Thông thường kinh nguyệt sẽ ghé thăm chị em mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng diễn ra đều đặn, đôi khi một số chị em sẽ gặp phải tình trạng tắc kinh. Vậy tắc kinh nguyệt là gì? Tắc kinh gây ảnh hưởng ra sao? Cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng oeneva.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Nội dung bài viết
1. Tắc kinh nguyệt là gì?
Bình thường chu kỳ kinh của chị em sẽ kéo dài khoảng 28 – 30 ngày với số ngày “đèn đỏ” từ 3 – 7 ngày. Lượng máu kinh trung bình khoảng 50 – 80ml.
Tắc kinh thuật ngữ chỉ hiện tượng máu kinh bị bít tắc, không thể thoát ra ngoài như thông thường. Nói cách khác, tắc kinh là tình trạng kinh nguyệt không tới hoặc trễ hơn bình thường với lượng máu kinh ra rất ít, thậm chí chỉ có vài giọt, ngày kinh cũng ngắn hơn, chỉ diễn ra từ 1 – 2 ngày.
Ngoài ra, một số chị em bị tắc kinh sẽ có chu kỳ kéo dài trên 2 tháng, thậm chí 3 tháng mới có kinh một lần. Nếu tình trạng này kéo dài 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp thì được xem là vô kinh.
☛ Đọc thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 40 ngày liệu có bình thường?
2. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt bị tắc
Kinh nguyệt có thể bị tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất bao gồm:
2.1. Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc kinh ở nữ giới. Cụ thể, khi các hormone trong cơ thể bị rối loạn, hoạt động của buồng trứng có thể bị ảnh hưởng, trứng sẽ không thể phóng noãn (rụng trứng), khiến kinh nguyệt không diễn ra, đặc biệt là những rối loạn tại tuyến giáp hoặc tuyến yên.
2.1.1. Rối loạn tuyến yên
Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở đỉnh não, chịu trách nhiệm sản xuất các hormone và truyền thông tin đến những tuyến khác trong cơ thể.
Khi tuyến yên bị rối loạn, nó có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone, dẫn đến các vấn đề về kinh nguyệt, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt bất thường và hiện tượng tắc kinh.
2.1.2. Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Sự rối loạn hormone tuyến giáp có thể dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Nếu thiếu hormone tuyến giáp, phụ nữ có thể gặp phải rong kinh, đa kinh. Trong khi nếu thừa hormone tuyến giáp, chị em có thể bị tắc kinh hoặc vô kinh.
Ngoài ra, các rối loạn tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến các tuyến khác trong cơ thể, đặc biệt là buồng trứng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm ở phụ nữ (trước tuổi 40).
2.2. Đa nang buồng trứng
Đây là bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phóng noãn của trứng.
Khi bị đa nang buồng trứng, cơ thể chị em sẽ sản xuất nhiều hormone nam androgen. Sự tăng androgen quá mức này có thể gây ức chế sự rụng trứng, dẫn đến những thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, tắc kinh, hoặc thậm chí không có kinh, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai.
Ngoài ra, bệnh cũng khiến chị em gặp phải các vấn đề như tăng cân bất thường, tăng lượng lông trên cơ thể, mụn trứng cá…
2.3. Bệnh lý phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa dưới đây cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng tắc kinh:
- Viêm lộ tuyến: Viêm lộ tuyến có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển và phóng noãn của trứng, từ đó tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, gây tắc kinh.
- U xơ tử cung: U xơ tử cung hình thành do sự phát triển không bình thường của tế bào cơ tử cung, chúng có thể tạo ra áp lực lên các cơ quan xung quanh, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hoặc tắc kinh.
- Viêm tắc ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng bị viêm, tắc sẽ ảnh hưởng tới việc đến quá trình đón trứng của tử cung khi trứng rụng, dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Các bệnh lý khác như polyp, ung thư tử cung, ung thư âm đạo… cũng có thể khiến kinh nguyệt bị tắc.
2.4. Các yếu tố khác
Hiện tượng tắc kinh ở nữ giới cũng có thể xảy ra do một số yếu tố nguy cơ như:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: hay thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích
- Căng thẳng, stress kéo dài, thường xuyên làm việc hoặc vận động quá sức…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc giảm cân, thuốc steroid, thuốc kháng sinh….
3. Triệu chứng tắc kinh nguyệt giúp nhận biết
Những triệu chứng phổ biến khi bị tắc kinh nguyệt có thể kể đến như:
- Lượng máu kinh tiết ra rất ít, chỉ vài giọt
- Kinh nguyệt không xuất hiện từ 2 – 3 tháng hoặc lâu hơn.
Ngoài các dấu hiệu trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc kinh, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác kèm theo. Ví dụ như:
- Tắc kinh do buồng trứng đa nang: tăng cân, rậm lông, đau và khó chịu ở vùng chậu, nổi nhiều mụn trứng cá…
- Tắc kinh do u xơ tử cung: đau vùng chậu, đau hoặc chảy máu khi quan hệ vợ chồng, đau lưng dưới…
- Tắc kinh do viêm tắc vòi trứng: tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu tiện nhiều lần trong ngày, đau bụng dưới, đau rát khi giao hợp…
4. Tắc kinh nguyệt gây ảnh hưởng ra sao?
Tắc kinh nguyệt không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khả năng làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới do quá trình rụng trứng bị cản trở. Đặc biệt, nếu không điều trị sớm, tình trạng này còn gây ra các vấn đề như: teo cơ quan sinh dục, tổn thương buồng trứng, vô sinh…
Nếu hiện tượng tắc kinh có liên quan đến những rối loạn tại tuyến yên, chị em cũng có thể thường xuyên cảm thấy lo lắng, hồi hộp, sợ hãi, thậm chí trầm cảm.
5. Khi kinh nguyệt bị tắc phải làm sao?
Khi bị tắc kinh nguyệt, ngoài việc thăm khám, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong điều điều trị, chị em cũng cần áp dụng các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà. Cụ thể:
5.1. Thăm khám, điều trị
Qua quá trình thăm khám, bác sĩ có thể căn cứ vào nguyên nhân gây tắc kinh để chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Một số thuốc có thể sử dụng gồm:
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Được sử dụng cho các trường hợp tắc kinh do rối loạn nội tiết. Chúng có thể giúp cân bằng nội tiết, đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại như bình thường.
- Clomiphene: Có khả năng kích thích rụng trứng qua cơ chế giải phóng một số hormone nhất định, giúp cải thiện tình trạng tắc kinh, vô kinh, tăng khả năng sinh sản.
- Hormone estrogen: Thường được sử dụng để điều trị tắc kinh có liên quan đến thiếu hụt estrogen.
- Metformin: Là thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, chúng có thể được sử dụng để điều trị buồng trứng đa nang ở nữ giới nhằm điều hòa kinh nguyệt và tăng khả năng mang thai.
Hỏi đáp: Đang có kinh nguyệt có xét nghiệm máu được không?
5.2. Sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể tác động tích cực đến sức khỏe và nội tiết tố, từ đó hỗ trợ cải thiện chứng tắc kinh nguyệt. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn:
- Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya
- Duy trì thói quen vận động, tập luyện nhẹ nhàng, phù hợp để cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất, giúp các cơ quan và tuyến nội tiết hoạt động hiệu quả hơn
- Giảm stress: Căng thẳng, lo âu có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể giúp tinh thần thoải mái hơn bằng những cách thư giãn như tập yoga, nghe nhạc, xem TV…
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích…
Xem thêm: Các loại nước ép tốt trong chu kỳ kinh nguyệt
5.3. Bổ sung dinh dưỡng phù hợp – tắc kinh nguyệt nên ăn gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng dinh dưỡng sẽ đem lại cho chị em một cơ thể khỏe mạnh hơn, đồng thời góp phần điều hòa kinh nguyệt, khắc phục tình trạng tắc kinh.
Ngoài việc bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất, chị em cũng nên tăng cường ăn các thực phẩm như:
- Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi… sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng omega 3 và omega 6 dồi dào, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Đồng thời chúng cũng có đặc tính chống viêm nên có thể góp phần cải thiện viêm nhiễm phụ khoa, khắc phục tình trạng tắc kinh, kinh nguyệt không đều.
- Trứng: Thường xuyên ăn một lượng trứng vừa đủ sẽ giúp cung cấp cho cơ thể các vitamin và chất béo tốt cho việc cân bằng hormone, từ đó điều hòa kinh nguyệt.
- Gừng: Có khả năng làm ấm bụng, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại.
- Đu đủ ương: Các hoạt chất trong đu đủ ương có tác dụng kích thích các cơn co và tăng lượng máu lưu thông đến tử cung, giúp cải thiện chứng tắc kinh hiệu quả.
- Nha đam: Nha đam không chỉ là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt mà các tinh chất của chúng còn có khả năng điều chỉnh một số loại hormone tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Thường xuyên thêm nha đam vào chế độ ăn sẽ giúp chị em có chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn.
Song song với việc tăng cường ăn các thực phẩm có lợi, chị em cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn có khả năng ảnh hưởng xấu đến nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều muối hoặc nhiều đường, đồ ăn cay nóng…
☛ Tham khảo thêm: Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì?
5.4. Kết hợp viên uống Oeneva
Ngày nay, việc sử dụng các loại viên uống có thành phần chiết xuất thiên nhiên để cân bằng nội tiết đang là xu hướng được nhiều người lựa chọn để ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Nổi trội trong số đó phải kể đến viên uống Oeneva.
Oeneva có thành phần chính là dầu hoa anh thảo Oenothera biennis được nhập khẩu chính ngạch từ châu Âu với hàm lượng GLA, LA cao và vô cùng tinh khiết, kết hợp với dầu hạt lanh, vitamin E và Acid Alpha Lipoic (ALA), có tác dụng vượt trội trong việc hỗ trợ cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt, sản phẩm cũng giúp làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt và tiền mãn kinh, cải thiện các vấn đề trên da như mụn trứng cá, thâm nám, nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, đem lại cho bạn làn da tươi sáng, mịn màng hơn.
Cách dùng: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày, uống sau bữa ăn. Nên duy trì đủ liệu trình 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Viên uống Oeneva có giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Lời kết:
Tắc kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt có khả năng làm ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của phái đẹp. Do đó, chị em hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ và ngay khi có bất thường về kinh nguyệt hoặc dấu hiệu tắc kinh trong 2 – 3 chu kỳ liên tiếp.