Mụn trứng cá ở cổ giờ đây không còn là tình trạng xa lạ hiếm gặp nữa. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cần tìm hiểu thêm về loại mụn này, về nguyên nhân, biểu hiện cũng như các biện pháp điều trị, phòng ngừa, mời bạn đọc tiếp bài viết này của Oeneva nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân nổi mụn trên cổ
Cũng như tất cả các loại mụn trứng cá, mụn trên cổ xuất hiện khi các nang lông bị tắc nghẽn. Nguyên nhân chủ yếu do nội tiết hoặc do ma sát.
1.1. Nội tiết
Thay đổi, mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây mụn ở cổ nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung. Bạn sẽ dễ nổi mụn hơn vào các thời điểm dậy thì, mang thai, trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Mất cân bằng nội tiết có thể gây mụn trứng cá hoặc mụn nang, thậm chí là các cục u dưới da và gây viêm quanh các đầu dây thần kinh. Các biện pháp thông thường chỉ làm giảm mụn mà không điều trị được tận gốc, khiến mụn dễ tái đi tái lại nhiều lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tại sao rối loạn nội tiết tố gây nổi mụn?
1.2. Các yếu tố nguy cơ
Bên cạnh nguyên nhân do nội tiết, một số yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mụn trên cổ. Chúng bao gồm:
Không vệ sinh vùng da cổ thường xuyên: Vùng cổ thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân kém vệ sinh như mồ hôi, gàu, bụi bẩn từ môi trường. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, các chất bẩn này dễ tích tụ trong lỗ chân lông và hình thành mụn.
Chà xát, gãi hoặc tẩy da chết quá mạnh: Vùng da cổ vốn khá mỏng manh, nên việc tác động vật lý quá mạnh sẽ gây tổn thương vùng da này, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển thành mụn viêm.
Quên tẩy trang sau khi sử dụng mỹ phẩm, kem chống nắng: Các loại kem chống nắng, mỹ phẩm hiện nay đa phần đều khó có thể làm sạch bằng nước. Do vậy, nếu chỉ tẩy trang mặt mà quên mất vùng cổ, phần mỹ phẩm còn sót lại có thể tích tụ dần, tăng dầu nhờn và mụn trứng cá.
Sử dụng dầu gội, dầu xả, sữa tắm, xà phòng chứa chất gây kích ứng: Silicon, hương liệu nhân tạo và các chất sát khuẩn, chất làm mềm tóc đều có thể làm tổn thương hoặc làm bít tắc lỗ chân lông gây mụn, viêm.
Ma sát từ áo, khăn quàng cổ: một số loại vải có chất liệu không phù hợp có thể gây trầy xước, khó chịu khi tiếp xúc quá nhiều trên da.
Hỏi đáp: Tại sao nhiều người không có mụn?
2. Mụn trên cổ có nguy hiểm không?
Mụn mọc trên cổ không phải tình trạng hiếm. Chúng thường là những mụn nhân nhỏ, sưng, cứng, phát triển thầm lặng và có thể gây đau. Mụn trứng cá ở cổ không nguy hiểm, có thể điều trị được bằng các loại thuốc uống và bôi.
Đôi khi, sự xuất hiện mụn ở cố một cách bất thường có thể cành báo một số bệnh lý nguy hiểm như:
- Ung thư da: Ung thư biểu mô tế bào đáy hoặc tế bào vảy.
- Nhiễm trùng da, áp xe da.
- U nang đang nhiễm trùng.
- Sẹo lồi.
Khi tình trạng mụn ở cổ trở nặng, thậm chí sưng, viêm và hình thành nhọt, kéo dài vài tuần hoặc không còn đáp ứng với các biện pháp điều trị thông thường, hoặc trở thành cục u sâu dưới da, có thể kèm đau đớn, bạn cần đi khám tại các cơ sở y tế để được chuyên gia da liễu tư vấn tìm giải pháp kịp thời.
3. Mụn ở cổ có nên nặn mụn không?
Nặn mụn có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng các dụng cụ chuyên dụng. Với nhiều người, đây là một thói quen, một “niềm đam mê” khó bỏ. Một số người cho rằng nhờ nặn mụn, các nhân mụn được loại bỏ nhanh chóng, mụn sẽ nhanh khỏi hơn là chờ đợi kem bôi hay thuốc uống phát huy tác dụng.
Các bác sĩ da liễu khuyến cáo bạn đừng bao giờ nặn mụn. Bởi, các vi khuẩn từ tay, đôi khi là từ dụng cụ kém vệ sinh, có thể vào trong nốt mụn dễ dàng và dẫn tới nhiễm trùng. Hơn nữa, việc nặn mụn cũng có thể khiến vi khuẩn trong nhân mụn lan sang các mô xung quanh hoặc xâm nhập vào sâu hơn, khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, có thể có cả loét, sẩn, mụn mủ và mụn nang. Cuối cùng, nặn mụn còn dẫn đến những biến chứng lâu dài hoặc vĩnh viễn trên da như thâm sẹo, rỗ và đốm đen.
4. Cách điều trị
Thông thường, có 2 phương pháp chính được dùng đơn độc hoặc kết hợp để điều trị mụn ở cổ, đó là dùng kem trị mụn và dùng thuốc kê đơn.
4.1. Dùng kem trị mụn
Kem trị mụn được dùng cho các loại mụn nhẹ đến trung bình. Các loại kem trị mụn có ưu điểm giúp trị mụn tại chỗ, nhanh lành vết mụn và không ảnh hưởng tới các vùng da khác. Tuy nhiên, đây lại là biện pháp tức thời, không có tác dụng điều trị tận gốc các nguyên nhân do mụn.
Retinoids tại chỗ là thành phần được ưu ái hàng đầu trong các sản phẩm kem trị mụn, giúp loại bỏ tế bào da chết và ngăn ngừa tắc nghẽn lỗ chân lông. Có nhiều nồng độ Retinoids để bạn lựa chọn. Với người mới bắt đầu, bạn nên dùng từ nồng độ thấp (0,01 – 0,03%) và tần suất khoảng 1 lần mỗi tuần. Việc sử dụng nồng độ và tần suất cao ngay lập tức có thể làm xuất hiện các kích ứng như châm chích, bong da, thậm chí bỏng rát, ngứa.
4.2. Dùng thuốc kê đơn
Khi tình trạng mụn trở nặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc trị mụn đường uống. Với mụn trứng cá ở cổ, 2 loại thuốc thường dùng là thuốc kháng Androgen và Isotretinoin.
Thuốc kháng Androgen
Cơ chế của thuốc là cắt giảm nội tiết tố Androgen dư thừa trong cơ thể. Do đó, thuốc chủ yếu được sử dụng để trị mụn do nguyên nhân mất cân bằng nội tiết tố nữ như dậy thì, mang thai, trước và trong kỳ kinh nguyệt. Spironolacton là loại thuốc kháng Androgen được sử dụng phổ biến để trị mụn.
Isotretinoin
Isotretinoin có tác dụng mạnh hơn các thuốc kháng Androgen, nên thường dùng cho các dạng mụn nặng, nốt sần. Isotretinoin là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng giảm lượng dầu thừa tiết ra, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông và giảm mụn hiệu quả. Tuy nhiên, Isotretinoin có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với thai nhi, nên bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, nhất là trong giai đoạn mang thai hoặc có dự định mang thai.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bị mụn ẩn điều trị bằng loại thuốc nào?
4. Các mẹo phòng tránh mụn trên cổ
Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ phát triển mụn trên cổ bằng cách thực hiện theo những mẹo dưới đây:
- Thường xuyên vệ sinh khu vực mặt và cổ, đặc biệt là sau khi tập thể dục hay ra nhiều mồ hôi.
- Sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng không chứa dầu, không gây mụn, không hương liệu và không gây dị ứng.
- Giặt sạch quần áo bằng các loại bột giặt ít chất phụ gia, chất làm mềm vải.
- Vệ sinh ga trải giường, chăn gối hàng tháng.
- Tránh đeo các đồ trang sức dễ kích ứng như kim loại giả, nhựa và một số chất có nguồn gốc thực vật.
- Gội đầu thường xuyên, tránh để dầu gội, dầu xả dây lên cổ.
- Chế độ ăn uống khoa học, kiêng tránh đồ cay nóng
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách chăm sóc da dầu mụn khoa học
5. Ngừa mụn hiệu quả với Oeneva
Để ngăn ngừa mụn tái phát, cũng như dưỡng da và cân bằng sinh lý cơ thể, bạn có thể tham khảo sản phẩm viên uống điều hòa nội tiết Oeneva.
Oeneva là sản phẩm duy nhất kết hợp Oenothera chuẩn hóa châu Âu với dầu hạt lanh, vitamin E và Alpha Lipoic Acid đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng: Điều hòa nội tiết, điều hòa kinh nguyệt, làm đẹp da, giảm mụn, ngừa vết thâm, giúp da trắng sáng, mịn màng và tươi tắn. Sản phẩm phù hợp với phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, đặc biệt là các đối tượng:
- Đang ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, thiếu hụt và rối loạn nội tiết tố nữ, có các biểu hiện: bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý (khô hạn, giảm ham muốn) da khô nhăn, nám sạm, ngực chảy xệ trên 18 tuổi.
- Suy nhược, cơ thể mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt.
- Thiếu hụt nội tiết tố sau sinh.
- Hiếm muộn hay khả năng mang thai yếu.
- Đã phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng, có nồng độ estrogen trong máu ở mức thấp nhưng chưa có chỉ định điều trị bổ sung nội tiết tố tổng hợp.
- Gặp các vấn đề mụn nội tiết, muốn hạn chế não hóa da, đẹp khỏe da tóc.
Đối với da mụn, Oeneva có dầu hoa anh thảo chứa GLA giúp điều tiết và cân bằng nội tiết tố ở nữ giới bằng cách cân bằng các hormon sinh sản, từ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng rối loạn nội tiết – nguyên nhân chính gây nên mụn nội tiết. Oeneva sẽ giúp làm giảm mụn từ gốc, giúp da khỏe mạnh và tươi sáng hơn.
Nếu có nhu cầu được tư vấn thêm về sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva cũng như giải đáp thắc mắc về tình trạng mụn trứng cá, thâm sẹo mụn cũng như các vấn đề sinh lý, các bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1190 để kết nối với Dược sĩ một cách nhanh chóng nhất.
Để đặt mua sản phẩm Dầu hoa anh thảo Oeneva, bạn xem TẠI ĐÂY
Nguồn tham khảo
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/322318
- https://www.healthline.com/health/treat-pimple-on-neck