Uống gì để kinh nguyệt ra nhiều là vấn đề khiến nhiều chị em băn khoăn vì không phải ai cũng biết những loại thức uống ngon, tốt cho sức khỏe trong chu kỳ kinh nguyệt. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu 20 loại thức uống đơn giản, hấp dẫn dành cho các chị em nhé.
Nội dung bài viết
- 1. Nước lọc ấm
- 2. Nước cam vắt
- 3. Sữa ấm
- 4. Sữa đậu nành
- 5. Sữa nghệ
- 6. Trà gừng quế
- 7. Trà hoa cúc
- 8. Trà gạo rang
- 9. Trà mật ong cam
- 10. Trà atiso tươi
- 11. Nước ép củ dền
- 12. Nước ép dứa
- 13. Nước ép cà rốt
- 14. Nước ép cần tây
- 15. Nước ép táo
- 16. Trà kombucha
- 17. Sinh tố rau má đậu xanh
- 18. Sinh tố chuối
- 19. Sinh tố đu đủ
- 20. Sinh tố bơ
1. Nước lọc ấm
Tác dụng: Nước lọc tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng lại mang đến nhiều lợi ích khi chị em đến kỳ đèn đỏ. Một nghiên cứu đã được thực hiện ở Iran cho thấy những tình nguyện viên nữ uống đủ nước trong chu kỳ kinh nguyệt giảm đáng kể việc sử dụng thuốc giảm đau và cường độ cơn đau bụng kinh [1]. Bổ sung đủ nước còn cải thiện lưu thông máu của cơ thể và giúp máu kinh ra đều hơn.
Nguyên liệu: nước lọc
Cách thực hiện:
- Làm ấm nước đến khoảng 50 – 60 độ.
- Uống từ 1,5 – 2 lít nước tùy theo nhu cầu của cơ thể bạn. Chia ra thành nhiều lần uống trong ngày.
Hỏi đáp: Chỉ uống nước lọc có giúp da trắng hơn?
2. Nước cam vắt
Tác dụng: Cam là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời bởi đây là chất chống oxy hóa tự nhiên giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể. Từ xa xưa, nước cam đã được sử dụng khi phụ nữ đến tháng để điều trị rối loạn kinh nguyệt, giúp kinh nguyệt ra nhiều và đều đặn [2].
Nguyên liệu: cam vàng 2 quả, đường.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch vỏ cam, bổ đôi quả theo chiều ngang.
- Lấy nửa quả úp ngược lên dụng cụ vắt cam và dùng lực nén để vắt lấy nước.
- Đổ nước cam ra cốc, điều chỉnh hương vị với đường rồi thưởng thức.
Có thể bạn quan tâm: Kỳ kinh nguyệt uống rượu có ảnh hưởng gì không?
3. Sữa ấm
Tác dụng: Sữa là một trong những nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể. Uống sữa trong những ngày đèn đỏ sẽ cung cấp cho chị em đủ năng lượng để không bị mệt mỏi hay khó chịu do sự thay đổi hormon.
Nguyên liệu: sữa bò hoặc các loại sữa hạt như sữa óc chó, sữa hạnh nhân, sữa hạt macca…
Cách thực hiện:
- Đổ sữa vào nồi rồi đặt lên bếp.
- Đun với lửa lớn, đến khi sữa vừa nổi bong bóng thì tắt bếp ngay. Không nên đun sữa trong thời gian quá lâu vì có thể làm biến chất những thành phần dinh dưỡng có trong sữa.
- Rót sữa ra cốc và thưởng thức.
4. Sữa đậu nành
Tác dụng: Đậu nành là thực vật với hàm lượng lớn isoflavon, đây là hoạt chất sinh học có đặc tính estrogen tương tự như estrogen trong cơ thể. Uống sữa đậu nành không chỉ giúp điều hòa nội tiết tố, giảm đau bụng kinh, giúp kinh nguyệt ra nhiều mà thường xuyên uống loại thức uống này còn giảm tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính như ung thư vú, loãng xương… [3]
Nguyên liệu: đậu nành 1kg, đường trắng 300g, nước lọc.
Cách thực hiện:
- Ngâm đậu nành trong nước ấm và để hạt nở hoàn toàn trong 8 – 10 tiếng.
- Sau khi ngâm và hạt đã nở hết, dùng tay chà xát để làm sạch lớp vỏ bên ngoài.
- Rửa lại 1 – 2 lần để xả sạch phần bọt.
- Cho đậu nành vào máy xay sinh tố cùng 350ml nước lọc, xay đến khi nhuyễn mịn. Nếu muốn có thêm hương vị, bạn có thể thêm mè trắng hoặc lạc vào xay cùng.
- Đổ đậu nành vừa xay vào túi vải sạch, lọc hết cặn để thu được phần sữa nguyên chất.
- Tiếp tục cho sữa vào nồi, bổ sung 350 – 500ml nước tùy sở thích uống đặc hay loãng rồi đun sôi với lửa to. Lưu ý thường xuyên vớt bọt sữa trên bề mặt.
- Khi thấy sữa nổi bọt lăn tăn thì hạ lửa nhỏ, thêm đường trắng vào sữa cho vừa khẩu vị và khuấy đều. Đun thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
- Bảo quản sữa trong chai, lọ sạch, đậy kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh.
5. Sữa nghệ
Tác dụng: Nghệ với hoạt chất chính curcumin rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa. Uống sữa nghệ còn giúp chị em giảm những cơn co thắt tử cung khó chịu khi đến tháng.
Nguyên liệu: tinh bột nghệ 2 – 3 thìa, sữa tươi không đường 250ml, sữa đặc.
Cách thực hiện:
- Bắc nồi lên bếp, cho 250ml sữa tươi không đường vào và đun ở lửa liu riu.
- Khi sữa đã ấm, cho tinh bột nghệ và sữa đặc vào và khuấy đều.
- Đun 5 phút cho hỗn hợp hòa tan hoàn toàn, sau đó đổ sữa ra ly và thưởng thức.
6. Trà gừng quế
Tác dụng: Gừng và quế đều là những nguyên liệu quý trong Đông y mang đến tác dụng làm ấm cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.
Nguyên liệu: gừng 2 củ, quế 30g, đường nâu 200g, đường trắng 100g, nước lọc.
Cách thực hiện:
- Gừng cạo sạch vỏ, rửa với nước rồi thái thành lát mỏng.
- Quế chà sạch phần bẩn bên ngoài rồi rửa với nước.
- Chuẩn bị khoảng 1 lít nước, cho gừng và quế vào rồi đun với lửa lớn khoảng 40 phút.
- Dùng rây vớt bỏ xác gừng, quế và lấy phần nước.
- Cho vào nồi đường nâu và đường trắng sao cho hợp khẩu vị, đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
7. Trà hoa cúc
Tác dụng: Theo Y học cổ tuyền, hoa cúc có tác dụng trị đau mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ. Với chị em trong chu kỳ kinh nguyệt, uống trà hoa giúp sẽ giúp thư giãn cơ thể, giảm cảm giác mệt mỏi, giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Y khoa Archives of Gynecology and Obstetrics của Mỹ [1], các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống một thìa mật ong hàng ngày trong hai tuần trước chu kỳ kinh nguyệt sẽ có hiệu quả giảm đau tương đương với việc sử dụng acid mefenamic trong giảm đau bụng kinh
Đọc thêm: Lưu ý khi pha mật ong uống trong kỳ kinh?
Nguyên liệu: hoa cúc khô 50g, mật ong, nước sôi.
Cách thực hiện:
- Cho nước sôi và hoa cúc vào bình trà, tráng qua với nước sôi.
- Thêm nước sôi vào bình, ủ khoảng 10 – 15 phút.
- Rót trà ra cốc, thêm mật ong theo sở thích rồi thưởng thức.
8. Trà gạo rang
Tác dụng: Trà gạo rang là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, giúp chị em nạp năng lượng trong những ngày đến kỳ mệt mỏi.
Nguyên liệu: gạo 1 bát, trà túi lọc 1 túi, đường phèn.
Cách thực hiện:
- Vo gạo khoảng 2 – 3 lần rồi để cho ráo nước.
- Chuẩn bị một chiếc chảo, cho gạo vào rang ở lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi gạo chuyển sang màu vàng cánh gián thì tắt bếp.
- Đổ gạo vào nồi có sẵn 500ml nước và nấu đến khi sôi.
- Thêm đường phèn vào nồi nước, khuấy đều và điều chỉnh để có độ ngọt vừa ý.
- Tắt bếp, cho 5 túi trà vào nồi nước rồi ủ khoảng 15 phút.
- Để nguội trà, bỏ cả túi trà và phần gạo rang bên dưới. Cho trà vào chai sạch và bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
9. Trà mật ong cam
Tác dụng: Trà mật ong cam rất dễ uống, bổ sung cho chị em nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt khi đến chu kỳ kinh nguyêt khó chịu.
Nguyên liệu: mật ong 2 thìa, trà túi lọc 2 túi, cam 1 quả, đường.
Cách thực hiện:
- Cam rửa sạch vỏ, cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt.
- Cho trà túi lọc vào cốc thủy tinh cùng nước nóng rồi hãm trong 10 – 15 phút.
- Thêm nước cam, mật ong vào trà đã ngâm, bổ sung đường theo sở thích rồi thưởng thức.
10. Trà atiso tươi
Tác dụng: Trà atiso là một thức uống lành tính, rất tốt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nhờ tác dụng thanh lọc cơ thể, điều hòa hormon, giảm đau bụng kinh.
Nguyên liệu: atiso tươi 1 bông, táo đỏ 100g, kỷ tử 100g
Cách chế biến:
- Chẻ đôi bông atiso, loại bỏ phần nhụy bên trong rồi rửa sạch với nước.
- Táo đỏ và kỷ tử rửa sơ, để ráo.
- Bắc nồi lên bếp với 1,5 lít nước, cho bông atiso, táo đỏ, kỷ tử vào rồi đun ở lửa nhỏ trong 30 phút. Đến khi bạn thấy các bẹ lá của bông atiso mềm, táo đỏ và kỷ tử nở hết là được.
11. Nước ép củ dền
Tác dụng: Củ dền là loại thực phẩn dân dã nhưng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin B6, canxi, sắt, magie, phốt pho, đồng, kẽm, củ dền mang đến nhiều công dụng như kích thích hệ thống miễn dịch, giảm stress oxy hóa, hạn chế viêm nhiễm, rất phù hợp với chị em phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu: củ dền 500g, đường.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch củ dền, gọt vỏ rồi cắt nhỏ.
- Cho củ dền vào máy ép lấy nước, pha thêm với đường rồi thưởng thức.
12. Nước ép dứa
Tác dụng: Bromelain là enzym được tìm thấy trong quả dứa đã được áp dụng nhiều trong lĩnh vực y học, đặc biệt là các bệnh tim mạch, truyền nhiễm, ung thư [4]. Trong chu kỳ kinh nguyệt, uống nước ép dứa sẽ giúp làm mềm niêm mạc tử cung, giảm đau bụng kinh và giúp kinh nguyệt ra nhiều.
Nguyên liệu: dứa 1 quả, đường, nước lọc.
Cách thực hiện:
- Dứa gọt vỏ, cắt sạch mắt và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cho rứa vào máy ép lấy nước. Hòa tan nước dứa với đường và nước lọc để có độ ngọt và loãng theo yêu cầu.
13. Nước ép cà rốt
Tác dụng: Nước ép cà rốt là thức uống đơn giản, ngon miệng. Nhờ hàm lượng lớn beta caroten (tiền chất của vitamin A), uống nước ép cà rốt sẽ giúp chị em giảm triệu chứng đau bụng kinh, hỗ trợ lưu thông máu và điều hòa kinh nguyệt.
Nguyên liệu: cà rốt 500g, đường, nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Cà rốt nạo sạch vỏ, rửa sạch và cắt bỏ đầu cuống.
- Cắt cà rốt thành những miếng nhỏ rồi cho vào máy ép lấy nước.
- Rót phần nước ép cà rốt ra cốc, thêm một chút nước cốt chanh, đường rồi khuấy đều và thưởng thức.
14. Nước ép cần tây
Tác dụng: Cần tây là loại thực phẩm rất tốt cho chị em trong những ngày đèn đỏ. Với lượng lớn vitamin B, C, K, uống nước ép cần tây sẽ giúp chị em điều hòa kinh nguyệt và ngăn ngừa thiếu máu.
Nguyên liệu: cần tây 500g, chanh 1 quả, mật ong
Cách thực hiện:
- Cần tây rửa sạch, cắt khúc. Chanh vắt lấy nước.
- Cho cần tây vào máy ép lấy nước. Hòa tan nước ép cần tây với nước cốt chanh và mật ong.
- Thưởng thức nước ép cần tây 1 – 2 ly mỗi ngày.
15. Nước ép táo
Tác dụng: Táo chứa nguồn chất dinh dưỡng đa dạng với acid malic, acid tartaric, caroten, vitamin nhóm A, C, B và nhiều nguyên tố canxi, magie, sắt, kali, phốt pho… Khi sức khỏe bị suy giảm trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể uống nước ép táo để bồi bổ cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch và giúp kinh nguyệt ra đều đặn.
Nguyên liệu: táo 4 quả, đường, nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Táo rửa sạch để ráo nước rồi gọt vỏ. Cắt táo thành những miếng nhỏ và loại bỏ phần hạt.
- Cho táo vào máy ép trái cây. Sau đó pha nước ép táo với đường và nước cốt chanh. Có thể pha thêm nước lọc nếu bạn muốn uống loãng.
16. Trà kombucha
Tác dụng: Trà kombucha là loại thức uống lên men khá phổ biến trong thời gian gần đây với nhiều tác dụng cho sức khỏe như: ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân, tốt cho tim mạch. Do đó, trà kombucha trong chu kỳ kinh nguyệt là một loại thức uống hấp dẫn với nhiều chị em và giúp kinh nguyệt ra nhiều, ổn định.
Nguyên liệu: con men Scoby, trà (bạn có thể dùng các loại trà túi lọc), đường, chai/bình thủy tinh lớn, vải/khăn mỏng dạng lưới, nước ép trái cây tùy sở thích.
Cách thực hiện:
- Hãm trà với nước sôi và đun trên bếp để thu được khoảng 2 lít trà.
- Cho trà vào chai/bình thủy tinh, thêm đường theo sở thích rồi khuấy tan.
- Đợi cho trà nguội hẳn thì thả con men Scoby vào, dùng vải/khăn đậy miệng bình và đậy nắp.
- Để bình trà ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 7 – 10 ngày.
- Cho khoảng 1 – 2 muỗng canh nước ép vào chai thủy tinh, thêm trà kombucha đã được ủ rồi để thêm 1 – 2 ngày nữa.
- Cuối cùng, bảo quản trà trong tủ lạnh và thưởng thức.
17. Sinh tố rau má đậu xanh
Tác dụng: Rau má có chứa nhiều chất dinh dưỡng như magie, kẽm, kali, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, điều hòa kinh nguyệt của chị em phụ nữ.
Nguyên liệu: rau má 500g, đậu xanh (đã bỏ vỏ) 150g, sữa đặc, nước lọc.
Cách thực hiện:
- Ngâm đậu xanh trong 4 – 5 tiếng cho hạt nở hoàn toàn, cho vào nồi hấp chín trong 30 phút.
- Rau má rửa sạch, ngắt bỏ bớt phần thân rồi để cho ráo nước.
- Cho rau má vào máy xay sinh tố và 1 lít nước lọc, xay nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp vừa xay qua rây để lọc bỏ phần bã.
- Cho đậu xanh đã hấp chín, sữa đặc, nước rau má vào máy xay rồi tiếp tục xay nhuyễn đều.
- Rót sinh tố rau má đậu xanh ra cốc để thưởng thức.
18. Sinh tố chuối
Tác dụng: Chuối chứa thành phần acid folic giúp tái tạo các tế bào máu mới, rất hữu ích trong phòng ngừa bệnh thiếu máu. Trong chu kỳ kinh nguyệt, uống sinh tố chuối sẽ giúp chị em điều hòa đường tiêu hóa, giảm đau bụng kinh, giúp giấc ngủ ngon hơn. Thành phần tryptophan trong chuối còn có thể giúp điều hòa tâm trạng của các bạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên liệu: chuối chín 2 quả, sữa tươi không đường 100ml, sữa đặc.
Cách thực hiện:
- Bóc vỏ và cắt chuối thành từng miếng nhỏ.
- Cho chuối vào máy xay sinh tố cùng sữa tươi không đường và sữa đặc theo sở thích.
- Xay nhuyễn hỗn hợp trong 3 – 5 phút rồi rót và ly để thưởng thức.
19. Sinh tố đu đủ
Tác dụng: Đu đủ có vị ngọt, hương thơm, không chỉ giúp ích cho việc giảm cân mà còn giúp chị em giảm những cơn đau bụng kinh khó chịu.
Nguyên liệu: đu đủ 1 quả, sữa tươi 200ml, sữa đặc.
Cách thực hiện:
- Đu đủ rửa sạch, gọt vỏ, nạo bỏ hạt bên trong rồi cắt thành những miếng nhỏ.
- Cho đu đủ và sữa tươi, sữa đặc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn các nguyên liệu.
- Rót sinh tố ra cốc thủy tinh rồi thưởng thức trực tiếp hoặc làm mát trong tủ lạnh.
20. Sinh tố bơ
Tác dụng: Quả bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin K, C, E, folate, kali giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân. Chị em trong chu kỳ kinh nguyệt có thể uống sinh tố bơ để nạp năng lượng cho cơ thể đang mệt mỏi, uể oải.
Nguyên liệu: bơ chín 1 quả, sữa tươi 100ml, sữa đặc.
Cách thực hiện:
- Dùng dao cắt đôi quả bơ, bỏ hạt. Cắt bơ thành từng miếng nhỏ và lột bỏ vỏ.
- Cho bơ, sữa tươi, sữa đặc vào máy xay sinh tố, xay đến khi được hỗn hợp sánh mịn.
Bài viết trên đây đã giúp nhiều chị em trả lời cho câu hỏi uống gì để kinh nguyệt ra nhiều. Mời bạn đọc tiếp: 25 món ăn bồi bổ cho phụ nữ tới tháng.
Nguồn tham khảo:
- [1] https://bmcwomenshealth.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12905-021-01184-w
- [2] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26907240/
- [3] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26565435/
- [4] https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34959865/