Mang thai là thiên chức thiêng liêng và cao cả của người phụ nữ. Vậy nên, các kiến thức về thai kỳ luôn là chủ đề quan tâm của chị em phụ nữ, đặc biệt là các loại thuốc nội tiết tố để tăng khả năng thụ thai thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng và cách sử dụng các loại thuốc này. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Các thuốc nội tiết tố nữ tăng khả năng thụ thai
1.1. Nhóm làm tăng FSH ngoại sinh
➤ Cơ chế dược lý: cung cấp FSH ngoại sinh, tác động trực tiếp tại buồng trứng, kích thích các nang noãn phát triển. Ngoài ra, nhóm này còn chứa LH, giúp bổ sung LH ngoại sinh. LH kích thích tế bào vỏ thượng thận tiết androgen, là tiền chất để tổng hợp estrogen.
➤ Tác dụng phụ: phản ứng tại chỗ tiêm (đỏ, đau, sưng và ngứa), sốt (thường dưới 38 độ C) hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
➤ Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, người bị u buồng trứng, tử cung hoặc u vú chưa rõ nguyên nhân, xuất huyết tử cung bất thường, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
➤ Tên biệt dược: IVF-M 75IU hoặc 150IU (LG Life Sciences, Korea); Menogon 75 IU (Ferring, Germany).
1.2. Thuốc kích thích nang trứng
➤ Cơ chế dược lý: thuốc kích thích nang trứng có tác dụng làm tăng nhanh tốc độ phát triển của nang trứng, đồng thời giúp nang trứng chín và rụng theo đúng chu kỳ, từ đó làm tăng cường nội tiết tố bên trong cơ thể, kích thích trứng trưởng thành và tăng tỉ lệ mang thai.
➤ Tác dụng phụ: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau, phát ban hoặc bầm tím chỗ tiêm.
➤ Chống chỉ định: người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
➤ Tên biệt dược: Bravelle, Fertinex, Follistim và Gonal-F.
1.3. Thuốc ức chế enzyme Aromatase (Aromatase Inhibitor – AI)
➤ Cơ chế dược lý: enzyme Aromatase là enzyme giúp chuyển đổi androgen thành estrogen. Nhóm AI sẽ ức chế hoạt động của enzyme này, khiến cho androgen không được tế bào hạt chuyển đổi thành estrogen. Nồng độ estrogen trong cơ thể thấp sẽ kích thích vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, GnRH kích thích tuyến yên tăng tiết FSH.
➤ Tác dụng phụ: thuốc được dung nạp khá tốt, ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng nếu như gặp phải một số tác dụng phụ hiếm gặp như nhức đầu, căng ngực, cơn bốc hỏa, buồn nôn và nôn. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu như có triệu chứng bất thường khi đang sử dụng thuốc.
➤ Chống chỉ định: dị ứng với thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
➤ Tên biệt dược: Femara 2,5 mg (chứa Letrozole, Novartis, Switzerland) hay Arimidex 1mg (chứa Anastrozole, AstraZeneca, USA).
1.4. Metformin
➤ Cơ chế dược lý: Metformin là thuốc đầu tay trong điều trị đái tháo đường typ 2. Ngoài tác dụng kiểm soát nồng độ đường máu, các nghiên cứu cho thấy metformin còn giúp làm giảm nồng độ androgen và kích thích trứng rụng đúng chu kỳ.
➤ Tác dụng phụ: chán ăn, đầy bụng, ợ chua, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, giảm hấp thu vitamin B12,…
➤ Chống chỉ định: không dùng Metformin ở người suy giảm chức năng gan, bệnh nhân suy thận, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú.
➤ Tên biệt dược: viên nén giải phóng biến đổi Glucophage XR 500 mg, 750 mg, 1000 mg. Viên nén Glucophage 500 mg, 850 mg, 1000 mg.
1.5. Clomiphene (Clomid)
➤ Cơ chế dược lý: Clomiphene có tính chất kháng estrogen, gắn kết cạnh tranh với thụ thể của estrogen tại tuyến yên, nội mạc tử cung, có thể ở vùng dưới đồi và buồng trứng. Sự gắn kết của Clomiphene với thụ thể estrogen tại vùng dưới đồi và tuyến yên khiến cho estrogen do các nang noãn tiết ra không thể có tác dụng feedback âm tính lên vùng dưới đồi và tuyến yên. Không có feedback âm tính, vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ tiếp tục tăng tiết FSH để kích thích các nang noãn của buồng trứng phát triển.
➤ Tác dụng phụ: làm mỏng nội mạc tử cung, căng ngực, rối loạn tiêu hóa, cơn bốc hỏa, nhức đầu, chóng mặt.
➤ Chống chỉ định: bệnh nhân viêm gan, bệnh nhân bị xuất huyết tử cung bất thường và phụ nữ có thai.
➤ Tên biệt dược: Serophene 50mg (Merck Serono, Switzerland); Clomid 50 mg (Sanofi-Aventis, USA).
☛ Có thể bạn quan tâm: 40 tuổi có nên mang thai nữa không?
2. Tăng khả năng thụ thai bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh
2.1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Ăn uống lành mạnh góp phần quan trọng trong việc điều hòa và tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Bổ sung lượng protein cần thiết không những cung cấp axit amin mà còn giúp các tuyến nội tiết trong cơ thể tạo ra hormon peptid. Hormon này giúp kiểm soát quá trình sinh lý của cơ thể như tăng trưởng, sinh sản và chuyển hóa năng lượng.
Ngoài protein thì chị em cũng nên bổ sung estrogen tự nhiên thông qua chế độ ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C, omega 3, 6, 9,…. từ các loại ngũ cốc, hạt, rau củ (súp lơ, khoai lang, khoai tây,…), các loại cá (cá hồi, cá trích, cá mòi,..). Nhóm thực phẩm này vừa giúp bổ sung nội tiết tố, vừa làm chậm quá trình lão hóa. Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh,… giúp cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động của hệ nội tiết.
☛ Xem đầy đủ: Rối loạn nội tiết tố nên ăn gì?
2.2. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng và ảnh hưởng cực kì lớn đến khả năng rụng trứng và cân bằng nội tiết tố. Không ngủ đủ giấc, thức khuya có thể dẫn tới các hệ lụy khác như căng thẳng, lo âu, stress, giảm ham muốn tình dục, do đó làm quá trình thụ thai diễn ra khó khăn hơn.
Theo chuyên gia, để có một giấc ngủ ngon mọi người nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và không nên dùng đồ uống kích thích hệ thần kinh như cafe, chè xanh,…. Ngoài ra thì việc giữ không gian yên tĩnh, phòng ngủ thoáng mát và chăn ga gối đệm phù hợp cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
2.3. Vận động thể lực thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe vì nó không những duy trì vóc dáng đẹp, làm cơ thể săn chắc, linh hoạt mà còn điều hòa hoạt động của hormon cực kì tốt. Hoạt động thể chất giúp máu lưu thông tới các cơ quan tốt hơn, đào thải nhiều chất độc trong cơ thể, giúp làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể hormon và thúc đẩy quá trình giải phóng hormon sinh dục như estrogen hay progesteron. Các chị em có thể lựa chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với bản thân như đi bộ, yoga, aerobic,….
☛ Gợi ý: Các động tác thể dục giúp điều hòa nội tiết
2.4. Hạn chế căng thẳng và stress
Căng thẳng, stress kéo dài khiến cho nồng độ cortisol trong cơ thể tăng cao. Đây là loại hormon ảnh hưởng tiêu cực tới hormon nội tiết, giảm nồng độ hormon sinh dục và giảm ham muốn tình dục dẫn tới khó thụ thai.
Như đã nói ở trên căng thẳng cũng dẫn đến nhiều vấn đề kéo theo như chán ăn, mất ngủ,… điều này càng làm cho tình trạng mất cân bằng nội tiết trở nên trầm trọng hơn. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân bằng cách xem phim hay nghe nhạc, trò chuyện với mọi người cũng là cách giúp bạn giảm stress hiệu quả.
2.5. Giải độc cho cơ thể
Giải độc giúp cho cơ thể khỏe mạnh, phương pháp này giúp loại những độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Đây cũng là cách loại bỏ các testosterone và estrogen dư thừa ra bên ngoài. Gan là cơ quan quan trọng có chức năng giúp loại bỏ 2 yếu tố dư thừa đó, nhưng theo thời gian thì chức năng gan bắt đầu suy giảm dần do làm việc quá tải. Vì thế, bạn nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp bổ gan, giải độc gan cũng như thực hiện một chế độ ăn uống và làm việc hợp lý để gan được thải độc hiệu quả, từ đó mà cơ thể cũng hoạt động tốt hơn.
2.6. Massage kích thích sản xuất nội tiết tố
Theo chuyên gia, massage vùng bụng kích thích nội tiết tố trong cơ thể được sản sinh. Bạn có thể thực hiện các động tác một cách đơn giản bằng cách dùng tay massage tròn đều nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới, mỗi ngày khoảng 10 – 15 phút. Bạn cũng nên massage các ngón chân với trái bóng tròn. Do các ngón chân có liên quan mật thiết với tuyến yên phát tín hiệu đến các tuyến nội tiết, từ đó tham gia điều hòa nội tiết trong cơ thể.
3. Viên uống Oeneva – giải pháp tăng cường nội tiết tố nữ từ thiên nhiên
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ sung nội tiết tố, chị em cũng nên ưu tiên lựa chọn viên uống bổ sung nội tiết tố từ thiên nhiên. Trong đó, viên uống Oeneva từ dầu hoa anh thảo là giải pháp của rất nhiều chị em nhờ tính hiệu quả, an toàn và tiện lợi.
Viên uống Oeneva là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được sản xuất tại Việt Nam có sự góp mặt của thành phần chính là dầu hoa anh thảo Oenothera organic 100% chuẩn hóa châu Âu. Ngoài ra, viên uống Oeneva còn có chứa các thành phần khác như dầu hạt lanh, vitamin E và Acid Alpha Lipoic (ALA), giúp bổ sung dưỡng chất, điều hòa nội tiết và làm đẹp da vô cùng hiệu quả. Cụ thể:
- Dầu hoa anh thảo Oenothera biennis: Là thành phần được bào chế bằng công nghệ sinh học hàng đầu thế giới, đem lại tác dụng cân bằng nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm cân, cải thiện các vấn đề về da như mụn trứng cá, nếp nhăn, thâm nám…
- Dầu hạt lanh: Có tác dụng làm giảm Cholesterol máu, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và cải thiện tình trạng béo phì, thừa cân ở chị em phụ nữ. Không chỉ vậy, dầu hạt lanh còn giúp tăng cường sức khỏe làn da, duy trì độ ẩm cho da, dưỡng da căng mịn…
- Vitamin E: Là thành phần quen thuộc trong các viên uống dưỡng da, giúp chống viêm, chống oxy hóa, cung cấp độ ẩm, giúp da căng sáng, mịn màng hơn. Đồng thời chúng còn có khả năng hoạt động tương tự hormone Progesterone, làm giảm các tác động xấu khi cơ thể bị dư thừa Androgen (Estrogen và Testosterone).
- Alpha lipoic acid: Là hoạt chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh, làm trẻ hóa tế bào, giúp chị em kéo dài nét đẹp tuổi xuân.
Sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn – chất lượng nghiêm ngặt nên chị em có thể yên tâm tìm mua và sử dụng.
Oeneva đã giúp rất nhiều chị em rối loạn nội tiết tố lấy lại sự tự tin, vẻ đẹp và sức khỏe chỉ sau 2 – 3 tháng sử dụng. Bạn nên duy trì sử dụng từ 2 – 3 tháng để thu được hiệu quả như mong muốn.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/323536#what-to-expec
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/female-infertility/diagnosis-treatment/drc-20354313
- https://www.healthline.com/health/pregnancy/fertility-drugs-men-women#takeaway
- https://www.webmd.com/infertility-and-reproduction/guide/fertility-drugs