Mũi nằm ở vị trí trung tập của khuôn mặt, lại có phần cao hơn các bộ phần khác nên rất dễ thu hút ánh nhìn. Vậy nhưng chúng lại rất dễ nổi mụn. Liệu rằng việc nặn mụn ở mũi có làm mũi to ra? Nặn mụn ở mũi thế nào để tránh sẹo thâm? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
Nội dung bài viết
1. Nặn mụn ở mũi có làm mũi to ra?
Mũi là một trong những vị trí dễ bị mụn nhất trên khuôn mặt. Đặc biệt, tình trạng mụn đầu đen khiến nhiều người thường xuyên nặn mụn ở vị trí này.
Vậy nặn mụn có làm mũi to ra? Câu trả lời là KHÔNG.
Một số người thấy mũi của mình bị to ra sau khi nặn mụn có thể do thao tác cạy, nặn khiến mũi bị tổn thương, sưng tấy. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, nó sẽ bình thường trở lại.
Dù nặn mụn không làm mũi to ra nhưng việc nặn mụn sai cách có thể gây viêm nhiễm, làm mụn thêm nghiêm trọng hoặc để lại các vết sẹo thâm, sẹo xấu, làm tính thẩm mỹ giảm đi đáng kể.
Để tránh tình trạng này, khi quyết định nặn mụn, bạn cần đảm bảo vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn thật sạch sẽ. Đồng thời chỉ nặn các loại mụn đầu đen, mụn cám, mụn trứng cá thông thường khi chúng đã chín hoàn toàn.
☛ Đọc thêm: Tổng hợp cách trị mụn ở mũi
2. Khi nào không nên nặn mụn ở mũi?
Không nên nặn mụn ở mũi trong các trường hợp sau:
- Mụn chưa chín: Việc nặn mụn khi còn non, sưng tấy và chưa thấy ngòi có thể khiến da bị tổn thương nhiều hơn, không lấy hết được nhân mụn, tăng nguy cơ để lại sẹo.
- Mụn sưng đỏ và đau: Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Nặn mụn trong trường hợp này rất dễ làm tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng và khiến da tổn thương nhiều hơn.
- Mụn có mủ, sưng lan sang vùng da xung quanh: Loại mụn này gây tổn thương rất sâu, nặn mụn không đúng cách sẽ rất dễ hình thành bội nhiễm và để lại sẹo xấu.
- Mụn ẩn: Mụn ẩn có phần nhân nằm sâu dưới da. Việc cố lấy nhân mụn sai cách sẽ khiến da bị tổn thương sâu, gây viêm nhiễm và làm mụn thêm trầm trọng.
3. Hướng dẫn cách nặn mụn ở mũi đúng chuẩn
Với các loại mụn ở mũi không viêm như mụn cám, mụn đầu đen hoặc mụn trứng cá nhỏ và đã chín, bạn có thể tiến hành nặn mụn tại nhà với hướng dẫn dưới đây:
3.1. Chuẩn bị
Trước khi nặn mụn, ta cần chuẩn bị dụng cụ và vệ sinh da thật kỹ:
- Chuẩn bị cồn sát khuẩn (cồn 70 độ hoặc dung dịch povidine), nước muối sinh lý, bông tẩy trang sạch hoặc bông y tế, bao tay y tế
- Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn
- Rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và tạp chất trên da
- Sát khuẩn dụng cụ nặn mụn bằng cồn sát khuẩn.
3.2. Xử lý da trước nặn mụn
Sau khi chuẩn bị xong dụng cụ và vệ sinh da, ta có thể xông hơi vùng mặt bằng nước ấm hoặc đắp khăn ấm lên vùng mụn khoảng 5 – 10 phút để làm giãn nở lỗ chân lông, làm mềm da, giúp việc lấy nhân mụn có thể diễn ra dễ dàng hơn.
3.3. Nặn mụn
Để lấy nhân mụn ta lần lượt thực hiện các bước như sau:
- Sát khuẩn vùng da cần nặn mụn bằng cồn 70 độ hoặc dung dịch povidine để đảm bảo vệ sinh.
- Có thể đeo bao tay y tế để đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn lây nhiễm, tấn công da
- Với mụn đầu đen, hãy sử dụng đầu ngón tay, giữ bông y tế và ấn nhẹ nhàng vùng da xung quanh nhân mụn, chúng sẽ trồi ra khỏi lỗ chân lông.
- Với mụn trứng cá, có thể dùng đầu nhọn của que nặn mụn, chích một nốt tại ngòi mụn, sau đó đặt đầu lấy mụn lên, ấn một lực vừa phải để đẩy nhân mụn ra ngoài
- Thực hiện thao tác nhẹ nhàng, từ từ lấy sạch nhân mụn dưới da.
3.4. Chăm sóc da sau nặn mụn
Sau khi nặn mụn, có thể dùng nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau vùng da mũi và xung quanh để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Nếu mụn trên mũi là mụn đầu đen, không để lại vết thương hở trên da sau khi nặn, ta có thể dùng nước hoa hồng lau qua bề mặt da để làm se khít lỗ chân lông.
☛ Xem thêm: 8 cách trị mụn cám ở mũi tại nhà
4. Lưu ý khi nặn mụn ở mũi
Khi nặn mụn ở mũi chúng ta cần lưu ý một số vấn đề:
- Tuyệt đối không nặn khi mụn chưa chín, mụn sưng viêm, mụn đầu đinh, mụn mủ…
- Đảm bảo vệ sinh tay, da mặt và dụng cụ thật sạch sẽ trước khi nặn mụn
- Không dùng lực quá mạnh khi nặn mụn, tránh da bị tổn thương nghiêm trọng hơn
- Tuyệt đối không chạm tay vào mũi nếu tay chưa được rửa sạch, nhất là khi mũi đang có mụn viêm và sau khi nặn mụn.
- Với các trường hợp mụn viêm, mụn mủ… khó xử lý, hãy đến các spa, thẩm mỹ viện uy tín để được lấy nhân mụn một cách an toàn, hiệu quả nhất.]
Thay vì chỉ chú tâm vào việc làm sao để nặn mụn ở mũi, bạn hãy tập trung chăm sóc làn da một cách khoa học để giảm mụn, ngăn ngừa hình thành mụn mới và bảo vệ da khỏi những tổn thương.
Dù có bận đến mấy cũng đừng quên tẩy trang vào buổi tối và rửa mặt với sữa rửa mặt 2 lần/ngày. Đồng thời đảm bảo da được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp và uống đủ nước.
Ngoài ra, nên duy trì thói quen tẩy da chết định kỳ khoảng 2 lần/tuần để lỗ chân lông thông thoáng hơn, hạn chế nổi mụn. Chú ý thoa kem chống nắng, che chắn, bảo vệ da thật kỹ trước tác hại của tia tử ngoại.
Để da được chăm sóc tốt hơn, hạn chế tình trạng thâm sạm và nổi mụn, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại viên uống nuôi dưỡng da từ bên trong như Oeneva.
☛ Đọc tiếp: Cách chăm sóc da mụn lỗ chân lông to
Lời kết:
Nặn mụn ở mũi không làm mũi to ra như một số người lầm tưởng. Tuy nhiên, để tránh da bị tổn thương trầm trọng hơn, hãy chú ý nặn mụn đúng cách, nhẹ nhàng, đồng thời chăm sóc vệ sinh da thật tốt.
Trường hợp mụn ở mũi là mụn viêm, mụn bọc hoặc mụn trứng cá nghiêm trọng, xuất hiện ngày càng nhiều, hãy đến các thẩm mỹ viện uy tín hoặc gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.