Vào những ngày đèn đỏ, ngoài đau bụng kinh một số chị em còn thấy máu kinh có hiện tượng vón cục và không khỏi lo lắng trước tình trạng này. Vậy đau bụng kinh ra máu cục nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không và khắc phục bằng cách nào? Hãy cùng Oeneva.com tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân khiến đau bụng kinh ra máu cục?
Trong kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung sẽ bong tróc, gây chảy máu. Đồng thời tử cung cũng sẽ co bóp mạnh để tống máu kinh ra ngoài qua đường âm đạo, làm chị em cảm thấy đau ở vùng bụng dưới.
Thông thường, trong máu kinh của chị em vẫn xuất hiện một số cục máu đông vào những ngày đầu hành kinh. Đây là tình trạng bình thường xảy ra do quá trình đông máu tự nhiên. Tuy nhiên, đau bụng kinh ra máu cục cũng có thể xuất hiện bởi các nguyên nhân khác như:
1.1. Bệnh lý
Các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, phì đại tử cung… có thể tạo áp lực lên thành tử cung, làm máu kinh chảy nhiều và kèm theo cục máu đông.
Mặc khác, các bệnh lý này cũng làm tử cung bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến khả năng co bóp, khiến máu kinh chảy ra không được đẩy ngay ra ngoài mà đông lại trong khoang tử cung.
Ngoài ra, những người bị rối loạn đông máu máu kinh cũng dễ có nhiều cục máu đông hơn bình thường.
1.2. Mất cân bằng nội tiết
Mất cân bằng nội tiết cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của niêm mạc tử cung.
Khi nồng độ progesterone hoặc estrogen quá nhiều hoặc quá ít, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn, đồng thời máu kinh cũng chảy nhiều hơn, dễ hình thành nhiều cục máu đông.
1.3. Sảy thai
Nhiều trường hợp chị em mang thai ở giai đoạn đầu, chưa biết mình có thai đã bị sảy thai.
Khi sảy thai, máu sẽ chảy rất nhiều, có cục máu đông, kèm theo những cơn đau bụng dữ dội. Đây là tình trạng hết sức nghiêm trọng, chị em cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
2. Đau bụng kinh ra máu cục có nguy hiểm không?
Đau bụng kinh ra máu cục là hiện tượng bình thường của quá trình đông máu tự nhiên và không quá lo ngại. Tuy nhiên, nếu máu kinh nguyệt bị ra nhiều và liên tục trong thời gian dài chị em có thể bị thiếu máu, dẫn tới mệt mỏi, suy nhược, gây suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Mặt khác, nếu máu kinh thường xuyên có nhiều cục máu đông, kèm theo đau bụng dữ dội hoặc những bất thường khác về kinh nguyệt thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như polyp, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… làm ảnh hưởng trực tiếp khả năng sinh sản của chị em.
Đặc biệt, tình trạng đau bụng ra máu đông do sảy thai còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp y tế kịp thời, đúng cách.
3. Khi nào đau bụng kinh ra máu cục cần gặp bác sĩ?
Đau bụng kinh ra máu cục có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe sinh sản. Chị em nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn càng sớm càng tốt khi:
- Đau bụng nghiêm trọng
- Ra máu đông thường xuyên, liên tục trong nhiều chu kỳ
- Máu đông hình thành cục lớn hơn bình thường
- Máu kinh có màu sắc bất thường hoặc mùi hôi
- Máu kinh ra nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi 1 – 2 giờ.
4. Khắc phục đau bụng kinh ra máu cục bằng cách nào?
Để khắc phục tình trạng đau bụng kinh chị em có thể thử những cách sau:
4.1. Biện pháp tại nhà
Với các trường hợp đau bụng kinh ra máu cục với lượng máu vừa phải, không kèm theo các dấu hiệu bất thường, chị em có thể thử cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Chườm ấm: Chườm ấm bụng dưới sẽ giúp cơ bụng được thư giãn, xoa dịu cơn đau, đồng thời giúp máu lưu thông được tốt hơn.
- Massage bụng dưới: Việc massage nhẹ nhàng vùng bụng cải thiện tuần hoàn máu, đồng thời giảm đau bụng và giúp đẩy máu kinh ra ngoài hiệu quả hơn, hạn chế máu vón cục.
- Tăng cường vận động nhẹ nhàng với các bài tập như yoga, đi bộ để cải thiện sức khỏe, giảm đau và cải thiện lưu thông máu.
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, các loại đậu… để thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, bù đắp lượng máu thiếu hụt do kinh nguyệt.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cafe, không hút thuốc lá…
4.2. Can thiệp y tế
Với các trường hợp đau bụng dữ dội, máu kinh ra nhiều hoặc kèm theo các biểu hiện bất thường như rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có màu sắc khác lạ, có mùi hôi… chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị.
Tùy tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ như:
Sử dụng thuốc
Một số thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
- Thuốc tránh thai nội tiết hoặc thuốc điều hòa hormone: Giúp điều chỉnh nội tiết, làm mức độ ra máu kinh.
- Thuốc chống viêm không steroid: Có khả năng giảm đau bụng kinh, đồng thời làm giảm đáng kể lượng máu kinh.
- Thuốc chống đông máu: Các trường hợp bị rối loạn đông máu bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống đông máu để khắc phục hiện tượng máu kinh vón cục.
Ngoài ra, các biện pháp tránh thai khác như đặt vòng nội tiết, cấy que tránh thai, tiêm thuốc… cũng có thể được sử dụng để cải thiện tình trạng đau bụng kinh ra máu đông.
Phẫu thuật
Nếu tình trạng đau bụng kinh ra máu cục xuất phát do các yếu tố như u xơ lành trong tử cung và không đáp ứng với thuốc thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Trong một số trường hợp, chị em cùng có thể phải lựa chọn việc cắt bỏ tử cung để điều trị các bệnh lý nguy hiểm tại đây.
Lời kết:
Đau bụng kinh ra máu cục có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Chị em nên theo dõi sức khỏe thật tốt, đồng thời duy trì việc thăm khám định kỳ và bất cứ khi nào có những dấu hiệu như đau bụng dữ dội, máu kinh ra quá nhiều, máu kinh có mùi hôi…