Trong kỳ đèn đỏ, nhiều chị em gặp phải triệu chứng đau tức bụng dưới rất khó chịu. Nếu chị em mong muốn được nằm nghỉ ngơi để tìm cảm giác dễ chịu, thoải mái thì hãy tìm hiểu đau bụng kinh nằm nghiêng bên nào trong bài viết sau đây của Oeneva nhé!
Nội dung bài viết
1. Tư thế nằm làm giảm đau bụng kinh
Đau bụng dưới âm ỉ cả ngày kèm nhiều triệu chứng khác như đau lưng, đau đầu, buồn nôn, căng tức ngực là điều khiến chị em vô cùng khó chịu mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt vì không thể nằm ngủ ngon. Dưới đây là một vài tư thế nằm giúp làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả Oeneva muốn chia sẻ với các bạn.
1.1. Tư thế nằm nghiêng và co người
Co bóp tử cung để tống máu ra ngoài qua đường âm đạo là một trong số những nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng kinh [1]. Vì thế, nằm nghiêng sang một bên và co hai chân lại là tư thế giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Khi nằm ở tư thế này, các cơ vùng bụng sẽ ít bị căng tức, mang đến tác dụng giảm đau. Đồng thời, đây cũng là tư thế giúp chị em có thể ngủ ngon và sâu hơn khi đến kỳ kinh nguyệt mà không bị đánh thức giữa chừng vì đau bụng.
Gợi ý tư thế nằm:
- Chị em nằm nghiêng sang một bên, hơi co hai đầu gối lại hoặc chân dưới duỗi thẳng, chân trên co gối.
- Tay trên vắt lên hông, bàn tay ôm nhẹ lấy phần bụng.
- Bạn có thể sử dụng thêm một chiếc gối đặt lên vùng bụng hoặc túi sưởi để tăng tác dụng giữ ấm và hiệu quả giảm đau.
Đau bụng kinh có thể nằm nghiêng trái hay phải đều được. Bạn có thể nằm nghiêng bên trái hoặc phải tùy theo sở thích cá nhân và các yếu tố khác. Nằm nghiêng bên trái có lợi hơn cho những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc phụ nữ mang thai, nằm nghiêng bên phải hữu ích cho những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ hoặc có vấn đề về hệ bạch huyết/ tuần hoàn.
1.2. Tư thế nằm ngửa
Mức độ đau bụng kinh nhiều hay đau ít sẽ phụ thuộc độ co thắt và thời gian các cơn co kéo tử cung. Để giảm những cơn đau và áp lực lên tử cung, bạn có thể thử nằm ở tư thế ngửa.
Gợi ý tư thế nằm:
- Nằm ngửa, kê một chiếc gối mềm có độ cao vừa đủ ở vùng cổ.
- Đặt thêm một chiếc chăn hoặc gối mềm ở thắt lưng và một chiếc gối hoặc túi sưởi trên bụng để làm ấm.
- Bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng để làm giãn cơ, giảm co bóp tử cung.
1.3. Tư thế em bé
Thực tế, đây là một tư thế phổ biến trong yoga nhưng mang đến hiệu quả thư giãn cơ thể, giảm đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt. Chị em hoàn toàn có thể thường xuyên áp dụng tư thế này, đặc biệt nếu đau bụng kinh ở mức độ vừa và nặng.
Nằm ở tư thế em bé trong vòng ít phút sẽ mang đến nhiều lợi ích như giảm căng thẳng ở lưng, tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa, xoa bóp nội tạng… [2]
Gợi ý tư thế:
- Ngồi lên hai gót chân, tách đầu gối ra xa khoảng vừa đủ thoải mái.
- Từ từ hạ thấp người về phía trước sao cho đầu gối chạm ngực, hướng trán xuống đất.
- Mở rộng cánh tay, nhẹ nhàng đặt bàn tay lên mặt đất và hướng thẳng về phía trước.
- Hít sâu thở đều nhẹ nhàng.
2. Đau bụng kinh không nên nằm tư thế nào?
Nếu như một số tư thế nằm có thể giúp chị em giảm cơn đau bụng thì tư thế nằm sấp có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều.
Khi nằm sấp, các cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ bị đè nén, gây áp lực đến các dây chằng ở ngực và áp lực lên tử cung khiến tình trạng đau bụng gia tăng.
Không chỉ vậy, thường xuyên nằm sấp còn gây ảnh hưởng đến cột sống, tư thế đi đứng, sự phát triển của ngực ở trẻ ở giai đoạn dậy thì.
3. Gợi ý một số biện pháp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Bên cạnh các tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, chị em có thể tham khảo một số cách giảm đau dưới đây để kỳ kinh nguyệt không gây ảnh hưởng quá nhiều đến công việc và sinh hoạt thường ngày.
3.1. Uống nước ấm
Uống nước ấm là cách làm đơn giản làm giảm bớt một số cơn đau trong ngày đèn đỏ. Uống một cốc nước ấm mỗi 2 – 3 tiếng còn giúp bạn cải thiện lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số loại trà ấm như trà hoa cúc, trà gừng, trà thảo mộc…
3.2. Chườm ấm bụng dưới
Chườm ấm là phương pháp giảm đau hữu hiệu được nhiều chị em lựa chọn. Bạn chỉ cần sử dụng túi chườm, chai nước ấm, khăn ấm đặt lên vùng bụng dưới sẽ thấy giảm đáng kể những cơn co thắt tử cung, cải thiện lưu thông máu và giảm các cơn đau khó chịu. Hãy cùng nước có nhiệt độ vừa đủ trong khoảng 60 – 70 độ để không làm bỏng da nhé.
Hỏi đáp: Đến ngày ấy gội đầu có sao không?
3.3. Sử dụng gừng tươi
Một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 168 phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát tại Đại học Khoa học Y khoa Babol đã cho thấy việc dùng gừng trong giảm đau bụng kinh có tác dụng tương tự như dùng thuốc giảm đau [3]. Do đó, chị em đến kỳ kinh nguyệt có thể pha nước gừng với mật ong và uống nóng hoặc ngậm trực tiếp một miếng gừng tươi để cải thiện những cơn đau khó chịu.
3.4. Massage bụng dưới
Bên cạnh chườm ấm, massage bụng cũng là phương pháp mang đến hiệu quả giảm đau bụng. Bạn hãy cho một lượng tinh dầu vừa đủ lên vùng bụng dưới, massage nhẹ nhàng quanh rốn 3 – 5 phút và bụng dưới 5 phút để làm dịu các cơn đau.
3.5. Ăn trứng tráng ngải cứu
Có nhiều món ăn hấp dẫn dành cho chị em trong những ngày đèn đỏ và trứng tráng ngải cứu là một trong số đó.
Theo nhiều tài liệu Đông y, ngải cứu là loại cây có mùi thơm, tính ấm, vị đắng, mang đến tác dụng điều hòa khí huyết và kinh nguyệt. Bạn có thể chế biến nhiều món với ngải cứu, tuy nhiên, trứng tráng ngải cứu là món ăn đơn giản, dễ thực hiện được nhiều chị em lựa chọn.
Cách thực hiện đơn giản như sau: Rửa sạch lá ngải cứu, thái nhỏ. Trộn cùng 2 – 3 quả trứng gà hoặc trứng vịt và nêm gia vị vừa ăn. Rán trên chảo cho đến khi chín vàng hai mặt. Ăn trực tiếp hoặc ăn cùng cơm nóng.
3.6. Dùng thuốc giảm đau bụng kinh
Nếu bạn đã thử nhiều biện pháp mà vẫn bị những cơn đau bụng, đau lưng khó chịu hành hạ thì có thể xin tư vấn của chuyên gia y tế về việc dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này có paracetamol, ibuprofen, diclofenac, naproxen… Tuy nhiên, với phương pháp này, bạn cần uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ và tuyệt đối không tự ý uống tại nhà.
Lời kết:
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ với chị em tư thế nằm và một số mẹo giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bên cạnh đó, bác bạn cũng cần nhớ rằng, dù đến tháng cũng không nên nằm lỳ một chỗ, vận động nhẹ nhàng rất tốt để cải thiện tâm trạng cũng như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bạn có thể đọc tiếp bài viết: Đến kỳ kinh nên tập thể dục như thế nào?
Nguồn tham khảo:
- [1] https://www.nhs.uk/conditions/period-pain/#:~:text=Period%20pain%20happens%20when%20the,as%20part%20of%20your%20period.
- [2] https://yogapractice.com/yoga/10-health-benefits-of-childs-pose/
- [3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30545531/