Sử dụng mầm đậu nành là một trong những “bí kíp” cải thiện nội tiết tố được nhiều chị em áp dụng và truyền tai nhau. Vậy mầm đậu nành là gì, làm tăng nội tiết tố như thế nào? Hãy cùng Oeneva.com tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Mầm đậu nành là gì?
Mầm đậu nành là một loại rau mầm được tạo ra từ hạt đậu nành (đậu tương). Những hạt đậu nành “khỏe mạnh” sẽ được đem ủ cho nảy mầm, đến khi phần thân mềm đạt chiều dài khoảng 3-7cm là có thể sử dụng (thường mất từ 3-7 ngày, tùy theo nhiệt độ và đổ ẩm).
Mầm đậu nành được đánh giá là món ăn rất bổ dưỡng với các thành phần như: Isoflavon, riboflavin, protein, natri, đồng, kẽm, kali, sắt, phospho, canxi, magie, mangan, vitamin A, C, E, B1, B2, B6, cùng nhiều acid béo có lợi cho sức khỏe,… Các chuyên gia cho biết, hàm lượng vitamin B1 trong mầm đậu nành cao gấp 2 lần so với hạt đậu nành. Ngoài sự tăng lên của lutein và β-caroten, lượng vitamin C cũng tăng từ 5-20 lần trong giai đoạn từ 4-5 ngày nảy mầm.
Chính vì vậy, mầm đậu nành được xem là thực phẩm tuyệt với trong việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời chúng còn được các chị em sử dụng như một phương thuốc hữu hiệu làm tăng nội tiết tố tự nhiên.
2. Mầm đậu nành tăng nội tiết tố nữ như thế nào?
Nội tiết tố nữ là các hormone sinh dục được sản xuất từ các tuyến nội tiết trong cơ thể chị em, chủ yếu là estrogen và progesterone. Những hormone này chịu trách nhiệm chi phối nhiều hoạt động trong cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất, chức năng sinh lý và sinh sản, đồng thời tác động đến cảm xúc và tâm trạng của nữ giới.
Chính vì vậy, tình trạng thiếu hụt (suy giảm) nội tiết tố sẽ khiến sức khỏe, vóc dáng và tinh thần của chị em bị ảnh hưởng. Cụ thể, chị em sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu gắt, xuất hiện tình trạng khô hạn, suy giảm ham muốn, tăng cân nhanh chóng, da nám sạm, kém đàn hồi,… làm chất lượng đời sống và tinh thần bị giảm sút đáng kể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mầm đậu nành có chứa thành phần isoflavone – một loại phytoestrogen (estrogen thực vật), có khả năng bù đắp nội tiết tố bị thiếu hụt. Theo đó, isoflavone sẽ kích thích hoạt động của các thụ thể estrogen trong cơ thể, cải thiện những ảnh hưởng do lượng estrogen thấp. Tuy nhiên, nếu lượng estrogen trong cơ thể quá cao, isoflavone sẽ ngăn sự hoạt động của estrogen nội sinh, đồng thời tự đào thải khi dư thừa, hạn chế sự tổng hợp estrogen quá mức. Do đó, bổ sung mầm đậu nành được xem là cách giúp tăng nội tiết tố và cải thiện rối loạn nội tiết hiệu quả.
3. Một số tác dụng của mầm đậu nành
Ngoài tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, làm tăng nội tiết tố và cải thiện các vấn đề do tình trạng thiếu hụt nội tiết gây ra, mầm đậu nành còn đem đến những lợi ích khác như:
3.1. Làm đẹp da
Isoflavones không chỉ có chức năng bổ sung nội tiết tố estrogen mà còn có công dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng tổn thương tế bào, làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng Vitamin E dồi dào trong mầm đậu nành có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề về da như khô sạm, thâm nám, giúp da luôn căng mịn, hồng hào, đầy sức sống.
3.2. Tăng kích thước vòng 1
Hoạt chất Isoflavones trong mầm đậu nành có khả năng hoạt động như estrogen nội sinh trong cơ thể chị em phụ nữ, từ đó kích thích lớp mỡ đệm ở mô ngực phát triển, giúp vòng 1 nở nang, đầy đặn hơn. Không những vậy mầm đậu nành còn chứa các protein, lipid và các chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn vòng 1 chảy xệ.
3.3. Hỗ trợ giảm cân
Nhờ chứa một lượng đạm lớn, mầm đậu nành sẽ giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó hạn chế việc nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Đồng thời isoflavone trong mầm đậu nành còn có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng tích trữ mỡ thừa trong cơ thể, cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì.
Không những vậy, các thành phần dưỡng chất dồi dào trong mầm đậu nành sẽ giúp bổ sung, cân đối dinh dưỡng trong chế độ ăn của những người ăn kiêng, từ đó giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và đem lại vóc dáng cân đối hơn.
3.4. Ngăn ngừa ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất Isoflavones trong mầm đậu nành có tác dụng ức chế các tế bào gây ung thư, hỗ trợ giảm tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị ở người bệnh.
- Nghiên cứu được thực hiện năm 2010 bởi trường Đại học Toledo (Mỹ) đã chỉ ra rằng Isoflavone trong mầm đậu nành có công dụng ức chế sự hình thành mạch và di căn tế bào ung thư.
- Một nghiên cứu được thực hiện trong suốt 12 năm, trên 265.000 người tại Nhật Bản cho thấy những người ăn Miso (một loại đậu phụ được sản xuất từ đậu nành) mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư dạ dày thấp hơn so với những người khác.
- Hai nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc cho thấy những phụ nữ thường xuyên sử dụng những thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành có tỷ lệ mắc ung thư phổi và ung thư vú thấp hơn từ 2-3.5 lần so với những người ít hoặc không sử dụng các thực phẩm này.
- Một nghiên cứu trên hơn 11.000 bệnh nhân ung thư vú được công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Cancer Prevention (năm 2013) cho biết: việc sử dụng đậu nành đã làm giảm nguy cơ tử vong và số ca tái phát.
3.5. Giảm cholesterol trong máu
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thường xuyên sử dụng đậu nành hoặc các chế phẩm từ loại hạt này sẽ giúp giảm nồng độ LDL-cholesterol – một cholestrol xấu, có khả năng gây xơ vữa động mạch, dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm tính mạng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Theo chia sẻ của TS. James Anderson, ĐH Y khoa Kentucky (Mỹ), nếu những người bị mỡ máu cao thường xuyên sử dụng đậu nành thay thế cho đạm động vật sẽ giúp giảm nồng độ mỡ máu khoảng 19% mà không cần dùng thuốc. Ông cũng cho biết thêm, duy trì ăn 40g đậu nành (bao gồm cả các chế phẩm của nó) mỗi ngày, liên tục trong 1 tháng thì nồng độ cholesterol có thể giảm được khoảng 93%.
3.6. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Kháng insulun là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường do insulin trong cơ thể không được sử dụng để chuyển hóa glucose. Theo các chuyên gia chế độ ăn giàu đậu nành có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của insulin, khiến chúng hoạt động một cách hiệu quả nhất, từ đó giúp giảm nồng độ glucose trong máu giảm xuống nhanh chóng.
3.7. Phòng chống loãng xương
Mầm đậu nành giúp cung cấp protein, canxi, phospho giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương, giảm nguy cơ loãng xương. Không những vậy thành phần isoflavones trong đậu nành còn giúp gắn canxi vào xương, khiến xương khớp chắc khỏe hơn.
4. Lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành
Bạn có thể bổ sung mầm đậu nành cho cơ thể dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như: rau mầm, bột mầm đậu nành hoặc tinh chất (thường là dạng viên uống). Tuy nhiên khi chọn mua mầm đậu nành, đặc biệt là các sản phẩm dạng bột và tinh chất, bạn cần lựa chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.
Mặc dù mầm đậu nành có thể giúp tăng nội tiết tố tự nhiên hiệu quả, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe – sắc đẹp, tuy nhiên chị em không nên lạm dụng chúng. Bởi lẽ nếu thường xuyên nạp một lượng lớn Isoflavones trong thời gian dài có thể dẫn đến những tác hại nghiêm trọng như: tăng nguy cơ di căn vi thể trong xương ở bệnh nhân ung thư vú, làm sụt cân và giảm phục hồi thể trạng, rối loạn trao đổi i-ot và ức chế sự phát triển của tuyến giáp, tăng nguy cơ vô sinh,…
Dựa theo nghiên cứu của các chuyên gia, để việc sử dụng mầm đầu nành đem lại hiệu quả và đảm bảo an toàn, chị em chỉ nên sử dụng 200ml mầm đậu nành, tương đương với 1 cốc mầm đậu nành hoặc 40-50g tinh chất mầm đậu nành mỗi ngày.
Đặc biệt, các trường hợp dưới đây được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thực phẩm này:
- Những người bị u xơ tử cung hoặc u nang buồn trứng: Nhóm người này không nên sử dụng nhiều mầm đậu nành bởi nạp nhiều estrogen sẽ khiến các khối u phát triển nhiều hơn.
- Bệnh nhân tuyến giáp: Đây là nhóm cần thận trọng khi dùng mầm đậu nành, đặc biệt là các trường hợp u tuyến giáp tự miễn hoặc các kháng thể tuyến giáp đang phát triển… Ngoài ra, sau khi uống thuốc u tuyến giáp trong vòng 3 – 4 giờ, người bệnh không nên dùng mầm đậu nành vì chúng sẽ làm hạn chế tác dụng của thuốc điều trị.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh mầm đậu nành có khả năng gây hại đến mẹ và bé, tuy nhiều ý kiến cho rằng bổ sung nhiều mầm đậu nành có thể khiến tăng estrogen quá mức cần thiết, do đó các mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Bên cạnh việc sử dụng mầm đậu nành, chị em có thể tham khảo lợi ích của dầu hoa anh thảo trong việc cải thiện nội tiết tố và làm đẹp. Dầu hoa anh thảo có chứa hàm lượng acid linoleic (LA) và acid γ-linolenic (GLA) dồi dào, giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, mụn trứng cá và các vấn đề nội tiết nói chung.
Đọc thêm: Kết hợp dầu hoa anh thảo và mầm đậu nành cần lưu ý gì?