Vào kỳ kinh nguyệt, cơ thể nữ giới sẽ có những sự thay đổi nhất định, đồng thời chị em cũng bị mất một lượng máu đáng kể. Chính vì vậy nhiều người thường e ngại việc làm xét nghiệm máu trong thời gian này. Vậy có kinh nguyệt có xét nghiệm máu được không? Hãy cùng Oeneva tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Có kinh nguyệt có xét nghiệm máu được không?
Xét nghiệm máu là chỉ định phổ biến trong y khoa với mục đích phân tích, đo lường và kiểm tra các thông số liên quan đến các thành phần trong máu.
Từ những kết quả xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sức khỏe người bệnh và xác định nhiều tình trạng bệnh lý như: bệnh về máu, bệnh về gan thận, bệnh tim mạch, các rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh lý khác…
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở nữ giới, chúng xuất hiện do tình trạng bong tróc niêm mạc tử cung dưới sự tác động của hai hormone stradiol và progesterone, dẫn đến việc máu kinh chảy ra bên ngoài âm đạo.
Vậy liệu có kinh nguyệt có xét nghiệm máu được không?
Thực tế việc có kinh sẽ không ảnh hưởng đến hầu hết các xét nghiệm máu thông thường như: xét nghiệm công thức máu, kiểm tra chỉ số đường huyết, ure huyết, men gan và các xét nghiệm khác.
Tuy nhiên, cơ thể sẽ có những thay đổi về nội tiết vào những ngày “đèn đỏ” do đó với những xét nghiệm định kỳ hoặc cần đánh giá về hormone, bạn nên chờ đến khi kỳ kinh kết thúc rồi mới thực hiện.
Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tình trạng của bản thân, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện cụ thể để xem xét lấy mẫu và đánh giá, đưa ra kết luận đúng đắn nhất.
☛ Tìm hiểu thêm: Có kinh nguyệt có phẫu thuật được không?
Ảnh hưởng của kinh nguyệt với kết quả xét nghiệm máu
Trong thời kỳ kinh nguyệt, một số chỉ số trong máu có thể thay đổi. Ví dụ như:
Chỉ số sắt trong máu giảm
Lượng máu kinh mất đi sẽ làm lượng sắt trong máu giảm khoảng 16mg trong mỗi chu kỳ. Đây là điều bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, các trường hợp rong kinh hoặc máu kinh ra nhiều, chị em có thể bị mất đến 36mg sắt, làm lượng sắt trong máu suy giảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả xét nghiệm.
Nồng độ lipid thay đổi
Nồng độ lipid (chất béo) trong máu cũng có sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, xét nghiệm lipid máu trong thời gian này có thể cho kết quả không chính xác.
Nếu bạn cần thực hiện kiểm tra mức lipid định kỳ thì nên đợi sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc rồi mới tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.
Lượng vitamin D giảm
Lượng vitamin D trong cơ thể nữ giới cũng thay đổi khi đến kỳ kinh nguyệt. Đây là hiện tượng sinh lý phổ biến và sẽ bình thường trở lại khi kỳ kinh kết thúc.
Đặc biệt, với những người có các triệu chứng tiền kinh nguyệt như uể oải, mệt mỏi, lo âu, căng thẳng… lượng vitamin D có thể sụt giảm nhiều hơn.
Chỉ số hsCRP
Chỉ số hsCRP (Protein phản ứng C độ nhạy cao) trong xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các vấn đề về sức khỏe liên quan đến viêm nhiễm.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, sự thay đổi hormone và tình trạng cơ thể có thể ảnh hưởng đến hsCRP, làm tăng giá trị nhẹ trong một số trường hợp. Tuy nhiên, điều này thường không có ý nghĩa lâm sàng nếu không kèm theo các triệu chứng viêm nhiễm khác.
☛ Tham khảo: Top 8 địa chỉ khám nội tiết uy tín
Một vài lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Để xét nghiệm máu cho kết quả chính xác nhất, trước khi thực hiện bạn cần lưu ý một số vấn đề như:
Nhịn ăn trong trường hợp cần thiết: Tùy thuộc vào loại xét nghiệm, bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 10 tiếng trước khi lấy mẫu. Trong thời gian này, bạn có thể uống nước lọc, nhưng tránh nước hoa quả, cà phê, nước có gas, chất kích thích, bia, rượu và các sản phẩm tương tự…
Thời gian xét nghiệm: Lên lịch xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những xét nghiệm mà cần phải nhịn ăn, vì nếu trì hoãn xét nghiệm, bạn có thể cảm thấy đói và mệt, điều này có thể ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả xét nghiệm.
Thông báo về kinh nguyệt: Hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng kinh nguyệt của bạn trước khi lấy mẫu máu. Bác sĩ có thể cung cấp lời khuyên hoặc điều chỉnh thời điểm xét nghiệm phù hợp, cũng như xem xét kết quả chuẩn xác hơn.
Ngừng dùng thuốc: Một số loại thuốc điều trị các bệnh lý tiểu đường, huyết áp, tim mạch… có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tạm thời ngừng thuốc theo hướng dẫn trước khi thực hiện xét nghiệm.
Giữ tinh thần thoải mái: Tâm trạng tiêu cực, căng thẳng có thể có tác động đáng kể đến kết quả xét nghiệm. Hãy dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi trước khi tiến hành lấy mẫu.
Kết luận
Việc có kinh nguyệt có xét nghiệm máu được không còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm cụ thể là gì. Các xét nghiệm cơ bản hầu như ít bị ảnh hưởng bởi kinh nguyệt. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được hướng dẫn cụ thể, phù hợp nhất.