thìa đường, ½ thìa nước cốt chanh, ½ thìa mắm, ½ thìa hạt nêm, ớt, tỏi băm nhỏ, lá chanh thái chỉ, lạc rang vào đu đủ đã sơ chế.
- Trộn đều các nguyên liệu, để 30 phút cho gia vị thấm đều rồi bày lên đĩa để thưởng thức.
14. Cải ngồng xào tỏi
Tác dụng: Cải ngồng chứa nhiều vitamin nhóm A, B và caroten rất tốt cho cơ thể, đặc biệt còn giúp chị em phụ nữ giảm cảm giác khó chịu của những cơn đau bụng kinh khi đến kỳ.
Nguyên liệu: cải ngồng 500g, tỏi băm, dầu ăn, dầu hào, muối.
Chế biến:
- Cải ngồng rửa sạch với nước, cắt khúc vừa ăn.
- Chần sơ rau qua nước sôi có pha chút muối rồi vớt ra để ráo.
- Cho dầu ăn vào chảo, thêm tỏi băm vào phi thơm.
- Cho rau cải vào, xào nhanh tay với lửa lớn đồng thời nêm nếm dầu hào, hạt nêm, muối vừa ăn.
15. Canh bắp cải thịt bằm
Nguyên liệu: bắp cải 1 cái, thịt lợn xay 50g, hành tím 1 củ, hành lá, dầu ăn, muối, hạt nêm, tiêu.
Chế biến:
- Tách riêng từng lá bắp cải, rửa sạch, để ráo nước rồi cắt thành những sợi mỏng.
- Hành tím bỏ vỏ, cắt lát. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho vào nồi 1 thìa dầu ăn, cho hành tím vào phi thơm rồi thêm thịt xay, đảo đều.
- Thêm vào nồi khoảng 1,5 lít nước, đun sôi rồi cho bắp cải vào.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, đun thêm 7 – 10 phút rồi tắt bếp, trang trí với hành lá.
16. Súp lơ xanh xào thịt
Nguyên liệu: súp lơ xanh 1 cây, thịt lợn nạc 200g, tỏi băm, dầu ăn, hạt nêm, muối, tiêu, dầu hào.
Chế biến:
- Cắt súp lơ thành từng miếng nhỏ rồi đem rửa sạch. Thịt lợn rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn.
- Ướp thịt với nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu trong 5 – 10 phút.
- Luộc sơ súp lơ trong 5 phút.
- Cho dầu ăn vào chảo rồi thêm tỏi băm phi đến khi thơm, tiếp đó cho thịt lợn vào xào chín.
- Cho súp lơ đã luộc sơ vào chảo, đảo đều đồng thời nêm nếm đến khi vừa khẩu vị. Để lửa nhỏ thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
17. Bắp cải xào cà chua
Nguyên liệu: bắp cải 500g, cà chua 2 quả, hành lá, tỏi băm, dầu hàp, hạt nêm, muối.
Chế biến:
- Bắp cải rửa sạch, cắt sợi. Cà chua bổ múi cau. Hánh lá cắt nhỏ, tỏi đập dập.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi rồi cho cà chua vào đảo đều.
- Khi cà chua vừa chín tới thì thêm rau cải vào xào, đổ thêm 50ml nước lọc để rau nhanh mềm và món ăn không bị khô.
- Nêm nếm gia vị vừa ăn, xào nhanh tay với lửa vừa.
- Đậy nắp cho món ăn chín hoàn toàn trong 5 phút rồi lấy ra đĩa và thưởng thức.
18. Đậu phụ kho nghệ
Nguyên liệu: đậu phụ 3 miếng, nghệ tươi 1 củ, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm.
Chế biến:
- Đậu phụ rửa qua với nước, cắt lát vừa ăn.
- Làm nóng chảo với dầu ăn, cho nghệ vào xào, nêm nến nước mắm, hạt nêm.
- Cho đậu phụ vào đảo đều, thêm một ít nước rồi đun lửa nhỏ trong 10 – 15 phút.
- Gia giảm lại gia vị rồi thưởng thức.
19. Sữa chua yến mạch
Nguyên liệu: yến mạch 2 thìa, sữa chua 1 hộp
Chế biến:
- Trộn đều sữa chua với yến mạch, đợi khoảng 5 phút để yến mạch nở và mềm.
- Dùng trực tiếp hoặc để ngăn mát thêm 15 – 20 phút.
20. Chuối dầm sữa chua
Nguyên liệu: chuối 2 quả, sữa chua 1 hộp, sữa đặc, lạc rang giã nhỏ.
Chế biến:
- Chuối bóc vỏ, cắt lát mỏng hoặc thái hạt lựu.
- Cho sữa chua vào bát rồi thêm chuối, lạc rang giã nhỏ và sữa đặc tùy khẩu vị.
- Trộn đều rồi thưởng thức.
21. Xoài dầm sữa chua
Nguyên liệu: xoài chín 1 quả, sữa chua 1 hộp, sữa đặc.
Chế biến:
- Xoài gọt vỏ, cắt hạt lựu vừa ăn.
- Cho xoài vào bát, thêm sữa chua và sữa đặc vào trộn đều rồi thưởng thức.
22. Nước ép dưa hấu
Nguyên liệu: dưa hấu 1 quả, chanh, đường.
Chế biến:
- Dưa hấu cắt bỏ vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước.
- Điều chỉnh hương vị nước ép dưa hấu với chanh và đường rồi thưởng thức.
23. Nước ép cần tây
Nguyên liệu: cần tây 500g, chanh, mật ong.
Chế biến:
- Cần tây rửa sạch, cắt khúc. Cho cần tây vào máy ép lấy nước.
- Pha nước ép cần tây với nước cốt chanh và mật ong để có một cốc nước ép thơm ngon.
24. Nước ép cà rốt
Nguyên liệu: cà rốt 500g, nước cốt chanh, đường.
Chế biến:
- Làm sạch vỏ cà rốt, cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho cà rốt vào máy để ép lấy nước.
- Pha nước ép cà rốt với đường và nước cốt chanh để hương vị thêm thơm ngon.
25. Nước ép dứa
Tác dụng: Dứa với lượng lớn enzym bromelain có tác dụng tăng bong tróc các tế bào ở thành tử cung, giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Nguyên liệu: dứa 1 quả, đường, chanh.
Chế biến:
- Gọt vỏ và cắt bỏ cắt mắt dứa. Cắt dứa thành 4 phần nhỏ rồi ngâm trong nước đường 15 – 20 phút để giảm bớt độ chua.
- Cho dứa vào máy để ép lấy nước. Khi uống pha thêm nước cốt nhanh, đường để có hương vị vừa ý.
Bài viết trên đây đã cùng các bạn giải đáp thắc mắc con gái khi đến tháng nên ăn gì, uống gì. Bên cạnh việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần quan tâm tới yếu tố thể chất. Vận động nhẹ nhàng trong kỳ kinh nguyệt là biện pháp rất tốt để giảm đau bụng kinh, đào thải máu kinh trơn tru hơn, đồng thời cải thiện tâm trạng. Xem tiếp bài viết: Ngày “đèn đỏ” nên tập thể dục thế nào?
Nguồn tham khảo:
- [1] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19216660/
- [2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15182917/
- [3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32992959/