Mãn kinh sớm không phải là hiện tượng phổ biến. Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh lý và khả năng sinh sản của nữ giới. Mãn kinh sớm nhất là bao nhiêu tuổi, có thể trì hoãn được không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Mãn kinh sớm nhất là bao nhiêu tuổi?
Mãn kinh là thời điểm kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, thường sau 12 tháng kể từ lần có kinh cuối cùng. Thời kỳ mãn kinh tự nhiên thường xuất hiện sau tuổi 50.
Mãn kinh sớm được định nghĩa là tình trạng phụ nữ chấm dứt kinh nguyệt sớm hơn dự kiến (trước 45 tuổi), chiếm khoảng 5%. Có khoảng 1% nữ giới xuất hiện mãn kinh trước 40 tuổi và khoảng 0,1% trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi 20.
Hỏi đáp: Phụ nữ 40 có nên tiếp tục sinh con?
2. Các dấu hiệu mãn kinh sớm ở nữ giới
Dấu hiệu bắt đầu mãn kinh điển hình nhất là rối loạn kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện từ một vài năm trước thời kỳ mãn kinh, biểu hiện bởi chu kỳ dài ngắn bất thường, lượng máu thay đổi giữa các đợt hành kinh hoặc ra máu giữa chu kỳ.
Ngoài ra, mãn kinh sớm còn gồm nhiều triệu chứng phổ biến khác như:
- Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm.
- Thay đổi kích thước vòng một.
- Khó ngủ.
- Khô âm đạo, khó chịu khi quan hệ.
- Da khô sạm.
- Rụng tóc.
- Thay đổi tâm trạng, lo lắng, giảm ham muốn.
- Bệnh lý tim mạch, xương khớp.
Bên cạnh các triệu chứng trên, nếu bạn gặp bất kỳ tình trạng nào sau đây ở độ tuổi dưới 40, bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra khả năng mãn kinh sớm hoặc suy buồng trứng sớm:
- Đã trải qua hóa trị, xạ trị.
- Bản thân hoặc gia đình có bệnh lý tự miễn (suy giáp, Lupus, Graves…).
- Cố gắng mang thai không thành công trong hơn một năm.
- Tiền sử gia đình có suy buồng trứng sớm.
3. Các nguyên nhân mãn kinh sớm ở phụ nữ
Bất kỳ tác nhân nào gây hại đến buồng trứng của bạn hoặc ngăn cơ thể bạn sản sinh Estrogen đều có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mãn kinh sớm. Các tác nhân đó thường bao gồm việc điều trị ung thư, phẫu thuật hoặc một số vấn đề sức khỏe, chủ yếu là:
3.1. Phương pháp điều trị ung thư
Xạ trị, hóa trị đều có thể gây suy buồng trứng sớm, vĩnh viễn hoặc tạm thời. Mức độ ảnh hưởng có thể phụ thuộc vào:
- Lứa tuổi: Trẻ vị thành niên chưa dậy thì có nguy cơ ít hơn phụ nữ lớn tuổi.
- Phân loại điều trị: Các loại hóa trị khác nhau gây những tác động khác nhau lên buồng trứng.
- Vị trí xạ trị: Nguy cơ mãn kinh sớm thường cao hơn khi bạn xạ trị quanh vùng não và xương chậu.
3.2. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng
Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng là phẫu thuật cắt bỏ một hoặc cả hai buồng trứng, sử dụng phương pháp nội soi, tiếp cận qua âm đạo hoặc phẫu thuật nội soi.
Loại phẫu thuật này thường được thực hiện để điều trị hoặc giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư, ví dụ như lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tử cung…
Buồng trứng là nơi sản xuất Estrogen và Progesterone, hai hormone giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ cả hai buồng trứng, thời kỳ mãn kinh của bạn sẽ bắt đầu ngay lập tức.
3.3. Buồng trứng ngừng hoạt động
Nhiều khi, thời kỳ mãn kinh sớm có thể xảy ra tự nhiên nếu buồng trứng ngừng sản xuất một số loại hormone nhất định ở mức bình thường, đặc biệt là Estrogen. Tình trạng này được định nghĩa là suy buồng trứng sớm/ suy buồng trứng nguyên phát.
Suy buồng trứng sớm thường không có nguyên nhân rõ ràng. Ở một số phụ nữ, suy buồng trứng sớm có thể do:
- Bất thường nhiễm sắc thể (Fragile X, hội chứng Turner…).
- Các bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, hội chứng Corhn) – khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô cơ thể.
- Một số bệnh nhiễm trùng (lao, sốt rét, quai bị) – tỷ lệ rất thấp.
- Động kinh: Theo một nghiên cứu cũ từ 2001, khoảng 14% phụ nữ động kinh phải đối mặt với tình trạng mãn kinh sớm.
Trong nhiều trường hợp, suy buồng trứng sớm được di truyền từ gia đình. Nếu bất kỳ người thân nào của bạn trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi rất trẻ (20 hoặc đầu 30), bạn cũng có nguy cơ sẽ gặp tình trạng tương tự.
3.4. Yếu tố lối sống
Một số yếu tố lối sống như hút thuốc hay chỉ số BMI có thể ảnh hưởng đến thời điểm mãn kinh. Chế độ ăn chay, thiếu tập thể dục và ít tiếp xúc với ánh nắng đôi khi cũng được ghi nhận gây ra mãn kinh sớm.
Hút thuốc ảnh hưởng đến lượng Estrogen, góp phần gây nên tình trạng mãn kinh sớm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ hút thuốc thường xuyên và lâu dài có khả năng trải qua thời kỳ mãn kinh sớm hơn 1 – 2 năm so với phụ nữ không hút thuốc.
Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) cũng có tác động nhất định đến thời kỳ mãn kinh. Bởi Estrogen được lưu trữ trong các mô mỡ, nên phụ nữ gầy (chỉ số BMI thấp) có lượng Estrogen dự trữ thấp hơn, sớm cạn kiệt hơn.
4. Mãn kinh sớm có nguy hiểm không?
Những phụ nữ mãn kinh sớm thường có xu hướng xuất hiện các triệu chứng mãn kinh nghiêm trọng hơn, có thể gây rối loạn chức năng tình dục hoặc làm mất đi hứng thú thân mật. Vô sinh cũng là một tác hại nghiêm trọng, đặc biệt là với những phụ nữ mãn kinh ở độ tuổi 30.
Ngoài ra, lượng Estrogen ổn định có công dụng làm tăng HDL-C và giảm LDL-C. Khi thiếu hụt Estrogen, người mãn kinh sớm có nguy cơ đối mặt với các tình trạng sức khỏe như loãng xương, bệnh tim mạch, trầm cảm, suy giảm trí nhớ và bệnh Parkinson cao hơn người bình thường.
Tuy nhiên, mãn kinh sớm cũng có tác dụng bảo vệ bạn khỏi các bệnh ung thư nhạy cảm với Estrogen, đặc biệt là ung thư vú. Mô vú của những người mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) tiếp xúc với Estrogen trong thời gian dài hơn, gây tăng nguy cơ ung thư vú so với những người bước vào giai đoạn này sớm hơn.
5. Chẩn đoán và điều trị mãn kinh sớm
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng mãn kinh trước tuổi 45, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định tình trạng của mình. Bác sĩ có thể chẩn đoán mãn kinh sớm qua các kiểm tra dưới đây:
- Hỏi về chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử gia đình.
- Kiểm tra thể chất.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone: AMH, Estradiol, FSH, TSH…
- Kiểm tra các tình trạng y tế khác, ví dụ như bệnh tuyến giáp.
Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn các giải pháp điều trị mãn kinh sớm khác nhau. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) thường là lựa chọn phổ biến nhất. Thuốc tránh thai kết hợp cũng được sử dụng để bù đắp lượng hormone bị thiếu của bạn.
HRT là phương pháp giúp thay thế một số hormone bị mất trong cơ thể bạn, ví dụ như Estrogen. Việc này giúp làm giảm triệu chứng và tác dụng phụ của thời kỳ mãn kinh, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe do mãn kinh sớm. Thông thường, bác sĩ sẽ kê HRT cho bạn tới tuổi 51 – thời điểm mãn kinh phổ biến.
Bên cạnh lợi ích, HRT cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định. Đó là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư vú. Trong trường hợp bạn có sẵn các bệnh lý trên, liệu pháp Hormone sẽ trở nên không an toàn. Bạn cần khám chuyên khoa để được tư vấn về ưu, nhược điểm của phương pháp này.
6. Giải pháp cải thiện các triệu chứng mãn kinh sớm
Hầu hết các nguyên nhân mãn kinh sớm đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn chỉ có thể trì hoãn thời kỳ mãn kinh hoặc giảm thiểu các triệu chứng bằng cách thay đổi các yếu tố lối sống.
6.1. Bỏ thuốc lá
Ngoài việc làm giảm nồng độ Estrogen, các chất hóa học trong khói thuốc lá như Nicotine, Xyanua và Carbon monoxid đều có thể thúc đẩy quá trình tổn thương trứng. Những tổn thương này không thể tái tạo được. Do vậy, bạn cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc lá.
6.2. Cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt
Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng mãn kinh.
Có nhiều bằng chứng khác nhau về việc sử dụng các thực phẩm thiên nhiên như đương quy, tinh dầu hoa anh thảo, maca, đậu nành để cải thiện tình trạng này.
Tham khảo: Để tăng cường sinh lý nên uống nước ép gì?
6.3. Sử dụng thực phẩm bổ sung nội tiết tố Oeneva
Dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil – EPO) được sản xuất từ hạt của hoa anh thảo (Oenothera biennis) – một loại cây có nguồn gốc từ miền trung và đông Bắc Mỹ. Dầu hoa anh thảo được ghi nhận có tác dụng làm giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa.
Viên uống nội tiết Oeneva Tuệ Linh chứa thành phần chính là Dầu hoa anh thảo EPO được chuẩn hóa châu Âu, cùng các thành phần Dầu hạt lanh, Vitamin E, Alpha lipoic acid giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm quá trình lão hóa da, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng do suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ: da xấu, tóc khô xơ, yếu sinh lý. Viên uống Oeneva có thể sử dụng cho phụ nữ từ 12 tuổi trở lên, đặc biệt, sản phẩm thích hợp cả với người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú và phụ nữ đang cho con bú.
Mãn kinh sớm là tình trạng ít gặp và khó phòng ngừa. Dẫu vậy, bạn có thể điều trị và cải thiện các triệu chứng mà nó đem lại. Hãy đi khám bác sĩ khi bạn có nguy cơ cao hoặc xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề nội tiết, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 1190, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.