Kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian nhiều chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau bụng, đau lưng… Do đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc tập thể dục trong những ngày này. Các bạn hãy cùng Oeneva tìm lời giải cho câu hỏi có nên tập thể dục ngày đèn đỏ không trong bài viết sau đây nhé!
Nội dung bài viết
1. Lợi ích khi tập thể dục ngày đèn đỏ
Tập thể dục trong ngày đèn đỏ là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, dưới đây là một vài lợi ích của việc tập thể dục trong những ngày này.
1.1. Làm giảm hội chứng tiền kinh nguyệt
Trước kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em có thể gặp phải một số thay đổi về thể chất, tâm lý như đau lưng, đau bụng, căng tức ngực, cảm thấy cáu gắt… Tuy nhiên, một số nguyên cứu đã chỉ ra rằng những chị em phụ nữ có chế độ tập luyện thường xuyên sẽ ít gặp phải những triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. [1]
Không chỉ vậy, tập thể dục còn giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nồng độ aldosteron (hormon điều hòa muối nước của cơ thể), từ đó giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
1.2. Tăng giải phóng hormon endorphin
Endorphin là một chất truyền tin nội sinh được sản xuất ra ở tuyến yên và hệ thần kinh trung ương, có tác động lên các thụ thể opioid trong não bộ. Đây là hormon có tác dụng kích thích cảm xúc tích cực, giảm cảm giác đau, cải thiện tâm trạng.
Nhiều nguyên cứu đã chứng minh rằng tập thể dục có khả năng làm tăng nồng độ endorphin trong cơ thể, từ đó thay đổi nhận thức về cơn đau, trạng thái tâm lý, phản ứng căng thẳng…[2] Do vậy, nhờ có endorphin, tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em làm giảm các cơn đau khó chịu và hạn chế sự mệt mỏi.
1.3. Tăng sức bền của cơ thể
Một nguyên cứu thực hiện trên 59 phụ nữ kéo dài thời gian 4 tháng đã cho thấy, tập thể dục trong hai tuần đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt đem đến lợi ích tối đa trong việc tăng sức bền của cơ thể nhờ lúc này cơ thể có nồng độ hormon nội tiết tố nữ thấp hơn[3]. Với những chị em ưa thích môn tập tạ có thể tranh thủ ngày đèn đỏ để nâng mức tạ lên so với bình thường.
1.4. Cải thiện tâm trạng
Trong chu kỳ kinh nguyệt, khi nồng độ estrogen giảm xuống có thể khiến cho chị em phụ nữ cảm thấy buồn chán, tức giận, lo lắng hoặc chán nản. Tuy nhiên, nếu vận động cơ thể trong những ngày này sẽ giúp bạn cải thiện tâm trạng nhờ tăng cường giải phóng endorphin và dopamin, từ đó thúc đẩy tâm trạng vui vẻ, tích cực.
1.5. Giảm đau hiệu quả
Đi bộ nhẹ nhàng vào những ngày đèn đỏ là phương pháp hữu hiệu giúp chị em giảm những triệu chứng khó chịu như đau bụng kinh, đau lưng.
2. Có nên tập thể dục ngày đèn đỏ không?
Với những lợi ích kể trên, có thể thấy rằng tập thể dục thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt khi chị em đến kỳ kinh nguyệt. Do vậy, chị em hoàn toàn có thể tập thể dục ngày đèn đỏ nhé. Cùng với đó, chị em hãy lựa chọn cho mình những bài tập và thời gian phù hợp để việc tập luyện được thoải mái nhất.
3. Các bài tập thể dục phù hợp trong ngày đèn đỏ
Nếu chị em yêu đang lo lắng chưa tìm được bài tập phù hợp trong những ngày đèn đỏ thì dưới đây là một số bài tập dành cho các bạn.
3.1. Bài tập giãn cơ
Các bài tập giãn cơ sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn, xoa dịu các cơn đau bụng kinh, hạn chế tình trạng đau, mỏi cơ. Đặc biệt, giãn cơ còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng độ linh hoạt của cơ thể.
3.2. Cardio nhẹ nhàng
Trong ngày những kinh nguyệt, chị em có thể thử các bài tập cardio nhẹ nhàng khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Tập luyện cardio thường xuyên còn giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt, giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì vóc dáng.
3.3. Nâng tạ
Một trong những ảnh hưởng tích cực của ngày kinh nguyệt là tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể, do đó, chị em yêu thích nâng tạ có thể tranh thủ những ngày đèn đỏ để tập luyện môn thể thao này.
Bạn hãy tận dụng bài tập nâng tạ chú trọng vào phần tay, chân và tránh những bài tập tập trung vào cơ bụng và lưng để tránh cảm thấy khó chịu.
Hỏi đáp: Đến tháng có nên đi tắm biển không?
3.4. Chạy bộ
Độ linh hoạt của chị em sẽ giảm đi đáng kể trong ngày đèn đỏ và chạy bộ là bài tập hiệu quả giúp cơ thể được hoạt bát trở lại. Tuy nhiên, chị em cần chú ý giảm cường độ tập luyện và chia nhỏ thời gian mỗi bài tập để phù hợp với thể trạng trong những ngày kinh.
3.5. Đi bộ
Đi bộ là bài tập đơn giản, an toàn, mang lại nhiều lợi ích cho chị em trong những ngày đèn đỏ. Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, nếu như nồng độ nội tiết tố estrogen giảm đi khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng thì đi bộ sẽ giúp bạn điều hòa cảm xúc, giảm mệt mỏi và căng thẳng.
Dành khoảng 30 phút đi bộ mỗi ngày cũng là biện pháp giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả. Tuy nhiên, vào những ngày đèn đỏ, bạn hãy chọn tốc độ di chuyển sao cho phù hợp với thể trạng, không nên tập quá nhiều thời gian và tập luyện quá sức.
3.6. Yoga và pilates
Yoga không chỉ là những bài tập duy trì vóc dáng được nhiều chị em yêu thích mà còn mang đến nhiều tác dụng như cải thiện lưu lượng máu, giảm căng thẳng, tăng sức bền. Quá trình tập yoga làm cơ thể đổ mồ hơi sẽ tăng giải phóng endorphin, giảm những cơn đau bụng kinh khó chịu. Đây là bài tập chủ yếu tập trung vào sự dẻo dai của cơ thể nên không đòi hỏi những vận động mạnh, chị em hoàn toàn có thể luyện tập trong kỳ kinh nguyệt.
Tương tự yoga, bộ môn pilates cũng không đòi hỏi chị em phải dùng quá nhiều sức mạnh trong các động tác. Do vậy, chị em có thể thường xuyên tập luyện yoga, pilates và tập trung vào 2 – 3 ngày trước kỳ kinh nguyệt để thư giãn cơ thể, giảm các triệu chứng mệt mỏi, chuột rút, đau nhức.
Đọc thêm: 8 bài tập yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả
4. Lưu ý khi tập thể dục trong ngày đèn đỏ
Trong chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi về tâm lý và sinh lý, khiến cơ thể nhạy cảm hơn so với bình thường. Để không bị mệt mỏi quá mức, bạn không nên luyện tập quá nhiều mà hãy chọn chế độ phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý dành cho phái đẹp khi tập luyện trong ngày đèn đỏ:
- Tránh tập luyện quá gắng sức, trong thời gian quá dài để không bị ảnh hưởng tới cơ thể và khí huyết, khiến sức khỏe bạn yếu hơn.
- Không nên lựa chọn những bài tập vận động mạnh, có động tác nhào lộn, chống ngược (trong yoga) nếu cơ thể bạn không mệt mỏi, đau nhức.
- Chọn loại băng vệ sinh, đồ lót phù hợp với kỳ kinh nguyệt để bạn cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình tập luyện.
- Vệ sinh cơ thể đúng cách sau quá trình tập luyện để loại bỏ mồ hôi và mùi cơ thể.
- Luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể trong kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là khi tập luyện những bài tập ra nhiều mồ hôi. Hãy chọn nước ấm và uống từ từ từng ngụm nhỏ để tối đa quá trình hấp thu nước.
- Trước khi bắt đầu các bài tập hãy dành một vài phút để khởi động, làm nóng cơ thể và thư giãn cơ khi kết thúc buổi tập để cơ thể không bị đau nhức.
- Không nên ăn, uống những thực phẩm có chứa caffein như cà phê, trà đặc vì đây là nguyên nhân làm gia tăng các triệu chứng như căng thẳng, lo lắng, đau tức ngực ở nữ giới trong giai đoạn kinh nguyệt.
Bài viết trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết và có được biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất trong kỳ kinh. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện tới tổng đài 1800 1190 để được các chuyên gia của Oeneva giải đáp.
Nguồn tham khảo:
- [1] https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3748549/
- [2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6091217/
- [3] http://umu.diva-portal.org/smash/record.jsf?pid=diva2%3A955835&dswid=-7184
- https://www.health.com/condition/menstruation/5-things-to-know-about-exercising-during-your-period