Nội tiết tố ảnh hưởng đến nhiều giai đoạn trong cuộc đời người phụ nữ từ khi còn nhỏ, lúc mang thai đến khi về già. Sự tăng hoặc giảm nội tiết tố bất thường có thể tác động đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Trong bài viết sau đây, Oeneva sẽ cùng với bạn tìm hiểu về rối loạn nội tiết gây mất kinh và những biện pháp phòng ngừa.
Nội dung bài viết
1. Mối liên quan giữa nội tiết tố và kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu xuất hiện ở trẻ em gái trong độ tuổi từ 10 – 16 tuổi. Một chu kỳ sẽ gồm các giai đoạn sau:
1.1. Giai đoạn nang trứng
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, trục hạ đồi tuyến yên sẽ phóng thích từng đợt GnRH, GnRH kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra hai hormone là FSH và LH, FSH tăng lên trước còn LH tăng lên sau vài ngày. Dưới tác dụng của FSH, các nang noãn ở buồng trứng sẽ phát triển và tiết estrogen. Estrogen tác động đến lớp nội mạc tử cung, khiến cho lớp nội mạc dày lên nhanh chóng, tạo điều kiện cho trứng làm tổ.
FSH còn thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy nang trứng phát triển và thụ tinh, chỉ có một nang duy nhất chiếm ưu thế phát triển nhanh (nang degraff), các nang còn lại thoái hóa. Cuối giai đoạn này, estrogen tăng cao kích thích bài tiết cả FSH va LH.
1.2. Giai đoạn rụng trứng
Trong giai đoạn rụng trứng, hormone LH đột ngột tăng cao gấp 6 – 10 lần bình thường, nồng độ FSH cũng tăng khoảng 2 – 3 lần. Hai hormone kết hợp làm cho nang trứng căng phồng, vỡ ra và giải phóng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 16 – 32 giờ và sự thụ tinh với tinh trùng chỉ có thể xảy ra trong khoảng 12 giờ sau khi trứng rời khỏi buồng trứng.
1.3. Giai đoạn hoàng thể
Giai đoạn hoàng thể bắt đầu sau khi rụng trứng, khi các nang vỡ đóng lại và hormone progesterone tăng cao, giúp cho tử cung sẵn sàng tiếp nhận trứng được thụ tinh. Nếu điều đó không xảy ra, estrogen và progesterone sẽ giảm ở mức rất thấp và dẫn tới kinh nguyệt. Chảy máu kinh nguyệt thường kéo dài 3 – 5 ngày và sau đó một chu kỳ mới lại bắt đầu.
2. Rối loạn nội tiết tố gây mất kinh
Chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi nhiều loại hormone nên khi có sự rối loạn bất kỳ hormone nào cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Thông thường, trứng được phóng thích không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và chảy máu (được gọi là kinh nguyệt). Nhiều người bị chậm kinh nên có chu kỳ kinh nguyệt dài lên tới 35 – 40 ngày, thậm chí có người mất kinh 2 tháng, 3 tháng (vô kinh).
Mất kinh được chia làm 2 loại như sau:
- Mất kinh nguyên phát: Gặp ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì từ 16 – 18 tuổi nhưng không có kinh.
- Mất kinh thứ phát: Xảy ra ở phụ nữ có kinh nguyệt bình thường nhưng đột nhiên mất kinh (trong khoảng 3 tháng).
3. Một số nguyên nhân gây mất kinh
Phụ nữ mất kinh tạm thời có thể do đang trong thai kỳ hoặc cho con bú. Đây là vấn đề sinh lý không cần điều trị. Tìm hiểu thêm về: Rối loạn nội tiết tố sau sinh
Dưới đây, Oeneva sẽ chỉ tập trung phân tích các nguyên nhân mất kinh cần can thiệp.
3.1. Giảm cân quá mức
Giảm cân, nhịn ăn quá mức trong thời gian ngắn với chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể gây gián đoạn chức năng nội tiết do cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sản xuất hormone. Trong nhiều trường hợp, chị em có thể bị chậm kinh hoặc thậm chí mất kinh.
3.2. Tập thể dục quá mức
Những vận động viên tập thể dục cường độ nặng và liên tục có thể đối mặt với tình trạng chậm kinh, mất kinh do rối loạn hoạt động sản xuất nội tiết tố thông thường. Mặc dù tập thể dục giúp cho bạn có một cơ thể đẹp nhưng có thể kéo theo nhiều biến chứng khác như mất khoáng xương, rối loạn hormone, ảnh hưởng đến hệ tim mạch…
3.3. Căng thẳng
Căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm có thể dẫn đến sự thay đổi chức năng vùng dưới đồi, tăng sản xuất cortisol và ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết tố nữ, từ đó gây nên mất kinh đột ngột. Thiếu ngủ, ngủ không đủ 6 – 8 giờ mỗi ngày cũng ảnh hưởng một phần tới sự điều hòa nội tiết tố của chị em do não bộ ảnh hưởng tới tuyến yên – buồng trứng, làm rối loạn hormone và gây mất kinh.
3.4. Sử dụng thuốc
Dùng thuốc tránh thai là biện pháp giúp chị em kiểm soát các vấn đề sinh sản. Tuy nhiên, bản chất của thuốc tránh thai là nội tiết tố nữ được đóng sẵn trong viên thuốc với liều lượng nhất định, do vậy, khi sử dụng thuốc tránh thai có thẻ ảnh hưởng đến sự sản sinh hormone tự nhiên của cơ thể.
Khi dùng thuốc tránh thai kéo dài và không đúng cách, chị em có thể gặp một số vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như chậm kinh, đau bụng kinh, rong kinh, buồn nôn… Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài không theo chỉ định của bác sĩ có thể tiềm ẩn nguy cơ vô sinh, hiếm muộn về sau này.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác cũng có thể gây mất kinh tạm thời như: thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai, thuốc điều trị ung thư, thuốc huyết áp cao… do vậy, người bệnh dùng thuốc không nên quá lo lắng mà hãy trao đổi với bác sĩ, dược sĩ để có phương pháp giải quyết phù hợp.
3.5. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp) đều có thể ảnh hưởng tới nồng độ nội tiết tố nữ thông thường và gây ra các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
3.6. U tuyến yên
Những khối u lành tính ở tuyến yên có thể kích thích cơ thể sản sinh prolactin, ảnh hưởng đến nồng độ các hormone khác và hậu quả là mất kinh đột ngột.
3.7. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng bệnh rối loạn nội tiết phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Khi gặp hội chứng này, nội tiết tố nữ thường có những sự thay đổi bất thường, gây ra những biểu hiện như có u nang nhỏ ở buồng trứng, mọc nhiều mụn trứng cá, rậm lông, béo phù nhẹ… Kinh nguyệt bất thường hoặc thậm chí mất kinh là một trong những dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang.
Tìm hiểu thêm trường hợp: Rối loạn nội tiết gây mụn
3.8 Các nguyên nhân bệnh lý khác
Nhiều phụ nữ bị vô kinh nguyên phát là do các dị tật đường sinh dục hoặc vấn đề bẩm sinh như:
- Màng trinh không có lỗ
- Không có tử cung hay âm đạo hoặc vách ngăn ngang âm đạo
- Tử cung bị sẹo hoặc không đối xứng
- Bộ phận sinh dục không rõ giới tính
- Hội chứng Turner
- Hội chứng Kallmann
- Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
Đọc thêm: Rối loạn nội tiết có mang thai được không?
4. Làm sao nếu bị mất kinh?
4.1. Khi mới bị mất kinh nên làm gì?
Đối với những trường hợp mới mất kinh hoặc mất kinh do lối sống, chế độ dinh dưỡng, luyện tập, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hằng ngày để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
- Bổ sung chất béo tốt: Bổ sung các thực phẩm giàu acid béo đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone của cơ thể như omega-3, omega-6, omega-9. Bạn có thể tìm thấy các loại acid béo này trong các loại hạt, cá hồi, cá ngừ, quả bơ…
- Tăng cường rau xanh: Các loại rau xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hormone và điều hòa nội tiết tố, có thể kể đến rau súp lơ, cải bắp, rau chân vịt…
- Uống đủ nước: Cung cấp cho cơ thể 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày tùy theo nhu cầu để kích thích các hoạt động trao đổi chất và sản xuất hormone.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ mỗi ngày 6 – 8 tiếng sẽ giúp cơ thể được nghỉ ngơi sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng, kích thích cơ thể sản xuất hormone và tái tạo năng lượng cho một ngày mới.
- Giảm căng thẳng: Áp lực, căng thẳng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nội tiết tố nữ. Do vậy, chị em hãy cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tạo cho bản thân những khoảng thời gian riêng để thư giãn, xả stress.
- Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn và phù hợp mỗi ngày khoảng 30 phút giúp cơ thể được dẻo dai, khỏe mạnh và nội tiết tố cân bằng.
- Massage: Chị em có thể thực hiện massage đơn giản tại nhà bằng cách dùng tay xoa tròn nhẹ nhàng vùng bụng khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, phương pháp cọ xát ngón chân cái trên trái bóng tròn cũng liên quan mật thiết đến hoạt động của tuyến yên và sự cân bằng hormone trong cơ thể.
Xem thêm: List thức uống giúp kinh nguyệt ra nhiều hơn?
4.2. Khi mất kinh quá 3 chu kỳ liên tiếp cần làm gì?
Khi tình trạng mất kinh kéo dài quá 3 chu kỳ liên tiếp và bạn đã áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống, ăn uống những vẫn không hiệu quả thì đã đến lúc bạn cần đi khám bác sĩ. Hãy đến các cơ sở y tế để được làm các kiểm tra, xét nghiệm (xét nghiệm nội tiết tố, siêu âm đầu dò, MRI…), từ đó xác định nguyên nhân chính làm mất kinh và cách điều trị phù hợp.
4.3. Điều trị bệnh lý gây mất kinh
Nói chung, việc điều trị tình trạng mất kinh phụ thuộc vào nguyên nhân của nó. Do đó, với mỗi vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp. Ví dụ:
- Phẫu thuật để sửa đổi các dị tật tại đường sinh dục. Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp vô kinh nguyên phát
- Cắt bỏ khối u, u nang: Những khối u, u nang ở buồng trứng, tuyến yên là nguyên nhân chính gây rối loạn nội tiết ở nhiều người. Do vậy, việc phẫu thuật cắt bỏ những khối u này là điều cần thiết để điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt.
- Liệu pháp bổ sung hormone: Trong những trường hợp bệnh lý gây suy giảm nội tiết tố, các bác sĩ có thể kê những loại thuốc tổng hợp chứa estrogen, progesterone để giúp cân bằng lại nội tiết của cơ thể.
5. Nên làm gì để phòng ngừa mất kinh
Mất kinh là biểu hiện của rất nhiều vấn đề sinh lý, bệnh lý phức tạp. Đối với các nguyên nhân bệnh lý, đặc biệt là bệnh bẩm sinh thì hầu như chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn. Nhưng có một số lý do gây mất kinh (chủ yếu đến từ lối sống, sinh hoạt) mà bạn có thể chủ động can thiệp được:
- Thăm khám phụ khoa định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm để kiểm tra, phát triện và điều trị những bệnh lý bất thường kịp thời.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện hợp lý.
- Thận trọng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là thuốc tránh thai.
- Kiểm soát cảm xúc tiêu cực, luôn giữ thái độ lạc quan, vui vẻ.
6. Viên uống Oeneva
Viên uống tinh dầu hoa anh thảo Oeneva là một sản phẩm hỗ trợ nội tiết được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, đã được nghiên cứu kỹ lượng, đảm bảo các yếu tố an toàn, lành tính, hiệu quả cao.
Trong mỗi viên uống Oeneva chứa đến 800mg dầu hoa anh thảo giúp bổ sung acid linoleic (LA) và acid gamma-linoleic (GLA) từ đó mang đến hiệu quả cân bằng nội tiết tố nữ, cải thiện nhiều triệu chứng như bốc hỏa, rụng tóc, mụn trứng cá, da khô ráp. Đặc biệt, với thành phần gồm vitamin E, Oeneva còn cải thiện các dấu hiệu lão hóa da, giảm các triệu chứng khó chị trong chu kỳ kinh nguyệt và giúp quá trình mang thai dễ dàng hơn.
Thành phần dầu hạt lanh trong viên uống Oeneva cung cấp omega-3 tự nhiên, hỗ trợ điều hòa nồng độ cortisol, giảm viêm và khắc phục các tổn thương trên da. Không chỉ vậy, thành phần acid alpha lipoic sẽ hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da của bạn và hỗ trợ làm sáng hồng, trẻ khỏe hơn.
Viên uống Oeneva được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn quốc tế GMP – WHO với nguồn nguyên liệu đạt chuẩn châu Âu nên rất an toàn và chất lượng. Hiện nay, sản phẩm đã được phân phối tại nhiều nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo địa chỉ TẠI ĐÂY.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng rối loạn nội tiết tố gây mất kinh. Hy vọng bạn đọc đã có thể được những kiến thức cần thiết và có biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân phù hợp.
Nguồn tham khảo:
- https://www.newhealthadvisor.org/No-Period-Not-Pregnant.html
- https://flo.health/getting-pregnant/trying-to-conceive/signs-of-pregnancy/how-late-can-a-period-be-without-being-Present
- healthline.com/health/hormonal-imbalance#signs-or-Southampton
- https://blogs.webmd.com/womens-health/20070619/missed-your-period-but-youre-not-pregnant