Tâm sự cùng con gái là một trong những trở ngại khiến các bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là con gái tuổi dậy thì. Nguyên nhân của khó khăn này có thể do con cái ngại chia sẻ hoặc do các bậc phụ huynh chưa biết cách tâm sự với con đúng cách. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Oeneva tìm hiểu 9 cách tâm sự với con gái tuổi dậy thì nhé.
1. 9 cách tâm sự với con gái tuổi dậy thì
Dưới đây là 9 cách tâm sự với con gái tuổi dậy thì dành cho các bậc cha mẹ đơn giản giúp gắn kết tình cảm trong gia đình.
1.1. Chọn thời điểm phù hợp để chia sẻ
Chọn thời điểm phù hợp để nói chuyện, tâm sự với con gái tuổi dậy thì là yếu tố đầu tiên các bậc phụ huynh nên quan tâm.
Sau một ngày dài học tập ở trường học, đôi lúc trẻ sẽ thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi khi trở về nhà hoặc muốn dành những khoảng thời gian riêng cho bản thân. Lúc này, các bậc cha mẹ hãy để con được thoải mái nghỉ ngơi trong không gian riêng của con mà không nên làm phiền con quá nhiều.
Hãy tranh thủ thời gian trong bữa cơm gia đình để thể hiện sự quan tâm của cha mẹ tới con cái bằng những câu hỏi đơn giản và sẵn sàng lắng nghe những câu chuyện của con.
Ngoài ra, vào những cuối tuần hoặc ngày nghỉ, cha mẹ cũng có thể tạo ra những hoạt động để con cái cùng tham gia như đi dã ngoại, đi ăn một nhà hàng mới… để giúp cho tình cảm gia đình thêm gắn kết và hiểu hơn về con gái tuổi dậy thì.
1.2. Tạo ra những chủ đề mà con thích nói chuyện
Con cái luôn tỏ vẻ hào hứng và vui vẻ hơn khi nhắc đến sở thích của bản thân. Do đó, chỉ cần một chút tinh ý thôi chắc chắn các bậc cha mẹ sẽ nắm được sở thích của con và giúp con cởi mở hơn khi nói chuyện với cha mẹ.
Một số sở thích của giới trẻ hiện nay như idol Hàn Quốc, nhân vật truyện tranh, nhân vật trong trò chơi… có thể không phù hợp với các bậc cha mẹ, tuy nhiên, hãy luôn tôn trọng con cái nếu đó không phải sở thích có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Khi đã nắm được sở thích của con rồi thì các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu câu chuyện từ những vấn đề liên quan đến thần tượng, sách truyện… và từ đó giúp con cởi mở để chia sẻ nhiều câu chuyện hơn.
Đọc thêm: Tìm hiểu tâm lý của con gái khi ở tuổi dậy thì
1.3. Luôn lắng nghe con và không đánh giá hay phán xét
Kỹ năng lắng nghe tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có một số bậc phụ huynh chưa thực hiện đúng cách khi nói chuyện với con gái tuổi dậy thì.
Các cha mẹ hãy nhớ rằng tuổi dậy thì là thời gian con có tính cách nhạy cảm, có cái tôi lớn, do đó, để có thể trở thành một người bạn của con, hãy kiên nhẫn trong các cuộc trò chuyện, thể hiện thái độ thân mật, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con. Sau khi đã hiểu các tâm sự của con gái, cha mẹ có thể từ từ phân tích để con hiểu đúng sau là như thế nào.
1.4. Lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp
Trò chuyện trực tiếp là phương pháp cơ bản nhất nhưng không hề đơn giản. Nếu khi cha mẹ bận rộn và chưa có điều kiện để thường xuyên tương tác với con cái mỗi ngày, cha mẹ cũng có thể gửi tin nhắn để hỏi thăm và giúp đỡ con khi cần thiết. Ngoài ra, viết thư tay cho con cũng có việc làm ý nghĩa giúp gắn kết tình cảm trong gia đình.
1.5. Trò chuyện với con như bạn bè thay vì cứng rắn
Nhiều bậc phụ huynh có tính cách cứng rắn, nghiêm khắc có thể khiến con lo sợ và không muốn chia sẻ những câu chuyện riêng. Hay một số phụ huynh thường so sánh cuộc sống của con với nỗi vất vả, khó khăn của người đi trước khiến con cảm thấy khó chịu và không thoải mái.
Do đó, để con sẵn sàng và thoải mái tâm sự, chia sẻ với cha mẹ, cha mẹ nên mở lòng với con và đóng vai trò vừa là phụ huynh, vừa là bạn thân sẵn sàng bên cạnh con dù mọi chuyện có như thế nào.
1.6. Cảm thông, động viên, hỗ trợ con kịp thời
Động viên, khen ngợi con là điều đơn giản nhưng sẽ giúp con tự tin hơn vào bản thân của mình.
Hãy dành những phần thưởng nho nhỏ như con mong muốn khi con đạt những thành tích cao trong học tập, điều này sẽ tạo động lực để con cố gắng hơn trong những dấu mốc khác. Đồng thời, hãy luôn cảm thông nếu con mắc sai sót và hỗ trợ con kịp thời để sửa chữa những sai sót đó.
1.7. Dành thời gian cho con và thể hiện cha mẹ quan tâm tới con
Dành thời gian cho con cái sẽ giúp con hiểu tình cảm và mối quan tâm của cha mẹ tới cuộc sống của con.
Các bậc phụ huynh hãy sắp xếp thời gian mỗi ngày, mỗi tuần để ăn uống, tâm sự cùng con, hoặc dành những khoảng thời gian cuối tuần nghỉ ngơi cùng con cái và tổ chức hoạt động như đi dã ngoại, đi xem phim, đi mua sắm… để giúp cả gia đình thêm gắn kết.
1.8. Tôn trọng riêng tư của con
Con gái tuổi dậy thì sẽ có nhiều bí mật hoặc những câu chuyện con muốn giữ lại riêng cho bản thân như tình yêu dành cho bạn cùng lớp.
Tuy nhiên, khi thấy con không muốn chia sẻ, cha mẹ hãy tôn trọng và để cho con không gian riêng tư. Điều cần thiết là dạy cho con những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong cuộc sống để con không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Hỏi đáp: Con gái dậy thì ở tuổi 11 có là quá sớm?
1.9. Làm đẹp cùng con cái
Khi bước vào tuổi dậy thì là khi con gái bắt đầu có nhu cầu làm đẹp như trang điểm, làm tóc hay mặc quần áo đẹp. Khi mẹ thấy con muốn trau chuốt bản thân hãy cùng con làm đẹp và trang điểm phù hợp với lứa tuổi. Điều này sẽ giúp con tự tin cũng như có nhiều thời gian cho mẹ và con cái có thể cùng nhau tâm sự hơn.
Hướng dẫn con cách: Chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
2. Gợi ý cho cha mẹ một số đầu sách hướng dẫn cách giao tiếp, giáo dục con gái ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn con gái có nhiều sự thay đổi về ngoại hình và tính cách, để có thể chủ động kiểm soát và vui vẻ đón nhận giai đoạn này, các bậc cha mẹ cũng như con cái nên trang bị đủ kiến thức cần thiết.
Một số đầu sách dưới đây có thể giúp phụ huynh và các con gái hiểu rõ hơn về tuổi dậy thì.
- Khi con dậy thì, bạn sẽ làm gì? Phương pháp giáo dục con tuổi dậy thì của cha mẹ Nhật – Naoki Ogi
- Vẽ đường cho hươu, cùng con qua tuổi dậy thì – Bác sĩ Nguyễn Lan Hải
- Cẩm nang bé gái tuổi dậy thì, tất tần tật khúc mắc đều có lời giải – Nhiều tác giả
- Chào tuổi dậy thì – Kiến thức về dậy thì dành cho các bạn nữ, BS. Trần Thị Huyên Thảo
- Cẩm nang tuổi dậy thì dành cho bạn giá – Hà Minh
- Tuổi dậy thì có điều gì kỳ diệu? – Yamagata Terue
Lời kết:
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con gái là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho con được lớn lên hạnh phúc. Để thoải mái trò chuyện với nhau, các bậc phụ huynh hãy tham khảo các biện pháp được Oeneva chia sẻ trên đây để kết nối con cái cùng với gia đình nhé.