Cafe là đồ uống được nhiều người yêu thích. Không ít chị em có thói quen uống cafe mỗi ngày để duy trì sự tỉnh táo. Vậy vào những “ngày ấy” thì sao? Đau bụng kinh có nên uống cafe không? Hãy cùng Oeneva.com tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Đau bụng kinh có nên uống cafe không?
Đau bụng kinh là tình trạng xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng dưới do tình trạng co thắt tử cung mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Cafe là đồ uống có tính kích thích nhẹ, chúng có thể giúp đầu óc tỉnh táo và tinh thần phấn chấn hơn. Tuy nhiên, câu trả lời cho việc “đau bụng kinh có nên uống cafe không?” sẽ là KHÔNG.
Uống cafe trong những ngày kinh nguyệt đang diễn ra có thể khiến nội tiết bị ảnh hưởng, làm máu kinh tiết ra nhiều hơn bình thường. Đồng thời hệ thần kinh cũng bị kích thích, thúc đẩy tử cung co bóp nhiều hơn để đẩy máu kinh ra ngoài, làm tình trạng đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.
Uống cafe cũng gây ra những ảnh hưởng khác tới chu kỳ kinh nguyệt, ví dụ như:
Gây chậm kinh: Chất caffeine không chỉ làm ảnh hưởng đến nội tiết mà còn có thể khiến lượng máu trong tử cung suy giảm, đồng thời trì hoãn quá trình rụng trứng, dẫn đến kinh nguyệt tới trễ hơn bình thường.
Làm tăng triệu chứng tiền kinh nguyệt: Caffeine có thể tác động đến việc hấp thụ vitamin B và chuyển hóa carbohydrate, khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau lưng, chuột rút, đau ngực… trở nên nghiêm trọng hơn.
Khiến kinh nguyệt kéo dài hơn: Việc sử dụng quá nhiều cafe trong ngày “đèn đỏ” có thể khiến những “ngày ấy” bị kéo dài. Caffeine sẽ khiến hệ thần kinh và tim mạch hoạt động nhiều hơn, tăng lưu lượng máu đến tử cung, dẫn đến kỳ nguyệt san dài hơn bình thường.
Ngoài ra, uống nhiều cafe còn khiến chị em gặp phải các vấn đề về huyết áp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa và làm xuất hiện cảm giác lo lắng, bồn chồn, khó ngủ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm…
Như vậy, để đảm bảo sức khỏe và tránh những cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn, chị em nên hạn chế uống cafe trong kỳ kinh nguyệt.
☛ Xem thêm: Các mức độ đau bụng kinh
2. Những loại nước cần tránh khi bị đau bụng kinh
Ngoài cafe, một số loại nước khác cũng có thể khiến những ngày “rụng dâu” trở nên khó chịu hơn. Theo đó, khi bị đau bụng kinh chị em cũng nên tránh sử dụng các loại nước như:
2.1. Đồ uống chứa cồn
Các loại đồ uống chứa cồn như bia, rượu… có thể tác động đến hệ thần kinh và kích thích hoạt động của cơ trơn tử cung, khiến tử cung co thắt mạnh hơn, làm những cơn đau bụng kinh thêm trầm trọng.
Mặt khác, các loại đồ uống có cồn cũng gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, làm nồng độ estrogen và testosterone tăng lên, làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và gây rối loạn kinh nguyệt. Điều này có thể tác động không tốt đến chức năng sinh sản.
2.2. Nước ngọt có gas
Các loại nước ngọt có gas thường chứa nhiều đường và cafein. Nếu thường xuyên sử dụng có thể gây mất cân bằng nội tiết, dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, vào những ngày kinh nguyệt, chức năng của hệ tiêu hóa cũng kém hơn. Uống nước ngọt có gas vào thời gian này sẽ khiến chị em dễ bị đầy bụng, khó tiêu, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, dễ bị mệt mỏi.
2.3. Nước đá lạnh
Uống một ly nước đá lạnh trong những ngày hè oi bức sẽ đem lại cảm giác sảng khoái tuyệt vời, giúp xua tan nhanh cơn nóng. Tuy nhiên, thực tế chúng không tốt cho sức khỏe và hoàn toàn không được khuyến khích trong những ngày “đèn đỏ” của chị em.
Nước đá lạnh có thể làm tuần hoàn máu trong cơ thể bị giảm đột ngột, khiến máu không được lưu thông tốt, gây tình trạng tắc kinh, bế kinh. Lúc này tử cung cũng co thắt mạnh hơn, làm tăng cảm giác đau bụng kinh.
2.4. Nước trà đặc
Nước trà đặc có hàm lượng caffeine cao, có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương hoạt động mạnh hơn, làm tử cung co thắt nhiều và mạnh, khiến tình trạng đau bụng kinh thêm tồi tệ.
Ngoài ra, trong kỳ kinh chị em thường mất đi một lượng sắt nhất định trong máu kinh, trong khi đó thành phần tanin trong trà có thể cản trở sự hấp thụ sắt ở đường ruột, làm tăng nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mặt khác, uống nước trà đặc cũng có thể khiến chất lượng giấc ngủ của chị em bị ảnh hưởng, gây uể oải, mệt mỏi…
3. Đau bụng kinh nên uống gì?
Để giảm bớt những cơn đau bụng kinh và cảm giác khó chịu trong những ngày “đèn đỏ” chị em có thể sử dụng nước lọc ấm, nước dừa hoặc kết hợp thêm các trà thảo mộc.
3.1. Nước lọc ấm
Nước ấm có thể giúp cân bằng nhiệt độ ở vùng bụng, làm giãn các cơ tại tử cung, hạn chế tình trạng co thắt quá mức, từ đó làm dịu những cơn đau bụng kinh.
Uống nước ấm cũng giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, tăng cường tuần hoàn máu tới tử cung, làm giảm tình trạng tắc kinh, đau bụng kinh.
Nhiệt độ ấm của nước cũng giúp chị em cảm thấy thư giãn hơn, đồng thời thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu… trong kỳ kinh nguyệt.
3.2. Nước dừa
Nước dừa không chỉ là đồ uống giải khát được nhiều người yêu thích mà còn là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào.
Trong nước dừa có chứa nhiều vitamin B, C và các khoáng chất như magie, kali, canxi cùng các chất chống oxy hóa, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Uống nước dừa cũng giúp bổ sung các chất điện giải, ngăn ngừa mất nước, khắc phục tình trạng mệt mỏi trong kỳ kinh nguyệt.
Dù vậy, ta cũng không nên uống quá nhiều nước dừa bởi chúng có thể gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng hoặc tiểu đêm nhiều lần, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ…
☛ Xem chi tiết: Uống nước dừa trong kỳ kinh có tốt không?
3.3. Trà gừng
Theo một số nghiên cứu được thực hiện, gừng có tác dụng giảm đau bụng kinh khá hữu hiệu.
Trong gừng có chứa các hoạt chất có khả năng chống viêm như gingerol và shogaol. Chúng có thể góp phần làm giảm viêm nhiễm và ngăn chặn hoạt động của các tác nhân gây co thắt tử cung, qua đó hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Việc sử dụng trà gừng trong những “ngày dâu” cũng giúp giữ ấm cho cơ thể và vùng bụng, làm chị em cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt mệt mỏi. Đồng thời góp phần giảm tình trạng chuột rút, buồn nôn… thường gặp trong kỳ kinh ở một số người.
3.5. Trà hoa cúc
Uống trà hoa cúc có thể được xem như một liệu pháp tự nhiên giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả.
Theo đó, trong hoa cúc có chứa các hoạt chất chống viêm như flavonoid và chamazulene, có khả năng hỗ trợ làm giảm viêm đau, đồng thời góp phần làm giảm tình trạng co bóp cơ tử cung quá mức, hỗ trợ giảm đau bụng kinh.
Mặt khác, hương thơm nhẹ nhàng của trà hoa cúc cũng sẽ giúp làm dịu tâm trạng, đem lại cho chị em cảm giác thư thái hơn, giảm bớt căng thẳng, khó chịu trong những “ngày ấy”.
3.4. Sữa đậu nành
Trong đậu nành có chứa thành phần isoflavon – một loại phytoestrogen tự nhiên, có khả năng bổ sung estrogen cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng sữa đậu nành với một lượng vừa phải sẽ giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết, cải thiện các vấn đề do thiếu hụt estrogen gây ra như lo âu, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt…
Ngoài ra, sữa đậu nành cũng là nguồn cung cấp sắt dồi dào, giúp tăng khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, bù đắp phần nào lượng sắt mất đi trong mỗi kỳ kinh nguyệt, hạn chế tình trạng thiếu máu.
Sữa đậu nành cũng chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin B, E, canxi, magie, natri rất tốt cho sức khỏe của chị em.
Lời kết:
Trên đây Oeneva.com đã giải đáp thắc mắc “đau bụng kinh có nên uống cafe không?”. Để đảm bảo sức khỏe, ngoài việc hạn chế sử dụng cafe và các loại đồ uống không tốt cho những “ngày ấy”, chị em cũng nên chú ý kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.
Đọc tiếp bài viết: Chị em tới tháng nên ăn gì? Gợi ý 25 món ăn bổ dưỡng tốt cho ngày đèn đỏ