Rối loạn nội tiết tố không còn là thuật ngữ xa lạ với nhiều người. Tình trạng này đã và đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống, tinh thần của không ít chị em phụ nữ và cả đấng mày râu. Vậy rối loạn nội tiết có nguy hiểm không? Hãy cùng Oeneva tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu nhanh về rối loạn nội tiết
Các tuyến nội tiết được phân bố rải rác trên cơ thể, có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone với chức năng khác nhau. Chúng chịu trách nhiệm chi phối nhiều hoạt động như trao đổi chất, chức năng sinh sản, tâm trạng,…
Rối loạn nội tiết là tình trạng xảy ra khi các tuyến nội tiết sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, gây rối loạn chức năng các cơ quan tương ứng.
Tình trạng này xuất hiện phổ biến nhất ở tuổi dậy thì, nam giới sau độ tuổi 40; thời kỳ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh và mãn kinh ở nữ giới. Ngoài ra, thủ thuật nạo hút thai hay một số bệnh lý, tổn thương hoặc khối u xuất hiện cũng gây ra rối loạn nội tiết.
Khi bị rối loạn nội tiết, cơ thể sẽ có những thay đổi nhất định, ví dụ như: đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, tăng cân, hay cáu gắt, nổi mụn, da nám sạm, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm ham muốn tình dục, loãng xương, thay đổi lượng đường hoặc cholesterol trong máu…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Khám nội tiết tố gồm những bước nào?
2. Rối loạn nội tiết tố có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nội tiết tố (hormone) chi phối đến hầu hết các hoạt động diễn ra bên trong cơ thể, chính vì vậy tình trạng rối loạn nội tiết sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe, diện mạo và tâm sinh lý. Cụ thể:
- Diện mạo: Những thay đổi dễ nhận thấy nhất qua vẻ bề ngoài khi bị rối loạn nội tiết có thể kể đến như mụn trứng cám, da nám sạm, lỗ chân lông to, rụng tóc (thậm chí dẫn đến hói đầu), tăng cân mất kiểm soát gây béo phì hoặc sụt cân đột ngột. Những thay đổi này có thể làm nảy sinh tâm lý tự ti, e ngại trong giao tiếp, từ đó ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. (☛ Tìm hiểu thêm: Vì sao rối loạn nội tiết gây béo phì? Cải thiện bằng cách nào?)
- Tâm lý: Bên cạnh đó, tình trạng thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt, nóng giận vô cớ, giảm trí nhớ và khả năng tập trung sẽ dẫn đến stress, thậm chí là trầm cảm, suy nhược cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các vấn đề giao tiếp xã hội,… từ đó giảm hiệu suất công việc, chất lượng đời sống.
- Sinh lý: Rối loạn nội tiết cũng dẫn đến suy giảm chức năng sinh lý. Tình trạng này gây lãnh cảm, khô hạn, đau rát khi quan hệ ở nữ giới, xuất tinh sớm và rối loạn cương dương ở nam giới,… Điều này đã tác động tiêu cực đến đời sống chăn gối của không ít cặp vợ chồng, là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tâm lý và rạn nứt tình cảm trong hôn nhân.
- Gây bệnh nội tiết: Trong trường hợp nghiêm trọng, rối loạn nội tiết có thể gây ra những căn bệnh điển hình, khiến sức khỏe giảm sút như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, u xơ, u buồng trứng, suy tuyến yên – nguyên nhân dẫn đến các vấn đề khác về chức năng sinh sản ở cả nam và nữ (vô sinh, hiếm muộn),…
Một số trường hợp rối loạn nội tiết xảy ra tạm thời do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc thay đổi đồng hồ sinh học do đổi lịch sinh hoạt – làm việc, đi du lịch đến các quốc gia khác nhau,… sau một thời gian cơ thể sẽ tự điều chỉnh hormone cân bằng trở lại nên không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, khi các triệu chứng rối loạn nội tiết kéo dài thì bạn nên chủ động đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên biệt.
3. Các bệnh rối loạn nội tiết điển hình
Một số bệnh rối loạn nội tiết điển hình:
3.1. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là bệnh lý nội tiết liên quan đến rối loạn chuyển hóa mãn tính khi cơ thể bị thiếu hụt hoặc không sử dụng được insulin để chuyển hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường được chia thành 2 loại:
- Tiểu đường type 1: Cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến mức đường huyết cao
- Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể không đáp ứng hiệu quả với insulin. Điều này có nghĩa là bên trong cơ thể có đủ insulin, thậm chí còn ở mức cao nhưng chúng không phát huy tác dụng chuyển hóa glucose, khiến đường huyết tăng cao.
Khi bị đái tháo đường người bệnh sẽ có những biểu hiện: thường xuyên cảm thấy khát, uống nhiều nước, ăn nhiều, sụt cân, hoa mắt, chóng mặt, vết thương lâu lành,… Đặc biệt nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, suy giảm thị lực, cao huyết áp,… thậm chí suy thận, mù lòa, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
3.2. Suy tuyến sinh dục
Đây là tình trạng thường gặp, xảy ra ở cả nam và nữ. Cụ thể, tuyến sinh dục ở nam giới là tinh hoàn còn ở nữ giới là buồng trứng. Chúng đều là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất ra các hormone sinh dục mang đặc điểm giới tính và chức năng sinh sản. Một khi bị suy tuyến sinh dục thì chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể:
Suy tuyến sinh dục nam: Bệnh lý phổ biến ở nam giới sau 40 tuổi. Đây cũng là hệ quả của quá trình suy thoái tự nhiên, khiến phái mạnh gặp phải các vấn đề về chức năng tình dục như không thể cương dương, khó xuất tinh, xuất tinh sớm,… Bên cạnh đó căn bệnh này cũng khiến nam giới khó đạt khoái cảm hơn khi “quan hệ”, thậm chí mất hoàn toàn hứng thú tình dục.
Suy tuyến sinh dục ở nữ: Xảy ra do quá trình suy giảm các hormone sinh dục, đặc biệt nhất là estrogen. Bệnh xuất hiện chủ yếu trong các giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, gây giảm ham muốn, khô âm đạo, rối loạn rụng trứng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh.
3.3. Suy tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ, nằm phía trên hai bên thận. Các hormone do tuyến thượng thận sản xuất ra như adrenaline và steroid aldosterone và cortisol đều có vai trò quan trọng trong chức năng sống của cơ thể.
Suy tuyến thượng thận là tình trạng tuyến thượng thận sản sinh ra quá ít cortisol, gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi với hai dạng chính: Suy tuyến thượng thận nguyên phát (Addison) và suy tuyến thượng thận thứ phát.
Cả hai dạng suy tuyến thượng thận đều làm người bệnh gặp các vấn đề về sức khỏe như: yếu cơ, mệt mỏi, sút cân, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, tụt huyết áp nghiêm trọng, tay chân run, vã mồ hôi, hồi hộp, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt,…
Tuy nhiên, suy tuyến thượng thận nguyên phát còn làm bệnh nhân bị sạm da nhiều hơn dù không tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là các vùng da bị sẹo hoặc nhiều nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối, môi, niêm mạc,…
3.4. Viêm tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ngay phía trước cổ, là tuyến nội tiết lớn và có vai trò quan trọng nhất với cơ thể. Viêm tuyến giáp có thể xảy ra do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, khiến tuyến giáp bị sưng, dẫn đến tình trạng hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc giảm hoạt động (gọi là suy giáp). Trong đó:
Cường giáp là thuật ngữ chỉ tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, làm cho tim co bóp nhanh và mạnh hơn, từ đó khiến tế bào cơ tim bị suy kiệt, lâu dần dẫn đến suy tim. Khi mắc chứng cường giáp, sức khỏe và tinh thần của người bệnh sẽ chịu nhiều ảnh hưởng như: khó ngủ, hay cáu gắt, dễ bị trầm cảm, chóng mặt, ngất, mắt lồi, ngón tay run, teo cơ, sút cân nhanh, nhịp tim loạn và nhanh bất thường,… Nếu các hormone tuyến giáp không được kiểm soát tốt, liên tục tăng lên, cơ thể bệnh nhân sẽ suy kiệt nhanh chóng và dẫn tới tử vong.
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất ra lượng hormone quá ít, khiến các hoạt động chuyển hóa bị trì trệ, làm tổn thương mô và các cơ quan trong cơ thể. Theo thống kê, nữ giới có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn so với nam giới. Nếu không được can thiệp điều trị đúng cách, người bệnh sẽ đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng thai kỳ: gia tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và tiền sản giật
- Bệnh tim mạch: Khả năng co bóp của tim giảm, khiến các cơ quan trong cơ thể không nhận được lượng máu cần thiết
- Bướu cổ: Khi bị suy giáp, cơ thể có xu hướng tăng cường kích thích lên tuyến giáp để yêu cầu cơ quan này sản xuất thêm hormone, đây chính là nguyên nhân dẫn đến bướu cổ.
- Bệnh thần kinh ngoại biên: Suy giáp có thể làm tổn thương thần kinh ngoại biên, khiến người bệnh bị đau, tê, ngứa, teo cơ và mất kiểm soát cơ vận động
- Vô sinh: Tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp lâu ngày ở nữ giới sẽ ức chế quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng sinh sản.
3.5. Suy tuyến yên
Tuyến yên là cơ quan quan trọng, sản xuất ra nhiều loại hormone không thể thiếu với cơ thể như: Hormone tăng trưởng (GH), hormone hướng sinh dục (LH và FSH), hormone hướng vỏ thượng thận, hormone kích thích tuyến giáp,…
Tình trạng suy tuyến yên sẽ khiến một hoặc nhiều hormone tuyến yên không được sản xuất đầy đủ, làm ảnh hưởng tới chức năng của tuyến nội tiết khác chịu sự chi phối của tuyến yên bao gồm: tuyến giáp, tuyến thượng thận, buồng trứng và tinh hoàn.
Do tuyến yên chi phối hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể nên khi tuyến nội tiết này suy giảm sẽ kéo theo các triệu chứng khá đa dạng. Cụ thể:
- Thiếu hormone hướng sinh dục: Rụng dần lông trên cơ thể cả nam và nữ (bao gồm cả lông nách và lông mu); vô kinh, mãn kinh sớm, bốc hỏa, khô âm đạo ở nữ giới; giảm cường dương ở nam giới. Đa phần các bệnh nhân thiếu hormone này đều bị vô sinh.
- Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận: Mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân, buồn nôn, huyết áp thấp, da tái – xanh xao,…
- Thiếu hormone kích thích tuyến giáp: Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, tăng cân, táo bón, da khô và dày, chịu lạnh kém,…
- Thiếu hụt hormone tăng trưởng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đau đầu và mất thị lực nhanh chóng. Trẻ thiếu hụt hormone này sẽ bị lùn, chậm phát triển, béo phì và có làn da nhăn nheo.
Suy tuyến yên là bệnh lý mãn tính, người bệnh phải chung sống với nó suốt đời và cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc điều trị.
3.6. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang là bệnh nội tiết điển hình và là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Phụ nữ mắc hội chứng này thường bị vô kinh (không có kinh nguyệt liên tục trong 3 tháng) do trứng không thể rụng đều đặn theo chu kỳ. Bên trong buồng trứng có chứa các nang nhỏ không phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Rối loạn chức năng buồng trứng xuất hiện ở trẻ em gái trong độ tuổi dậy thì 12-16 tuổi.
Biến chứng nguy hiểm nhất của hội chứng buồng trứng đa nang là tăng sản nội mạc tử cung, trong 2,5% trường hợp gây ra sự phát triển của ung thư nội mạc tử cung.
Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được tìm ra nhưng các nhà khoa học thấy rằng nó có tính chất di truyền và liên quan nhiều tới nội tiết sinh dục. Cụ thể:
- Rối loạn hoạt động của vùng dưới đồi và tuyến yên – những khu vực của não điều chỉnh việc sản xuất hormone. Hoạt động của tuyến thượng thận và buồng trứng, sự tổng hợp các hormone tạo hoàng thể (LH) và kích thích nang trứng (FSH), ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trứng và sự giải phóng trứng khỏi nang trứng, phụ thuộc vào chúng. Các cơ quan này hoạt động không đúng cách sẽ dẫn đến mất cân bằng: mức độ hormone hoàng thể tăng cao, kết quả là cơ thể người phụ nữ sản sinh ra nhiều hormone nam hơn.
- Vi phạm trong công việc của chính tuyến thượng thận.
- Buồng trứng hoạt động không đúng chức năng, bao gồm cả do viêm phần phụ.
- Tuyến tụy hoạt động không chính xác, do đó hình thành nên tình trạng kháng insulin. Insulin dư thừa dẫn đến tăng sản xuất LH. Chính tình trạng kháng insulin là nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ mắc PCOS (triệu chứng này xảy ra ở khoảng 40% bệnh nhân).
4. Oeneva – giải pháp điều hòa nội tiết từ thiên nhiên
Oeneva là viên uống cân bằng nội tiết dùng được cho cả nam và nữ từ 12 tuổi trở lên. Nhờ công thức ưu việt cùng các thành phần thiên nhiên quý giá như dầu hoa anh thảo Oeneva, dầu hạt lanh cùng vitamin E và Alpha lipoic acid, Oeneva đã nhận được sự ủng hộ đông đảo người tiêu dùng trong suốt thời gian vừa qua.
Dầu hoa anh thảo trong Oeneva được chiết xuất từ Oenothera biennis – một loài thảo dược vốn được mệnh danh là “thần dược” chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, đồng thời có khả năng cân bằng nội tiết tố “siêu đỉnh”. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng các acid béo dồi dào trong Oenothera, đặc biệt là Gamma linolenic acid (GLA) có tác dụng điều hòa quá trình sản xuất và cân bằng hormone trong cơ thể, qua đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn nội tiết tố gây ra.
Không những vậy, Oenothera còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh ở nữ giới, đồng thời ngăn ngừa lão hóa, cải thiện tình trạng da nám sạm, mụn trứng cá, kích thích mọc tóc, giúp tóc chắc khỏe hơn,…
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Oeneva, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua Oeneva giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin về tình trạng rối loạn nội tiết Oeneva cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Hãy chú ý theo dõi sức khỏe và chủ động thăm khám ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị rối loạn nội tiết. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc!