Mất cân bằng nội tiết tố không phải là tình trạng hiếm gặp ở chị em phụ nữ, đặc biệt trong những giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi như mang thai, sinh con, tiền mãn kinh,… Vậy bạn đã hiểu đầy đủ về nguyên nhân và biểu hiện của mất cân bằng nội tiết tố nữ, cùng những ảnh hưởng của nó? Cần làm gì để nội tiết cân bằng trở lại? Hãy cùng Oeneva tìm hiểu, làm rõ nhé!
Nội dung bài viết
1. Mất cân bằng nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ là các hormone sinh dục được tiết ra từ các tuyến nội tiết trong cơ thể nữ giới (chủ yếu là estrogen và progesterone). Chúng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, chức năng sinh lý và sinh sản, đồng thời tác động đến cảm xúc và tâm trạng của các chị em,…
Nồng độ hormone sinh dục có thể được kiểm tra qua việc xét nghiệm máu, chúng không cố định mà dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Đối với cơ thể nữ giới bình thường, nồng độ của hormone estrogen sẽ vào khoảng từ 70 – 220 pmol/L, còn hormone progesteron là từ 5 – 20 ng/mL.
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố hay còn gọi là rối loạn nội tiết tố xảy ra khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone estrogen và progesterone.
Nếu estrogen bị giảm sút trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đến quá trình trao đổi chất và chức năng sinh lý ở chị em như: rối loạn kinh nguyệt, da khô – nám – sạm, suy giảm ham muốn, giảm khả năng sinh sản, tăng hoặc giảm cân bất thường, tăng huyết áp,…
Trong khi đó nếu hàm lượng estrogen trong cơ thể quá cao chị em có thể bị tăng cân, ra huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc đa kinh, khó ngủ, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm,….
Đọc thêm: Cách giảm nội tiết tố estrogen tại nhà
2. Đối tượng phụ nữ nào dễ bị mất cân bằng nội tiết?
Hầu hết chị em phụ nữ đều có khả năng bị rối loạn nội tiết, dưới đây là một số đối tượng thường gặp phải tình trạng này:
Chị em sau sinh: Để bảo vệ thai nhi, nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên nhanh chóng trong suốt thai kỳ. Sau khi sinh bé, nội tiết tố nữ này lại giảm đi rất nhanh. Tình trạng thay đổi nhanh chóng nồng độ estrogen có thể khiến các mẹ cảm thấy buồn bã, trầm cảm. Tuy nhiên, thông thường sau sinh khoảng 3 tháng lượng estrogen sẽ quay lại ngưỡng bình thường.(☛ Đọc đầy đủ: Rối loạn nội tiết tố sau sinh)
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh: Ở độ tuổi này chức năng buồng trứng dần suy giảm, khiến nồng độ estrogen được sản xuất ít dần đi, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nội tiết tố.
Đọc thêm: Phụ nữ tuổi 35 suy giảm ham muốn – làm cách nào để hâm nóng lửa yêu?
Phụ nữ sau phẫu thuật cắt buồng trứng: Buồng trứng là cơ quan sản xuất ra estrogen, do đó khi buồng trứng bị cắt đi thì hệ quả tất yếu là nội tiết tố estrogen bị suy giảm.
Chị em lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có thành phần estrogen tổng hợp nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến nội tiết tố nữ cao hơn bình thường, gây mất cân bằng hormone trong cơ thể.
Phụ nữ có thói quen ăn uống không khoa học: Việc thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ khiến hormone nội tiết tố nữ gia tăng, gây mất cân bằng. Ngoài ra nếu chị em thực hiện giảm cân bằng cách ép buộc cơ thể nhịn đói hoặc ăn uống thiếu chất cũng gây ra tình trạng rối loạn nội tiết.
Phụ nữ sống trong môi trường không đảm bảo: thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt, làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe và nội tiết tố nữ.
Chị em sử dụng mỹ phẩm độc hại: Mỹ phẩm là trợ thủ đắc lực giúp làm đẹp cho chị em. Tuy nhiên nếu sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làn da và nội tiết tố bên trong cơ thể
Chị em bị áp lực tinh thần: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài do áp lực công việc và cuộc sống có thể khiến tuyến thượng thận bị suy giảm chức năng hoạt động, kéo theo đó là tình trạng giảm tiết Estrogen, gây rối loạn nội tiết tố nữ.
Phụ nữ thường xuyên vận động thể chất quá mức, đặc biệt là các nữ vận động viên thể thao. Việc thường xuyên tập luyện với cường độ cao và có chế độ ăn uống khắt khe khiến họ có khối lượng cơ bắp dần tăng lên, kéo theo đó là lượng mỡ giảm đi. Khi lượng mỡ quá ít, cơ thể sẽ không thể tổng hợp estrogen, khiến nội tiết tố suy giảm mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rất nhiều vận động viên nữ bị vô kinh, hiếm muộn.
☛ Tham khảo thêm: Rối loạn nội tiết tố tuổi 30 gây ảnh hưởng ra sao?
3. Triệu chứng mất cân bằng nội tiết ở nữ giới
Nội tiết tố có khả năng tác động đến quá trình trao đổi chất, chức năng sinh lý và sinh sản và nhiều khía cạnh khác liên quan đến sức khỏe, sắc đẹp,… Do đó, khi nội tiết tố bị mất cân bằng, chị em sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
3.1. Rối loạn kinh nguyệt
Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị chị em bị rối loạn nội tiết tố. Nồng độ Estrogen suy giảm sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, trở nên ngắn hoặc kéo dài hơn so với bình thường.
3.2. Làn da thay đổi
Khi bị rối loạn nội tiết, chị em có thể nhận thấy sự thay đổi ngay trên chính làn da của mình. Da sẽ trở nên khô sạm, xuất hiện các vết nám, tàn nhang, mụn trứng cá,…
3.3. Suy giảm ham muốn
Một trong những vai trò của estrogen là giúp tăng ham muốn tình dục ở nữ giới. Khi lượng estrogen suy giảm, âm đạo sẽ giảm tiết dịch, khiến chị em cảm thấy đau rát khi quan hệ, thậm chí không còn hứng thú tình dục.
Đọc thêm: Tiết lộ 9 bài tập giúp phụ nữ dễ lên đỉnh khi “yêu”
3.4. Thay đổi cân nặng bất thường
Tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa một số hormone trong cơ thể sẽ dẫn tới hiện tượng gia tăng tích trữ mỡ thừa, đồng thời khiến các khối cơ bị phá vỡ, khiến chị em tăng cân nhanh chóng. Bên cạnh đó nếu hormone tuyến giáp được tạo ra quá nhiều hoặc quá ít, cân nặng của bạn sẽ bị giảm xuống một cách đột ngột.
3.5. Các biểu hiện khác
Mất cân bằng nội tiết tố nữ còn khiến chị em gặp phải tình trạng thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, đau đầu, suy giảm trí nhớ, tóc khô xơ, gãy rụng,…
Ngoài ra, khi nội tiết bên trong cơ thể bị thiếu hụt, âm đạo không tiết đủ dịch nhầy để giữ được độ ẩm cần thiết, làm mất cân bằng độ pH tự nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm âm đạo và các bệnh phụ khoa.
Đọc thêm: Khám nội tiết gồm những kiểm tra nào?
4. Làm sao để điều hòa nội tiết tố?
Rối loạn nội tiết không phải lúc nào cũng cần điều trị. Đôi khi nó chỉ là những trạng thái “lệch nhịp” tạm thời nên có thể cân bằng tự nhiên sau một thời gian. Tuy nhiên, rối loạn nội tiết gây ra những vấn đề dai dẳng, khiến bạn khó chịu thì cần chủ động tìm cách điều trị hợp lý, để tránh ảnh hưởng tới vẻ đẹp cũng như sức khỏe tổng thể về lâu, về dài.
Có rất nhiều phương pháp có thể giúp chị em phụ nữ điều hòa nội tiết tố. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:
4.1. Biện pháp tự nhiên
Rất nhiều trường hợp có thể cân bằng nội tiết nhờ các biện pháp tự nhiên như thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng khoa học hợp lý, kiểm soát cân nặng,…
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt: Lối sống sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe mà còn có những ảnh hưởng rất tích cực đến việc điều hòa nội tiết tố.
Bạn có thể bắt đầu thay đổi lối sống cho mình với những gợi ý dưới đây:
- Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để tăng cường khả năng điều tiết hormone của cơ thể, đồng thời nâng cao sức khỏe, cải thiện vóc dáng.
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
Chế độ dinh dưỡng khoa học: Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Bạn nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu omega-3 và vitamin E như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, dầu cá, quả bơ,… để giúp tăng cường nội tiết tố tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời nên ăn nhiều các loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh, rau cải xoăn,… để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp hỗ trợ hoạt động sản xuất hormone và hạn chế tình trạng rối loạn nội tiết.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn nội tiết tố nữ nên ăn gì?
Bạn cũng đừng quên uống đủ nước mỗi ngày để hormone cortisol (hormone chống stress) có thể hoạt động một cách tối ưu, từ đó giúp điều hòa nội tiết tố hiệu quả.
Song song với đó, để giúp nội tiết tố ổn định hơn, bạn cần tránh các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều muối, thức ăn nhanh, chất béo bão hòa,…
Kiểm soát cân nặng: Theo các chuyên gia, giảm 10% trọng lượng cơ thể có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ đều hơn, tăng cường khả năng mang thai. Do đó, kiểm soát và duy trì cân nặng phù hợp chính là một trong những cách giúp hạn chế tình trạng mất cân bằng nội tiết tố.
☛ Có thể bạn quan tâm: Top 6 bài tập cân bằng nội tiết tố nữ không nên bỏ qua!
4.2. Biện pháp chuyên biệt
Nếu rối loạn nội tiết gây ra các vấn đề nghiêm trọng, ví dụ mụn trứng cá dai dẳng, tăng cân không kiểm soát, mất ngủ triền miên, vô kinh kéo dài thì bạn nên chuẩn bị kế hoạch để được khám bệnh sớm nhất có thể.
Nếu đi khám, đầu tiên, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin như: các triệu chứng gặp phải và mức độ của chúng, chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng cân nặng, dịch tiết âm đạo,… Ngoài ra, để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bạn đang gặp phải, bác sĩ cũng có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, estrogen, testosterone, cortisol
- Phết tế bào cổ tử cung để tìm u nang, hoặc các khối u bất thường
- Siêu âm để quan sát những bất thường ở tử cung, buồng trứng hoặc tuyến giáp
- Một vài xét nghiệm khác: sinh thiết, X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI),…
Trong nhiều trường hợp để nội tiết tố nữ ổn định trở lại bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của các biện pháp chuyên biệt. Dưới đây là một số lựa chọn điều trị được áp dụng phổ biến:
Liệu pháp estrogen: Bác sĩ có thể chỉ định chị em sử dụng một lượng estrogen thấp cho các trường hợp gặp phải tình trạng bốc hỏa và những triệu chứng khó chịu ở thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Estrogen âm đạo: Đây là phương pháp sử dụng kem bôi, viên hoặc vòng chứa estrogen qua đường âm đạo, giúp cải thiện tình trạng khô rát khi quan hệ, đồng thời loại bỏ các nguy cơ liên quan đến việc sử dụng estrogen toàn thân.
Biện pháp tránh thai nội tiết: Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt và chưa có ý định mang thai, các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc tránh thai đường uống hoặc tiêm, miếng dán tránh thai, đặt vòng âm đạo,… có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
Thuốc kháng androgen: Androgen là hormone sinh dục nam, nhưng nó tồn tại trong cả cơ thể nam và nữ. Chị em có nồng độ androgen cao sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc, mọc lông mặt, nổi mụn,… Lúc này sử dụng thuốc kháng androgen là lựa chọn phù hợp.
Liệu pháp hormone tuyến giáp: Liệu pháp này thường được áp dụng cho người bị suy giáp nhằm bổ sung hormone tuyến giáp, tổng hợp Levothyroxine (Levothroid, Levoxyl, Synthroid, Unithroid), từ đó giúp cân bằng nồng độ hormone.
Thuốc Flibanserin (Addyi) và bremelanotide (Vyleesi): Đây là những loại thuốc duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt dùng trong điều trị tình trạng giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh, giúp tăng cường chức năng sinh lý nữ.
Rối loạn nội tiết có thể điều trị theo mong muốn của từng bệnh nhân ví dụ cải thiện làn da hay vấn đề giảm cân, cũng có trường hợp rối loạn nội tiết là biểu hiện của bệnh lý (tiêu đường, tuyến giáp) thì cần phải xây dựng một phác đồ điều trị riêng.
5. Cân bằng nội tiết, làm đẹp da với viên uống Oeneva
Viên uống Oeneva có chứa thành phần chính là dầu hoa anh thảo Oenothera, có nguồn gốc trên dãy núi An-pơ Thụy Sỹ, cùng các thành phần dưỡng chất khác như dầu hạt lanh, vitamin E, Alpha linoleic acid.
Với các nguyên liệu nhập khẩu, 100% chuẩn hóa, cùng quy trình sản xuất khép kín hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, Oeneva đã giúp hàng triệu chị em giải quyết tình trạng mất cân bằng nội tiết, đồng thời làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa một cách an toàn, hiệu quả.
Dầu hoa anh thảo Oenothera trong Oeneva là dầu organic, được bào chế bằng công nghệ sinh học chất lượng cao hàng đầu thế giới, giúp giữ lại hàm lượng hoạt chất cao nhất, có tác dụng điều hòa nội tiết tố, hỗ trợ giảm cân, cải thiện tình trạng da khô sạm, thâm nám, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, làm chậm quá trình lão hóa,… Từ đó giúp bạn duy trì, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, trắng sáng.
Dầu hạt lanh: Có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ngăn ngừa tình trạng thừa cân, béo phì. Ngoài ra dầu hạt lanh cũng có khả năng giúp tăng cường sức khỏe làn da, cung cấp độ ẩm và giúp da luôn căng mịn,…
Vitamin E: Có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, giúp da căng mịn, hồng hào. Không những vậy, Vitamin E cũng có khả năng hoạt động tương tự như hormone Progesterone, giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực khi trong cơ thể có quá nhiều androgen (estrogen và testosterone).
Alpha lipoic acid: Có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh, làm trẻ hóa các tế bào, giúp đem lại cho bạn làn da khỏe đẹp, săn chắc.
Đặc biệt, Oeneva là sản phẩm ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT tại Việt Nam có chứa dầu hoa anh thảo Oenothera được nhập khẩu chính ngạch. Sản phẩm đã được Cục an toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn – chất lượng trước khi lưu hành trên thị trường, do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Bạn có thể tìm mua Oeneva tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ vui lòng XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua Oeneva giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Như đã nói ở trên, rối loạn nội tiết tố nữ sẽ khiến sức khỏe, tinh thần của chị em bị ảnh hưởng không ít. Do đó hãy thường xuyên “lắng nghe cơ thể” và đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn ngay khi có những dấu hiệu bất thường bạn nhé! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui!