Phụ nữ có thể nhận thấy được những thay đổi về thể chất và tinh thần trong khoảng 1 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Với mỗi người, các dấu hiệu đến tháng sẽ xuất hiện khác nhau về cả tần suất và mức độ ảnh hưởng. Chúng thường kết thúc sau 3 – 4 ngày kể từ khi bắt đầu hành kinh.
Nội dung bài viết
1. Những dấu hiệu trước khi đến tháng và cách cải thiện
Thay đổi nội tiết tố và các chất hóa học ở não bộ là nguyên nhân chính làm xuất hiện các triệu chứng khác thường, báo hiệu kỳ kinh nguyệt của bạn sắp đến. Những dấu hiệu hay gặp phải bao gồm:
1.1. Mọc mụn trứng cá
Theo thông tin trên tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết: có gần 50% phụ nữ bị mụn trứng cá trong thời kỳ tiền kinh nguyệt.
Làn da của bạn là một trong những nơi đầu tiên báo hiệu kỳ kinh nguyệt sắp đến. Trước và trong những ngày đầu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ thấy làn da sần sùi hơn, các lỗ chân lông dường như to hơn, da đổ nhiều dầu hơn và mụn trứng cá bắt đầu mọc lên.
Khi kỳ kinh chuẩn bị bắt đầu, nội tiết tố trong cơ thể được gia tăng, tuyến bã nhờn tăng sản xuất, gây tắc nghẽn lỗ chân lông trên mặt, cuối cùng là nổi mụn. Do vậy, mọc mụn trứng cá là hiện tượng phổ biến với các chị em trước “ngày dâu”.
Giải pháp:
- Dùng các loại kem trị mụn OTC: Benzoyl peroxid, AHA (Alpha hydroxyl acid), Salicylic acid…
- Giảm ăn đồ ngọt.
- Khám da liễu và sử dụng thuốc kê đơn. Một số thuốc thường dùng: Retinoid, thuốc tránh thai, thuốc kháng androgen (Spironolactone).
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ.
1.2. Đau bụng kinh
Đau bụng kinh (hay đau bụng kinh nguyên phát) là cơn đau nhói hay âm ỉ, xuất phát từ các hoạt động giãn nở và co thắt của các cơ tử cung. Đây là triệu chứng tiền kinh nguyệt phổ biến nhất. Đau bụng kinh thường bắt đầu một vài ngày trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài đến hết giai đoạn đầu hoặc giữa hành kinh (2 – 3 ngày).
Giải pháp:
- Massage, chườm ấm bụng.
- Uống trà ấm (trà gừng, trà táo đỏ).
- Ngủ sớm đủ giấc.
- Sử dụng thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen).
Có thể bạn quan tâm: Làm chuyện ấy có giúp giảm đau bụng kinh?
1.3. Đau, căng tức ngực
Những thay đổi về Estrogen, Progesterone và Prolactin trước “ngày dâu” có thể khiến ngực của bạn trở nên sưng mềm hoặc căng lên. Bạn sẽ có cảm giác nặng nề, thậm chí đau hay tức ngực.
Giải pháp:
- Mặc áo ngực loại thoải mái, tránh bó sát quá.
- Massage nhẹ nhàng.
- Thư giãn toàn thân.
- Chườm nóng, chườm lạnh.
- Thực hiện các bài thể dục nhẹ nhàng.
Hỏi đáp: Đến tháng nhưng không đau ngực có sao không?
1.4. Đau lưng dưới
Những thay đổi từ Prostaglandin trong tử cung gây các cơn co thắt không chỉ ở bụng mà còn ở cả lưng dưới và đùi. Do vậy, bạn cũng có thể cảm thấy đau hai phần đó.
Giải pháp:
- Tắm nước ấm.
- Tập yoga.
- Tập hít thở sâu.
- Massage, chườm nóng.
1.5. Nhức đầu
Theo thông tin trên tạp chí The Journal of Headache and Pain cho biết: Gần 60% phụ nữ bị chứng đau nửa đầu có mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và kinh nguyệt
Sự thay đổi nồng độ Estrogen thường khiến bạn bị đau đầu trước ngày hành kinh. Nếu bạn dễ bị chứng đau nửa đầu, nó có thể quay trở lại vào thời điểm này.
Giải pháp:
- Uống thuốc giảm đau (Paracetamol, aspirin).
- Chườm lạnh kết hợp massage da đầu.
- Tránh sử dụng chất kích thích (cafe, trà, rượu bia, thuốc lá).
- Ngủ đủ giấc.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất.
1.6. Mệt mỏi
Mệt mỏi bất thường cũng là một triệu chứng báo hiệu kỳ kinh sắp tới. Hormone mất cân bằng gây ảnh hưởng tới các chất hóa học trong não, khiến bạn trở nên uể oải không rõ lý do và chỉ muốn nghỉ ngơi.
Giải pháp:
- Bổ sung vitamin, acid folic qua thức ăn, viên uống.
- Uống đủ nước.
- Tránh lao động quá sức.
- Ngủ đủ giấc.
1.7. Khó ngủ, mất ngủ
Mặc dù khá mệt mỏi vào giai đoạn trên, tuy nhiên, bạn lại khó có thể ngủ ngon được. Lý do là những thay đổi nội tiết tố đã khiến giấc ngủ của bạn bị rối loạn. Đặc biệt, sự thay đổi nồng độ Estrogen và Progesterone còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, nhất là trong khi ngủ, khiến bạn khó ngủ hơn.
Giải pháp:
- Duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 18 – 22 độ C.
- Tránh ăn quá no trước khi ngủ.
- Tắm, xông hơi hoặc vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
1.8. Dễ thay đổi tâm trạng
Estrogen là hormone có thể nâng cao tâm trạng. Vào thời kỳ tiền kinh nguyệt, nồng độ Estrogen sẽ tăng lên kích thích quá trình rụng trứng rồi tụt xuống nhanh chóng. Bên cạnh đó, nồng độ Progesterone của bạn cũng tăng cao. Cả hai khiến bạn dễ thay đổi tâm trạng, buồn vui thất thường nhưng chủ yếu là ủ rũ, khó chịu, dễ cáu gắt.
Giải pháp:
- Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các chất có khả năng giúp cải thiện tâm trạng (Chasteberry, Canxi, Vitamin B6, Magie, các acid béo, Ginkgo biloba, St. John’wort).
Khi “đến tháng” phụ nữ thường tỏ ra cáu kỉnh, cảm xúc nói chung là “khó chiều”. Vì vậy, những hành động quan tâm ân cần và đúng lúc sẽ giúp chị em cảm thấy kỳ kinh nguyệt trôi qua nhẹ nhàng hơn. Trên phương diện là “nửa kia” của họ, bạn nên tìm hiểu thêm: Những cách cần thiết để chăm sóc phụ nữ khi tới tháng.
1.9. Thèm ăn hoặc thay đổi mùi vị
Trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt, bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi trong thói quen ăn uống thường ngày của bản thân. Bạn có thể thèm ăn đồ ăn chứa nhiều Carbonhydrat, đồ ăn có vị cay hoặc ngọt nhiều hơn bình thường. Đây là kết quả của việc thay đổi nồng độ Estrogen và Progesterone trong cơ thể. Mặt khác, ăn các loại thức ăn kể trên cũng giúp cơ thể tiết ra Serotonin – chất hóa học khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và giảm đáng kể các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
1.10. Đầy hơi
Việc giữ nước trong giai đoạn trước kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi. Đây là triệu chứng bình thường và không hề đáng lo ngại.
Giải pháp:
- Cắt giảm muối.
- Bổ sung trái cây.
- Tập thể dục thường xuyên.
1.11. Táo bón, tiêu chảy
Khi đến gần sát ngày hành kinh, các triệu chứng tiêu hóa thay đổi theo hướng cực đoan. Một số phụ nữ bị táo bón, trong khi một số khác bị tiêu chảy.
Giải pháp:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung vừa đủ chất xơ, trái cây, rau xanh, ngũ cốc và các loại đậu, hạn chế ăn đồ lạnh, đồ sống, tái, đồ kém vệ sinh.
- Uống đủ nước.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng, stress.
1.12. Thay đổi ham muốn
Sự thay đổi nội tiết tố khi sắp có kinh nguyệt làm ham muốn tình dục của bạn tăng lên. Bạn sẽ cảm thấy mình có nhiều nhu cầu hơn với sự thân mật và một số hoạt động ân ái.
Đọc thêm: Làm chuyện ấy khi tới tháng – lợi hại ra sao?
1.13. Tiết dịch âm đạo
Khí hư là dịch tiết âm đạo giúp giữ ẩm, bôi trơn, ổn định môi trường âm đạo và kìm hãm các vi khuẩn gây bệnh. Khi gần tới kỳ kinh nguyệt, hầu hết phụ nữ đều ra nhiều khí hư hơn bình thường, lượng khí hư thay đổi theo độ tuổi và nồng độ nội tiết tố. Khí hư ra nhiều nhất vào giai đoạn 20 – 30 tuổi, sau đó giảm dần cùng với quá trình suy giảm lượng hormon sinh dục.
1.14. Vùng kín nhạy cảm hơn
Sự thay đổi nội tiết tố dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, khiến nơi này nhạy cảm hơn bình thường. Bạn có thể cảm nhận được sự khó chịu, cảm giác đau tăng lên khi cạo lông vào thời kỳ này. Đôi khi, bạn còn có thể bị ngứa tạm thời. Đây là thời điểm vi khuẩn dễ tấn công nên bạn cần có giải pháp bảo vệ phù hợp.
Giải pháp:
- Vệ sinh nhẹ nhàng vùng kín.
- Sử dụng các dung dịch vệ sinh lành tính, không gây kích ứng.
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, không cạo lông ngay trước, trong và một vài ngày sau kỳ kinh.
2. Điều hòa kinh nguyệt và quản lý các triệu chứng với Oeneva
Các dấu hiệu kinh nguyệt có thể xuất hiện bất ngờ, không theo quy luật và không thể đoán trước được. Tuy nhiên, một số triệu chứng khó chịu (đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, mọc mụn trứng cá) có thể được quản lý bằng một số mẹo dưới đây.
2.1. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục nhẹ nhàng có nhiều lợi ích với kỳ kinh nguyệt. Chỉ với việc đi bộ 15 – 30 phút mỗi ngày, bạn có thể cải thiện lưu lượng máu, giảm đau bụng kinh, đầy hơi và các triệu chứng khó chịu khác. Các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, thiền định cũng có tác dụng tương tự.
2.2. Ăn uống lành mạnh
Khi bạn đang ở trước và trong kỳ kinh nguyệt, hãy hạn chế ăn các thực phẩm gây đầy hơi hoặc mất nước, ví dụ như muối, nước có ga hay cafe. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh hơn như trái cây, rau quả. Bên cạnh đó, bạn có thể ăn sô cô la đen vào những ngày đầu hành kinh, bởi sô cô la đen chứa hàm lượng magie cao giúp thư giãn cơ bắp, giảm chuột rút. Bạn cũng có thể ăn một chút đồ ngọt để kích thích cơ thể tăng sản sinh Serotonin – chất hóa học tạo cảm giác hạnh phúc, làm giảm các phản ứng khó chịu.
2.3. Uống đủ nước
Việc uống đủ nước có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh. Vì vậy, bạn cần đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể uống nước trái cây, nước ấm hoặc các loại trà nóng như trà gừng, trà táo đỏ để bổ sung vitamin và tăng hiệu quả giảm đau.
2.4. Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn giảm lo lắng và căng thẳng – yếu tố làm tăng một số triệu chứng tiền kinh nguyệt. Do vậy, hãy đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ để tránh mệt mỏi trong thời kỳ kinh nguyệt. Một số bài tập thở hoặc thiền định cũng đem lại tác dụng thư giãn tương tự.
2.5. Sử dụng viên uống điều hòa kinh nguyệt Oeneva
Bên cạnh các mẹo trên, những năm gần đây, chị em có xu hướng sử dụng các loại viên uống nội tiết để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và cải thiện các phản ứng khó chịu. Trong đó, viên uống Dầu hoa anh thảo Oeneva Tuệ Linh đã và đang rất được phái nữ tin dùng.
Oeneva chứa thành phần chính là dầu hoa anh thảo Oenothera biennis được chuẩn hóa châu Âu, chứa hàm lượng cao Linoleic acid (LA, 70 – 74%) và Gamma-linolenic acid (GLA, 8 – 10%). Hai hợp chất này thể hiện rõ nhất tác dụng của dầu hoa anh thảo, đó là:
- Chống viêm, chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện mụn, làm mờ vết thâm, thúc đẩy phục hồi tổn thương da.
- Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Làm giảm các triệu chứng bốc hỏa ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần khác như Dầu hạt lanh, vitamin E, Alpha-lipoic acid (ALA)… Đây đều là những hoạt chất đã được chứng minh tác dụng trong điều hòa nội tiết, chống oxy hóa và giảm mụn trẻ hóa làn da. Hiệu quả được ghi nhận rõ rệt sau 6 – 8 tuần sử dụng.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu đến tháng giúp bạn phần nào chủ động hơn trong chuẩn bị và sắp xếp các hoạt động hàng ngày. Để giảm sự khó chịu của những dấu hiệu này và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, bạn hãy sử dụng viên uống nội tiết Oeneva đều đặn nhé.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề nội tiết, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1190, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.