Mụn trứng cá ở mũi có thể chia thành nhiều loại như mụn đầu trắng, mụn nhọt, mụn thịt và mụn đầu đen. Với từng loại mụn và mức độ nặng, các cách trị mụn trứng cá ở mũi cũng khác nhau. Hãy cùng Oeneva tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. Cách trị mụn trứng cá ở mũi
1.1. Thuốc trị mụn
A- Kem bôi/ thuốc trị mụn không viêm
Mụn không viêm gồm mụn nhỏ, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Hầu hết các loại mụn này có thể điều trị dễ dàng bằng các biện pháp không kê đơn (OTC) như serum, toner, kem và các thuốc trị mụn tại chỗ. Các sản phẩm này giúp kìm hãm các loại vi khuẩn, loại bỏ dầu thừa và các tế bào da khô gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Một số thành phần trị mụn thường gặp trong các thuốc OTC gồm:
- Benzoyl peroxid: Benzoyl peroxid thường được sử dụng cho mụn viêm hơn. Tuy nhiên, với mụn đầu đen và mụn đầu trắng, mặc dù không phải lựa chọn tối ưu, benzoyl peroxid vẫn có thể giúp xử lý dầu và các tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn.
- Acid salicylic: Salicylic acid là một trong những loại chất tẩy tế bào chết Beta hydroxy acid (BHA) phổ biến nhất, hoạt động theo cơ chế loại bỏ các tế bào da chết dư thừa xung quanh nang lông, phá vỡ cấu trúc và ngăn ngừa mụn. Đây cũng là thành phần có hiệu quả nhất đối với các loại mụn không viêm.
- Alpha hydroxy acid (AHA): AHA cũng là một loại chất tẩy tế bào chết. Trong đó, các hoạt chất tiêu biểu là Glycolic acid và Retinoids. AHA trị mụn không viêm bằng cách mở các lỗ chân lông bị tắc, làm thông thoáng lỗ chân lông, đồng thời hạn chế sự xuất hiện của các đốm đồi mồi.
Đọc thêm: Bôi thuốc trị mụn bị rát da mặt có sao không?
B – Thuốc trị mụn viêm
Mụn viêm là tình trạng mụn khá nặng, thường biểu hiện dưới dạng u nang hay nốt sần. Khi bị mụn viêm trên mũi, bạn có thể thấy được những vết sưng tấy quanh khu vực này.
Với những loại mụn viêm thể nhẹ, không thường xuyên, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà (chườm đá, chườm ấm giảm sưng đau tức thời) và các sản phẩm OTC. Benzoyl peroxid đặc biệt hiệu quả với mụn viêm, nhất là các nốt mụn mủ, sẩn và mụn nang. Các miếng dán mụn chứa Benzoyl peroxid giúp giảm viêm nhiễm, đồng thời giảm những vết sưng đỏ do mụn.
Với mụn trứng cá nặng, tái đi tái lại nhiều lần, bạn cần sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Các loại thuốc kê đơn cho mụn viêm thường là kháng sinh, các thuốc kháng Androgen và Isotretinoin.
Kháng sinh
Khi bị mụn viêm, có thể bạn sẽ cần tới kháng sinh để giảm lượng vi khuẩn. Các kháng sinh đường uống có thể sử dụng để điều trị mụn trứng cá gồm các Tetracyclin (Doxycyclin, Minocyclin) và các Macrolid (Azithromycin, Erythromycin). Với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi, không sử dụng Tetracyclin do các tác dụng phụ không hồi phục của chúng trên bào thai và trẻ em.
Để ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh, bạn cần tuân thủ đúng thời gian và liều lượng thuốc trong đơn của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều hay kéo dài/ rút ngắn thời gian dùng thuốc. Bác sĩ cũng có thể kê thêm cho bạn một số thuốc trị mụn kết hợp, như Isotretinoin hay Benzoyl peroxid nhằm tăng hiệu quả.
Thuốc kháng Androgen
Spironolacton là thuốc kháng Androgen có thể sử dụng cho phụ nữ và nữ giới ở độ tuổi vị thành niên khi các kháng sinh đường uống không còn hiệu quả. Thuốc kháng Androgen giúp ngăn chặn tác động của hormone này lên các tuyến sản xuất dầu, ngăn ngừa tình trạng tiết dầu nhờn quá mức gây bít tắc các lỗ chân lông và nổi mụn. Thuốc có một số tác dụng phụ như gây căng tức ngực và tăng tình trạng đau trong kỳ kinh nguyệt.
Isotretinoin
Isotretinoin là một Retinoids – dẫn xuất từ vitamin A, được kê đơn trong các tình trạng mụn trứng cá vừa hoặc nặng, không có đáp ứng khi sử dụng các phương pháp điều trị khác. Đây là loại thuốc tuyệt vời để điều trị mụn trứng cá, giúp thu nhỏ các lỗ chân lông, hạn chế tiết dầu nhờn và giảm đau.
Tuy nhiên, Isotretinoin cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, bao gồm bệnh viêm ruột, trầm cảm và dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Do đó, không sử dụng Isotretinoin khi bạn đang mang thai hoặc dự định có thai. Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc, bạn cần gặp bác sĩ thường xuyên để theo dõi các tác dụng phụ.
1.2. Các biện pháp trị liệu khác
Tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm hoặc đơn độc các liệu pháp trị mụn sau:
Liệu pháp Laser
Đây là một liệu pháp trị mụn, chăm sóc da công nghệ cao. Bạn cần đến các cơ sở có chuyên môn, trang thiết bị đầy đủ để xác định phương pháp, nguồn ánh sáng và liều lượng thích hợp với bản thân.
Bạn sẽ cần thực hiện liệu trình 2 – 3 lần trong vòng vài tuần hoặc vài tháng. Liệu pháp này giúp phá hủy tận gốc nhân mụn và phục hồi làn da một cách hoàn hảo nhất, không đau, không để lại sẹo. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như khô, rát da trong 1 – 2 ngày đầu thực hiện.
Peel da hóa học
Peel (lột da) hóa học là chuỗi quá trình sử dụng các dung dịch hóa học (salicylic acid, glycolic acid hay retinoic acid) bôi lên mặt trong một thời gian ngắn. Chuỗi quá trình này có thể gồm nhiều lần lột trong vài tuần.
Sau thời gian điều trị, mụn và các lớp tế bào chết, tế bào da bị tổn thương sẽ được làm sạch hoàn toàn. Đồng thời, Peel da cũng giúp làm giảm kích thước lỗ chân lông, giảm sản xuất bã nhờn, giảm khả năng tái phát mụn và trả lại cho bạn làn da sáng đẹp mịn màng.
Tiêm steroid
Các nốt mụn nang, mụn viêm đỏ hay sưng tấy đều có thể được loại bỏ bằng cách tiêm thuốc Steroid vào chúng. Đây là liệu pháp giúp cải thiện tình trạng mụn và giảm sưng, đau nhanh chóng. Mặc dù vậy, bạn không nên lạm dụng bởi bên cạnh hiệu quả, Steroid cũng có nhiều tác dụng phụ như làm mỏng da và đổi màu vùng da điều trị.
2. Các phương pháp ngăn ngừa mụn mọc lại
Sau khi hết mụn, nếu vẫn duy trì các yếu tố nguy cơ như trước thì mụn rất dễ mọc lại với tình trạng dày và nghiêm trọng hơn. Vậy nên, khi đã điều trị mụn xong, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để ngăn mụn mọc lại trên mũi.
2.1. Rửa mặt thường xuyên
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, việc chà nhẹ lên mũi bằng sữa rửa mặt hai lần mỗi ngày có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mụn ở mũi. Đặc biệt, nếu bạn có thói quen trang điểm hàng ngày, hãy luôn tẩy trang và rửa mặt thật sạch trước khi đi ngủ. Chú ý, sau khi chà nhẹ, bạn cần rửa lại thật sạch bằng nước. Khi chọn sữa rửa mặt, bạn nên chọn loại dịu nhẹ, lành tính, tốt nhất có chứa thêm các thành phần trị mụn như acid salicylic hay benzoyl peroxid.
☛ Có thể bạn quan tâm: Rửa mặt bằng nước ấm – tuyệt chiêu chăm sóc da mụn
2.2. Sử dụng kem dưỡng, mỹ phẩm không gây mụn
Một số loại kem dưỡng, mỹ phẩm có thể thêm thành phần dầu để tăng hiệu quả dưỡng ẩm. Tuy nhiên, lượng dầu trong các sản phẩm đó có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mụn trứng cá quay trở lại. Do đó, khi lựa chọn mỹ phẩm hay kem dưỡng, kem chống nắng, bạn cần ưu tiên loại “oil free” hoặc loại ghi nhãn dành cho da mụn.
2.3. Không chạm tay lên mũi
Thói quen chạm tay lên mũi có thể khiến bụi bẩn, vi khuẩn, dầu nhờn hay các tế bào da chết từ tay của bạn truyền lên mặt, tạo điều kiện cho mụn trứng cá xuất hiện. Nếu không muốn những nốt mụn xuất hiện lại, bạn cần ngưng ngay việc cho tay lên mũi hay bất kỳ đâu trên khuôn mặt.
Đọc thêm: Mách bạn cách chăm sóc da mụn lỗ chân lông to
2.4. Viên uống cân bằng nội tiết
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân hàng đầu gây mụn. Do đó, để ngăn ngừa mụn tái phát, bạn cần điều hòa lại cân bằng hormone trong cơ thể. Các viên uống cân bằng nội tiết là giải pháp hữu hiệu giúp bạn thực hiện điều đó.
Hiện nay, nhiều loại viên uống nội tiết được làm từ các thành phần như dầu hoa anh thảo, sâm tố nữ, nhân sâm, nhau thai cừu… Oeneva là một trong những dòng sản phẩm cân bằng nội tiết chất lượng hàng đầu của Dược phẩm Tuệ Linh, với nguyên liệu dầu hoa anh thao chuẩn hóa từ châu Âu.
- https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/nose-acne
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/diagnosis-treatment/drc-20368048
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2923944/