“Có kinh nguyệt có phẫu thuật được không?” là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này thì hãy xem ngay bài viết dưới đây của Oeneva nhé!
Nội dung bài viết
1. Có kinh nguyệt có phẫu thuật được không?
Phẫu thuật hay còn gọi là mổ, là phương pháp can thiệp ngoại khoa được áp dụng để loại bỏ hoặc khắc phục bệnh lý tại các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Tùy vào bệnh lý cũng như sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật nội soi hay mổ mở.
Trong quá trình mổ, đặc biệt là các ca mổ mở, người bệnh sẽ mất đi một lượng máu khá lớn. Trong khi đó, vào những này đèn đỏ, chị em cũng bị mất đi một lượng máu nhất định.
Việc mất máu nhiều có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau mổ. Chính vì vậy nhiều chị em thắc mắc “có kinh nguyệt có phẫu thuật được không?”.
Để đảm bảo sự thành công của ca mổ, cũng như giúp quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi nhất, nếu có kinh nguyệt hoặc xuất hiện các dấu hiệu sắp có kinh, chị em cần báo cho y bác sĩ trước ca phẫu thuật.
Tuy nhiên, việc có kinh nguyệt có phẫu thuật được không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể:
1.1. Mức độ của ca phẫu thuật
Như đã nói ở trên, việc phẫu thuật trong ngày “đèn đỏ” sẽ dễ khiến cơ thể người bệnh bị mất nhiều máu quá mức. Do đó, với các trường hợp phẫu thuật chủ động, không quá cấp bách, bác sĩ có thể đề nghị lùi thời gian phẫu thuật lại cho đến khi chị em sạch kinh.
Trong trường hợp phẫu thuật cấp cứu, tính mạng có khả năng bị đe dọa thì dù người bệnh có kinh nguyệt, ca phẫu thuật vẫn sẽ được tiến hành bình thường.
1.2. Sức khỏe người bệnh
Nếu người bệnh gặp các vấn đề như sốt, nôn, mệt nhiều, tiêu chảy hoặc mắc các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp… thì việc phẫu thuật trong thời gian có kinh nguyệt sẽ làm chậm quá trình hồi phục, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Do đó, với các trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ nghiêm trọng của bệnh để quyết định có phẫu thuật hay không.
1.3. Vị trí phẫu thuật
Trường hợp phẫu thuật tử cung hoặc phần phụ, sự xuất hiện của kinh nguyệt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, xung huyết. Do đó, với các trường hợp này, nếu người bệnh có kinh nguyệt, ca mổ cũng sẽ cần được lùi lại.
Tuy nhiên, với một số phẫu thuật tại các bộ phận khác, không tác động đến tử cung, buồng trứng và bộ phận sinh dục, bác sĩ cũng có thể cân nhắc để ca phẫu thuật diễn ra theo đúng lịch.
☛ Xem thêm: Bệnh phụ khoa gây đau bụng dưới
2. Trước khi phẫu thuật nên làm gì?
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe, trước khi phẫu thuật, ngoài việc thông báo cho bác sĩ nếu có kinh nguyệt, người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn của điều dưỡng hoặc bác sĩ. Ngoài ra, cần lưu ý những vấn đề như:
- Ăn uống đủ chất để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, góp phần rút ngắn quá trình phục hồi. Trước phẫu thuật 1 ngày, một số trường hợp cũng cần kiêng ăn theo chỉ định của bác sĩ.
- Giữ tinh thần thoải mái, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh tình trạng lo âu, căng thẳng quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Ngủ sớm, ngủ đủ giấc để giúp cơ thể tái tạo năng lượng tốt hơn, tránh tình trạng mệt mỏi làm ảnh hưởng đến hiệu quả ca mổ…
- Tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn như bia, rượu… bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu, gây kéo dài thời gian lành thương.
- Không sử dụng thuốc lá: nicotine trong thuốc lá có thể làm mạch máu bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông máu, khiến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm chậm thời gian phục hồi của người bệnh.
☛Đọc thêm:
Trên đây Oeneva đã giải đáp thắc mắc “Có kinh nguyệt có phẫu thuật được không?”. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn. Hãy thường xuyên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe và làm đẹp.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc!