Mỗi lần đến ngày đèn đỏ, đa số chị em đều phải trải qua những cơn đau bụng kinh quằn quại. Đau bụng kinh xoa môi trên là phương pháp cổ truyền được nhiều chị em áp dụng để làm giảm đau bụng kinh. Vậy cách này có hiệu quả không? Cách thực hiện thế nào? Hãy cùng Oeneva.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó thường xuất hiện trước và trong suốt kinh nguyệt, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu ở vùng bụng dưới. Đau bụng kinh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của phụ nữ. (☛ Đọc thêm: Các mức độ đau bụng kinh và cách giảm thiểu)
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng kinh, cụ thể như:
Nguyên nhân nguyên phát
Tử cung co bóp
Trong chu kì kinh nguyệt, tử cung co bóp để đẩy niêm mạc tử cung ra ngoài, mạch máu bị siết lại, làm hạn chế máu và oxy đến các cơ quan. Từ đó não bộ kích thích cơ thể tiết ra prostaglandin gây co bóp tử cung.
Tâm lý
Tâm lý căng thẳng và stress cũng góp phần làm gia tăng cảm giác đau bụng kinh. Các yếu tố tâm lý như lo lắng, áp lực công việc, thức khuya, tâm lý không ổn định có thể tác động đến hệ thống thần kinh và gây ra đau bụng kinh.
Nguyên nhân thứ phát
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng khi một phần của niêm mạc tử cung bị lạc ngoài khoang bụng như vòi trứng, buồng trứng hoặc tử cung. Các lớp nội mạc vẫn phát triển theo chu kỳ kinh nguyệt và không thoát ra được sẽ gây đau bụng kinh.
U xơ tử cung
U xơ tử cung là tình trạng khi tế bào cơ tử cung phát triển quá mức, tạo thành khối u. U xơ tử cung có thể gây ra đau bụng kinh nếu nó gây áp lực hoặc tác động lên các dây thần kinh hoặc tử cung.
Polyp tử cung
Polyp tử cung là sự phát triển không bình thường của niêm mạc tử cung, tạo thành các khối nhỏ dạng túi. Khi polyp tử cung bị kích thích hoặc chịu áp lực trong quá trình kinh nguyệt, nó có thể gây ra đau bụng kinh.
Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu thường xảy ra ở tử cung, buồng trứng hoặc cổ tử cung, chúng gây ra đau bụng kinh. Viêm vùng chậu thường đi kèm với triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi và rối loạn kinh nguyệt.
Xoa môi trên có làm giảm đau bụng kinh không?
“Xoa môi trên có làm giảm đau bụng kinh không?” là câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Câu trả lời là CÓ.
Lý giải cho câu trả lời trên, phương pháp này sử dụng lực để tác động lên huyệt vị giúp điều hòa khí huyết. Theo y học cổ truyền, huyệt Nhân Trung (hay còn gọi là Thủy Câu) có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giúp tử cung co bóp và đẩy máu kinh ra ngoài, từ đó làm giảm đau bụng kinh.
Ngoài ra, huyệt này cũng thường được dùng trong các trường hợp cấp cứu người bị ngất, người bị méo miệng, ổn định tinh thần,…
Hướng dẫn xoa môi trên giảm đau bụng kinh
Cách xoa môi trên để làm giảm đau bụng kinh rất dễ dàng thực hiện nhưng bạn cần làm đúng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chị em xác định vị trí của huyệt Nhân Trung, huyệt này nằm ở phần rãnh giữa môi trên nối với sống mũi.
Bước 2: Dùng hai ngón tay trỏ ấn lên huyệt vị Nhân Trung rồi từ từ kéo hai ngón tay về phía mép.
Bước 3: Lặp lại động tác này khoảng 3-5 phút để sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Phương pháp này áp dụng cho những chị em bị đau bụng kinh do nguyên phát, đối với những trường hợp bạn đã thực hiện những cơn đau bụng không thuyên giảm thì có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý. Khi ấy, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ đưa ra những cách điều trị thích hợp.
Một số phương pháp làm giảm đau bụng kinh tại nhà
Đau bụng kinh là một triệu chứng khá phổ biến mà phụ nữ thường gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài việc sử dụng phương pháp xoa môi trên như trên, bạn có thể thử một số phương pháp làm giảm đau bụng kinh tại nhà:
- Chườm ấm: Chườm túi nước ấm hoặc sử dụng miếng dán ấm chuyên dụng sẽ giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. (☛ Đọc thêm: Bôi dầu gió làm ấm bụng có giúp giảm đau bụng kinh?)
- Uống nước ấm: Uống nước ấm có thể giúp giảm cơn co bóp và tăng cường lưu thông máu trong vùng tử cung. Bạn có thể uống nước lọc ấm hoặc các loại trà ấm như trà gừng, trà hoa cúc,…
- Massage vùng bụng dưới: Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới có thể giúp giảm đau cơn co thắt tử cung.
- Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi trong thời gian có kinh nguyệt để giúp cơ thể hồi phục, điều hòa khí huyết.
- Chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như vitamin B và vitamin E có thể giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh.
☛ Tham khảo thêm tại:
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm các biện pháp như tập thể dục nhẹ, thực hiện các bài tập thở, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “đau bụng kinh xoa môi trên có hiệu quả không?”. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý nếu thấy đau bụng dữ dội trong chu kì kinh nguyệt thì nên đến bệnh viện để kiểm tra để có những biện pháp can thiệp kịp thời.